Vĩnh Thành Vĩnh Lộc An Phước Vĩnh Lợi Toàn xã
Số hộ 189 112 76 73 450
Nguồn: UBND xã Vĩnh Phước (2015)
- Vĩnh Phước cũng được xem là xã trọng điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Tri Tôn, với 96,5% người dân sống bằng nghề nông và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vĩnh Phước cũng là xã nghèo nhất của huyện, với tỷ lệ hộ nghèo lên đến 21,3% và số hộ cận nghèo là 13,4% tổng số hộ toàn xã (phụ lục 12). Nơi đây có điều kiện thuận lợi để trồng các loại lúa cao sản như: Jetmin, các giống lúa OM4218, OM4900, OM2517 và các giống cây hoa màu như: khoai lang Nhật, kiệu, dưa hấu, bí hồ lơ, khoai mì… Ngồi ra, cịn có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng như nuôi trồng thủy sản.
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
- Hệ thống đường giao thông nông thôn: Đến nay, xã Vĩnh Phước chỉ có một tuyến đường láng nhựa trên tuyến trục đường chính của trung tâm xã (26 km), các tuyến đường từ các ấp Vĩnh Thành, Vĩnh Lợi và Vĩnh Lộc về trung tâm xã chỉ được đổ đá cấp phối với khoảng cách từ 5 – 20 km.
- Hệ thống điện nơng thơn: Có 434 hộ sử dụng điện lưới (96,4%), riêng điện chiếu sáng công cộng đã được thắp sáng trên tất cả các tuyến đường chính và tại trung tâm xã. - Hệ thống nước sạch: Đến nay, tồn xã có 96% số hộ dân sử dụng nước sạch hợp quy
- Hệ thống thông tin liên lạc: Số hộ sử dụng điện thoại di động và cố định là 100%, sử dụng phương tiện nghe nhìn (tivi, radio) là 98%.
- Y tế: Xã có một trung tâm y tế với 04 phòng bệnh, 01 phòng khám và 16 giường bệnh, với 01 bác sĩ, 04 dược sĩ và 02 điều dưỡng. Trạm y tế xã cũng được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Giáo dục: Hiện nay, xã chỉ có 01 trường tiểu học tại trung tâm UBND xã và một điểm phụ tại ấp Vĩnh Thành nơi có số hộ dân sinh sống nhiều nhất xã, 01 trường mầm non và một trung tâm học tập cộng đồng. Ở các cấp học lớn hơn, các em học sinh phải di chuyển sang các xã lân cận để học, với khoảng cách từ 5 – 25 km.
4.2. Giới thiệu về Lúa mùa nước nổi
4.2.1. Nguồn gốc Lúa mùa nước nổi
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, LMN được trồng chủ yếu ở lưu vực sông Ganges – Brahmputra của Ấn Độ và Banglađec, đồng bằng Irrawaddy của Myanma, các nước hạ lưu sông Mêkông như Campuchia, Việt Nam, đồng bằng Chao Phraya của Thái Lan hay các nước vùng trung du sông Niger khu vực Tây Phi và là nguồn thực phẩm quan trọng của các khu vực này (David Catling, 1992, trích trong Hồ Thanh Bình và đ.t.g, 2014). Trước năm 1975, Việt Nam có khoảng 0,5 triệu ha LMN được trồng chủ yếu ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp mười, riêng tại tỉnh An Giang có khoảng 0,25 triệu ha (Võ Tịng Xn và Matsui, 1998, trích trong Nguyễn Văn Kiền, 2013). Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau như thời gian sinh trường dài, năng suất thấp, giá cả bấp bênh và phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thiên nhiên hay do nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đã làm cho diện tích canh tác LMN ngày càng giảm dần và có nguy cơ tuyệt chủng.
4.2.2. Đặc điểm Lúa mùa nước nổi
Lý do giống lúa này được người nông dân gọi là lúa nổi hay lúa chạy nước vì giống lúa có đặc tính vươn lóng, thân dài ra khi nước lũ dâng cao. Không giống như lúa thường đẻ
nhánh ở gốc, LMN có khả năng đẻ nhánh ở các mắc lóng và các nhánh con vươn dài phát triển theo nước lũ (Lê Thanh Phong và Lê Hữu Phước, 2015, tr 9-10).
