CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Kết quả hồi quy trong mơ hình
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS với các mơ hình bằng các phương pháp đưa biến khác nhau từ đó kiểm tra kết quả hồi quy.
• Mơ hình 1 được ước lượng bằng phương pháp đưa biến trực tiếp 15 biến vào mơ hình (Enter). (Phụ lục 1)
• Mơ hình 2 được ước lượng bằng cách loại bỏ những biến có mức ý nghĩa Sig. > 0.25 (mức ý nghĩa dành cho mơ hình dự báo) từ mơ hình 1, sử dụng phương pháp Enter đưa những biến còn lại vào mơ hình. (Phụ lục 2)
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hồi quy Logit các mơ hình
Biến Kỳ vọng Mơ hình 1 Mơ hình 2
β Sig. β Sig. Giới tính +/- 0.224 0.849 Độ tuổi +/- 0.457 0.658 Trình độ + 0.393 0.841 Tình trạng hơn nhân +/- -2.582 0.172 Nghề nghiệp - -0.753 0.723 Tài sản đảm bảo - 1.252 0.404 Thu nhập - 6.470 0.006 5.467 0.000 Lãi suất thẻ TD + 0.285 0.701 Hạn mức tín dụng + 6.612 0.003 6.376 0.001 Tỷ lệ thanh toán - 7.683 0.001 7.408 0.000 Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng + 5.809 0.000 5.393 0.000
Dư nợ tại ngân hàng
khác +
0.015 0.251
Thời gian bình quân thực hiện 1 giao dịch thẻ - 0.011 0.548 Hệ số ứng tiền mặt + -6.659 0.011 -6.176 0.006 Constant -43.005 0.000 -38.618 0.000 OB 0.00 0.00 -2LL 32.69 34.34 Độ chính xác 99,4% 99,4% Likelihood ratio 483.14 481.49
Nguồn: Số liệu tính tốn từ dữ liệu điều tra
Kết quả trên cho thấy: Mơ hình 1:
- Theo mơ hình 1, các biến có ý nghĩa nhất (Sig < 0.05) lần lượt là Thu nhập, Hạn mức tín dụng, Tỷ lệ thanh toán, Tỷ lệ sử dụng, và Hệ số ứng tiền mặt.
+ Thu nhập: có β = + 6.470 và sig = 0.006 < 0.05, cho thấy biến Thu nhập biến thiên cùng chiều với khả năng trả nợ của khách hàng, điều này có nghĩa là thu nhập của chủ thẻ tín dụng càng cao thì khả năng trả được nợ càng cao và ngược lại. Dấu của biến phù hợp trong kết quả hồi quy phù hợp với giả thiết ban đầu đã đề ra. Kết quả này tương tự nghiên cứu Cumhur Erdem (2008), Dunn và Kim (1999). Qua đó cho thấy thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của chủ thẻ tín dụng. Sau khi sử dụng thẻ tín
dụng để chi tiêu, thanh tốn hóa đơn hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng tiền mặt để sử dụng, chủ thẻ tín dụng có trách nhiệm chi trả các khoản nợ, lãi, phí phát sinh nếu có. Thơng thường chủ thẻ sử dụng nguồn thu nhập của mình để thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng và với một nguồn thu nhập cao, ổn định, chủ thẻ sẵn sàng thanh tốn tồn bộ dư nợ thẻ tín dụng đến hạn để tránh phải trả các khoản lãi, phí phát sinh do thanh tốn một phần dư nợ hoặc thanh toán trễ hạn. Với nguồn thu nhập cao, chủ thẻ có thể hồn tồn chủ động trong việc thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng của mình một cách hợp lý để tránh phát sinh nợ quả hạn.
