THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế người dân vùng trồng lúa mùa nổi trước sự thay đổi điều kiện thiên nhiên, trường hợp tại xã vĩnh phước, huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 27 - 31)

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Chiến lược nghiên cứu

Chiến lược nghiên cứu bao gồm các bước sau: (1) Thu thập thông tin thứ cấp và khảo sát sơ bộ để thiết kế bảng câu hỏi. (2) Thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn phương thức khảo sát. (3) Lấy mẫu và thu thập số liệu. (4) Xử lý và phân tích số liệu.

Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự thiết kế

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu đi trước

Nghiên cứu sơ bộ

Thu thập số liệu

Thông tin sơ cấp Thơng tin thứ cấp

Phỏng vấn hộ gia đình Phỏng vấn chính quyền Phỏng vấn chuyên gia, doanh nghiệp

- Số liệu từ UBND xã Vĩnh Phước, UBND huyện Tri Tôn.

- Số liệu từ Sở NN&PTNT - Số liệu từ Cục thống kế

Phân tích số liệu

Viết báo cáo Bối cảnh nghiên cứu

Khảo sát sơ bộ

3.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm bảy phần, liệt kê thông tin về các loại tài sản phục vụ sinh kế, các nguồn thu nhập, chi phí, các tổn thương do cú sốc khơng có lũ, các biện pháp mà gia đình áp dụng để ứng phó, những khó khăn mà họ gặp phải trong q trình đa dạng hóa điều kiện sinh kế, các cú sốc mà họ gặp phải trong một vài năm gần đây hay dự định kế hoạch sinh kế trong tương lai của người nông dân vùng trồng LMN (Phụ lục 21). Nội dung phỏng vấn dựa vào khung sinh kế bền vững DFID (1999), bảng câu hỏi khảo sát dựa vào bảng khung câu hỏi của Nguyễn Xuân Vinh (2014) và Tài liệu hướng dẫn Đánh giá rủi ro liên quan biến đổi khí hậu có sự tham gia của Tổ chức Phát triển Hà Lan (2013).

3.3. Cách thức chọn mẫu và thu thập số liệu

Với mục tiêu nghiên cứu là so sánh tác động của hiện tượng lũ không về đến thu nhập, chi tiêu dẫn đến sự thay đổi đời sống sinh kế người dân vùng trồng LMN, các biện pháp mà những nhóm hộ này áp dụng nhằm làm giảm thiệt hại của hiện tượng này và những khó khăn mà họ gặp phải trong q trình thực hiện. Qua đó, đề tài đánh giá một cách khách quan và khuyến nghị chính sách phù hợp cho người dân vùng trồng LMN.

Dựa vào số liệu được cung cấp từ UBND xã Vĩnh Phước, tác giả lựa chọn ba nhóm hộ gia đình theo các tiêu chí như mức sống hộ gia đình, sinh kế tạo ra thu nhập chính và khu vực mà các hộ đang sinh sống. Về mức sống hộ gia đình, lựa chọn theo ba nhóm hộ nghèo, cận nghèo và không nghèo. Về sinh kế tạo ra thu nhập chính, do hạn chế về thời gian và kinh phí tác giả chỉ chọn ba nhóm đối tượng (LMN – hoa màu, Lúa 2 vụ, Loại hình khác bao gồm các ngành nghề như dịch vụ, sửa chữa cơ khí, làm th, bn bán tạp hóa và nước giải khát) nằm trong đối tượng khảo sát. Về khu vực các hộ đang sinh sống, được lựa chọn tại tất cả 4 ấp trong xã nhằm đảm bảo được tính đại diện của mẫu khảo sát. Tổng số mẫu khảo sát gồm 57 hộ dân, chiếm 13% trên tổng thể 450 hộ dân (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Các tiêu chí lấy mẫu (ĐVT: Hộ gia đình) (ĐVT: Hộ gia đình) Đơn vị hành chính Tổng số hộ Tỷ lệ Tổng thể Mẫu Tổng thể Mẫu Số hộ theo mức sống 450 57 100% 100% Nghèo 96 11 21,3% 19,3% Cận nghèo 56 7 12,4% 12,3% Không nghèo 298 39 66,3% 68,4%

Sinh kế tạo thu nhập

LMN – hoa màu 19 19 4,2% 33,3%

Sản xuất nông nghiệp (Lúa 2 vụ) 195 19 43,3% 33,3%

Loại hình khác (Dịch vụ, sửa chữa cơ khí, làm th, bn bán tạp hóa và nước giải khát) 236 19 52,5% 33,3% Khu vực sinh sống Vĩnh Thành 189 19 42,0% 33,3% Vĩnh Lộc 112 7 24,9% 12,3% An Phước 76 8 16,9% 14,9% Vĩnh Lợi 73 23 16,2% 40,4%

Nguồn: Tổng thể từ UBND xã Vĩnh Phước, tác giả chọn mẫu

Sau khi khảo sát sơ bộ một số hộ dân, tham vấn ý kiến chính quyền địa phương và các chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với thực trạng khu vực nghiên cứu và chiến lược nghiên cứu. Tác giả tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu các hộ gia đình, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 30 đến 60 phút dưới sự hướng dẫn và giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Phước nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng và sự cởi mở hơn của hộ dân trong các cuộc trò chuyện.

3.4. Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn thông tin thứ cấp: các văn bản liên quan về LMN, các thông tin từ UBND xã Vĩnh Phước, UBND huyện Tri Tôn, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê tỉnh An Giang, thông tin từ Internet.

Nguồn thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các hộ dân vùng trồng LMN tại xã Vĩnh Phước thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, những người liên quan như các chuyên gia nghiên cứu về LMN, một số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, phịng NN&PTNT huyện Tri Tơn, đại diện UBND xã Vĩnh Phước.

3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Từ các số liệu thu thập, tổng hợp được từ điều tra, tác giả sẽ tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel. Tiếp theo sử dụng phương pháp phân tích định tính, phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích so sánh từ số liệu đã xử lý để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế người dân vùng trồng lúa mùa nổi trước sự thay đổi điều kiện thiên nhiên, trường hợp tại xã vĩnh phước, huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)