Kỹ thuật canh tác LMN khá đơn giản, vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 âm lịch) nông dân làm đất và sạ lúa giống. Khi mưa xuống, cây lúa nẩy mầm và phát triển, giai đoạn này sự tăng trưởng của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa cho đến khi nước lũ lên (khoảng giữa tháng 8 âm lịch). Khi ngập trong nước lũ, đây là thời kỳ tăng trưởng chính của cây LMN, giai đoạn này các mắc lóng và nhánh con tăng trưởng rất nhanh để đối phó với mực nước lũ dâng lên. Khi nước lũ rút xuống (khoảng tháng 11 âm lịch) cây lúa nằm phẳng trên đất cũng là lúc vào mùa thu hoạch. Do đó, việc canh tác LMN chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên năm nào lũ lớn cây lúa có khả năng bị chìm trong lũ (do vươn lóng khơng kịp) hay hạn hán cây lúa sẽ bị chuột cắn phá thì người nơng dân sẽ mất mùa.
Trồng LMN người nơng dân tốn rất ít cơng chăm sóc, sau khi gieo giống thường khơng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, khơng bơm tưới nước nên tốn rất ít chi phí. Nhưng bù lại, LMN có năng suất thấp hơn (2 – 3 tấn/ha) và có thời gian sinh trưởng dài hơn (khoảng 6 tháng) lúa thường.
Sinh kế của người dân vùng trồng LMN, ngoài nguồn thu nhập chính từ hoa màu và LMN, người nơng dân cịn có thể đi làm th, đánh bắt thủy sản (sau khi sạ lúa) để tạo thêm thu nhập cho gia đình vào những tháng nước lũ.
4.3. Chính sách hiện hành có liên quan đến sinh kế vùng trồng Lúa mùa nước nổi
4.3.1. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (Thủ tướng Chính phủ, 2011) việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL phải phù hợp với biến đổi khí hậu, đặc biệt quan tâm đến tình trạng bão, lũ lụt, xâm ngập mặn, hạn hán, mất đất, suy thối mơi trường. Trong đó, tập trung xây dựng và hiện đại hóa hệ thống giám sát để chủ động ứng phó và giảm thiệt hại do rủi ro thiên tai, nghiên cứu chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và đặc điểm địa phương, bảo tồn đa dạng hóa sinh học
và phát triển các hệ sinh thái có sức chống chọi tốt với biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2013, UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch hành động chi tiết ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào 08 ngành và lĩnh vực là tài nguyên đất, tài nguyên nước, nông nghiệp, tai biến địa chất và phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, giao thông – vận tải, xây dựng và môi trường trong từng giai đoạn để tập trung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Từ đó, xây dựng chương trình hành động có tính khả thi ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
4.3.2. Chính sách khắc phục hậu quả hạn hán, xâm ngập mặn
Năm 2016, Chính phủ quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả hạn hán, xâm ngập mặn vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015 - 2016 cho các tỉnh thành có diện tích đất lúa bị thiệt hại, trong đó tỉnh An Giang nhận được 26,3 tỷ đồng. Chính phủ yêu cầu các tỉnh chủ động phân bổ nguồn vốn được hỗ trợ và thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm ngập mặn.
Hiện tại, tỉnh An Giang đã có quyết định phân bổ số tiền trên để đầu tư cung cấp nước sạch sinh hoạt cho ba huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn, hỗ trợ hai huyện Tri Tôn và Thoại Sơn đắp đê tạm ngăn mặn. Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các huyện đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình thủy lợi đã xuống cấp và hư hỏng, nhất là hệ thống kênh mương nhằm đảm bảo đầy đủ lượng nước tưới cho cây trồng.
4.3.3. Chính sách bảo tồn Lúa mùa nước nổi
Năm 2012, UBND tỉnh An Giang đồng ý chủ trương cho UBND huyện Tri Tôn chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch bảo tồn hệ thống canh tác LMN trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt triển khai thực hiện, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng được dự án bảo tồn khả thi.
Đến năm 2014, UBND huyện Tri Tôn chỉ mới lập được kế hoạch bảo tồn hệ thống canh tác LMN – màu giai đoạn 2014 – 2016 và định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, kế
hoạch lại không đề cập đến nguồn kinh phí thực hiện, một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc bảo tồn.
Hiện tại, theo kế hoạch bảo tồn hệ thống canh tác LMN – hoa màu của xã Vĩnh Phước với sự tham gia của 19 hộ nơng dân trên diện tích 55,4 ha nhằm mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên thích ứng phó với q trình biến đổi khí hậu. Trong đó, hàng năm các hộ dân này sẽ nhận được sự hỗ trợ kinh phí nguyên vật liệu cho LMN và hoa màu (Phụ lục 11), hỗ trợ xây dựng và quảng bá hình ảnh LMN – hoa màu sạch, tổ chức các hội thảo doanh nghiệp tìm đầu ra cho sản phẩm (từ GIZ). Nhận các hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, quản lý dịch bệnh trên cây LMN – hoa màu, lai tạo chọn giống LMN thuần chủng, năng suất cao và chất lượng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng (Trung tâm NC&PTNN) trong hai giai đoạn (giai đoạn 1: 2013 – 2016, giai đoạn 2: 2017 – 2020). Đến nay, thỏa thuận hỗ trợ kinh phí từ GIZ đã kết thúc giai đoạn 1, nhưng các bên vẫn chưa có kế hoạch hợp tác hỗ trợ cho giai đoạn tiếp theo.
4.4. Các tài sản và nguồn vốn sinh kế
4.4.1. Nguồn vốn con người
Số lao động chính và số người phụ thuộc của hộ gia đình: Kết quả khảo sát cho thấy,
nhóm LMN – hoa màu có quy mơ hộ ở mức trung bình so với các nhóm khác (4,16 so với 4,53 người nhóm Lúa 2 vụ và 3,47 người nhóm Loại hình khác). Số thành viên tham gia lao động chính cũng ở mức trung bình (2,63 so với 3,05 người nhóm Lúa 2 vụ và 2,21 người nhóm Loại hình khác). Tuy nhiên, tỷ lệ số người phụ thuộc nhóm LMN – hoa màu và nhóm Loại hình khác cao hơn nhóm Lúa 2 vụ (1,53/2,63 và 1,53/2,21 so với 1,47/3,05), cứ hai lao động chính thì có một người phụ thuộc so với ba lao động chính có một người phụ thuộc của nhóm Lúa 2 vụ. Cho thấy, nếu có cú sốc tác động đến đời sống sinh kế thì áp lực kinh tế sẽ đè nặng lên lực lượng lao động chính của nhóm LMN – hoa màu và Loại hình khác nhiều hơn (Bảng 4.2).
Bảng 4.2: Tỷ lệ thành viên bình qn theo nhóm hộ Đơn vị tính: Người Nội dung Tổng thành viên Số lao động chính Số người phụ thuộc Tỷ lệ người phụ thuộc LMN – hoa màu 4,16 2,63 1,53 37% Lúa 2 vụ 4,53 3,05 1,47 33% Loại hình khác 3,47 2,21 1,53 44%
Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra
Lao động thiếu kỹ năng tay nghề: Theo kết quả khảo sát, nhóm LMN – hoa màu có 37% số hộ tham gia các khóa tập huấn, đào tạo kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nhưng khơng hộ nào có thể thực hiện được do thiếu vốn đầu tư. Nhóm Lúa 2 vụ, có 21% số hộ đã qua đào tạo, nhưng do chính họ tự đầu tư cho con, em của mình. Nhóm Loại hình khác, do nhiều hộ gia đình có đời sống sinh kế dựa vào cung cấp các dịch vụ nơng nghiệp và sửa chữa cơ khí, nên có tỷ lệ tham gia các lớp đào tạo nghề cao hơn (47%).
Tỷ lệ trẻ em đến trường và số trẻ nghỉ học: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường khơng
có mức chênh lệch giữa các nhóm (1,26 so với 1,16 và 1,21 trẻ), nhưng tỷ lệ trẻ nghỉ học sớm của nhóm LMN – hoa màu và nhóm Loại hình khác cao hơn nhiều so với nhóm Lúa 2 vụ (0,26 và 0,32 so với 0,05 trẻ). Trong khi, ngun nhân điều kiện gia đình khó khăn là lý do nhóm LMN – hoa màu (80%) và nhóm Loại hình khác (50%) cho trẻ nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình, thì lý do trẻ không muốn đi học là ngun nhân chính của nhóm Lúa 2 vụ (100%) (Bảng 4.3).
Bảng 4.3: Tỷ lệ trẻ em nghỉ học sớm bình qn theo nhóm hộ Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người Nội dung Số trẻ trong độ tuổi đến trường Số trẻ đi học Số trẻ nghỉ học Lý do trẻ nghỉ học Tỷ lệ trẻ nghỉ học sớm Điều kiện gia đình khó khăn Trẻ khơng muốn đi học Sức khỏe không đảm bảo LMN – hoa màu 1,26 1,00 0,26 80% - 20% 21% Lúa 2 vụ 1,16 1,11 0,05 - 100% - 5% Loại hình khác 1,21 0,89 0,32 50% 50% - 26%
Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra
4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên
Mặc dù, vẫn có tính đa dạng sinh kế nhưng thu nhập từ nguồn vốn tự nhiên vẫn là nguồn thu nhập chính của hai nhóm LMN – hoa màu và Lúa 2 vụ. Nguồn thu nhập chính của nhóm LMN – hoa màu chủ yếu đến từ hoa màu (68%), LMN (17%), làm thuê (6%) và đánh bắt thủy sản (4%). Nhóm Lúa 2 vụ, nguồn thu nhập chính đến từ lúa ngắn ngày (80%), hoa màu (7%), chăn nuôi (3%) và đánh bắt thủy sản (1%). Trong khi, nguồn thu nhập của nhóm Loại hình khác chủ yếu từ mua bán tạp hóa, nước giải khát và sửa chữa cơ khí (78%), làm thuê nông nghiệp (17%) và đánh bắt thủy sản mùa nước nổi (4%) (Biểu đồ 4.1).
Do nguồn thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tự nhiên, nên khi cú sốc hạn hán, khơng có lũ xảy ra thì nguồn thu nhập từ lúa ngắn ngày, hoa màu đều bị ảnh hưởng, còn nguồn thu nhập từ LMN và đánh bắt thủy sản của các hộ dân gần như mất trắng.
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ thu nhập bình quân theo nhóm hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra
Địa bàn xã vĩnh Phước trước đây là khu vực rừng tràm, nước phèn nên nguồn gốc hình thành đất sản xuất hiện tại là do người dân địa phương hoặc từ nơi khác vào đây khai hoang năm 2000. Đến nay, đất sản xuất của nhóm LMN – hoa màu vẫn chưa có giấy xác định quyền sở hữu (giấy đỏ). Trong khi, Nhóm Lúa 2 vụ ngồi việc có tỷ lệ sở hữu đất cao hơn các nhóm khác (81% so với 52% và 0%), thì đất sản xuất của nhóm này cũng được cấp giấy tờ đất hợp lệ (Biểu đồ 4.2).
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ sở hữu đất sản xuất (m2) bình qn theo nhóm hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra
17% 68% 0% 4% 6% 4% 2% 80% 7% 3% 1% 7% 0% 1% 0% 0% 1% 4% 17% 0% 78% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Lúa Hoa màu Chăn nuôi Đánh bắt thủy sản Làm thuê Nhà nước trợ cấp Khác LMN Lúa 2 vụ Loại hình khác 52% 81% 0% 48% 19% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% LMN Lúa 2 vụ Loại hình khác Sở hữu Thuê
4.4.3. Nguồn vốn vật chất
Nhà ở: Kết quả khảo sát cho thấy, 37% số hộ nhóm LMN – hoa màu vẫn sống trong các
ngôi nhà tạm, 63% sống ở các ngôi nhà bán kiên cố. Số hộ ở nhà tạm của nhóm Lúa 2 vụ là 16%, còn lại 16% ở nhà kiên cố và 68% ở nhà bán kiên cố. Nhóm Loại hình khác có nhà ở ổn định hơn, 21% sống trong các ngôi nhà kiên cố và 79% ở nhà bán kiên cố (Biểu đồ 4.3).
Biểu đồ 4.3: Hiện trạng nhà ở theo nhóm
Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra
Do Vĩnh Phước là xã mới thành lập, các ngôi nhà chủ yếu được xây dựng trên bờ kênh cạnh những thửa ruộng của họ và các tuyến dân cư mới, nên 100% các hộ gia đình đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ đỏ), cho thấy cuộc sống khó khăn và thiếu thốn về vật chất của khu vực này.
Tài sản phục vụ sinh hoạt: Phương tiện sinh hoạt sử dụng phổ biến nhất của người dân
trong vùng là điện thoại di động (100%) và xe máy (100%), các tài sản sinh hoạt thông dụng khác thì hai nhóm Lúa 2 vụ và Loại hình khác đều có tỷ lệ sử dụng cao hơn (Biểu đồ 4.4). 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nhà tạm Kiên cố Bán kiên cố 37% 0% 63% 16% 16% 68% 0% 21% 79% LMN Lúa 2 vụ Loại hình khác
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ sử dụng tài sản sinh hoạt theo nhóm hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát, điều tra
Tài sản phục vụ sản xuất: Ghe hay vỏ, xuồng máy là phương tiện phổ biến nhất của người dân vùng trồng LMN, được sử dụng để phục vụ cho việc đi lại và đánh bắt thủy sản trong mùa nước lũ (tỷ lệ sử dụng của nhóm LMN – hoa màu, Lúa 2 vụ, Loại hình