+ Hạn mức tín dụng: tương tự như biến Thu nhập, biến Hạn mức tín dụng có tác động cùng chiều lên khả năng trả nợ của chủ thẻ tín dụng, phù hợp với giả thiết ban đầu của tác giả (β = + 6.612 và sig = 0.003 < 0.05). Kết quả này tương tự nghiên cứu Susan Muchiru (2008), Alexandra Schwarz, (2011). Hạn mức tín dụng là giá trị tín dụng tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hạn mức tín dụng là thước đo thể hiện năng lực tài chính của khách hàng, chủ thẻ tín dụng được cấp hạn mức tín dụng càng lớn thì năng lực tài chính càng cao, do đó khả năng trả nợ khách hàng càng cao. Kết quả của mơ hình hồi quy thể hiện thực tế đã ủng hộ lý thuyết này.
+ Tỷ lệ thanh toán: Thể hiện khả năng chủ thẻ dùng nguồn thu nhập của mình để thanh tốn một phần hay tồn bộ dư nợ thẻ tín dụng khi đến hạn thanh toán. Thực tế cho thấy, khi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn hàng hóa, dịch vụ đồng nghĩa với việc họ vay ngân hàng một khoản tiền mà không phải chịu lãi hay phí phát sinh trong khoảng thời gian nhất định (thông thường tối đa được 45 ngày tùy theo chính sách của từng ngân hàng) kể từ khi thực hiện giao dịch. Khi chủ thẻ thanh toán càng nhiều dư nợ thẻ thậm chí thanh tốn tồn bộ dư nợ thẻ khi đến hạn, họ sẽ không phải chịu các khoản lãi và phí phát sinh do khơng thanh tốn hết khoản nợ này. Ngược lại,
sẽ đối diện với nguy cơ phải chịu các khoản lãi và phí phát sinh. Theo mơ hình 1, biến tỷ lệ thanh toán tác động cùng chiều với khả năng trả nợ của chủ thẻ tín dụng (β = +7.683 và sig = 0.001 < 0.05), phù hợp với giả thiết ban đầu của tác giả. Kết quả này tương tự nghiên cứu Susan Muchiru (2008), Alexandra Schwarz, (2011), Cumhur Erdem (2008), Dunn và Kim (1999), Lee, Lin và Chen (2011), R. Shenbagavalli (2012), Chia-Chi Lee và cộng sự (2011). Điều này chứng tỏ rằng, tỉ lệ thanh toán của chủ thẻ càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao và ngược lại.
+ Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng: Cho biết mức độ sử dụng thẻ cũng như khả năng chủ thẻ thanh toán dư nợ hiện tại. Mỗi khách hàng có một hạn mức thẻ nhất định và chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong hạn mức này, do đó để đảm bảo việc chi tiêu thường xuyên, liên tục thì chủ thẻ phải ln duy trì cho mình 1 hạn mức nhất định. Mức độ sử dụng thẻ cao chứng tỏ chủ thẻ thường xuyên có nhu cầu vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng và để được ngân hàng duy trì số dư hạn mức tín dụng thường xuyên chủ thẻ bắt buộc phải thanh toán tối thiểu hoặc tồn bộ dư nợ thẻ tín dụng, từ đó đảm bảo được khả năng thanh tốn của chủ thẻ. Theo mơ hình 1, biến Tỷ lệ sử dụng có β = +5.809 và sig = 0,000 < 0.05, tỉ lệ sử dụng thẻ càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng cao và ngược lại (hoàn toàn phù hợp với giả thiết của tác giả).
+ Hệ số ứng tiền mặt: theo mơ hình 1, β = -6.659 và sig = 0.011 < 0.05, biến ứng tiền mặt giúp trả lời câu hỏi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn mua hàng hóa, dịch vụ hay để ứng tiền mặt. Kết quả này tương tự nghiên cứu Chia-Chi Lee và cộng sự (2011). Theo kết quả mơ hình 1, biến độc lập ứng tiền mặt tác động ngược chiều với khả năng trả nợ. Khi thực hiện giao dịch thanh tốn hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, chủ thẻ có thể sử dụng dịch vụ ứng tiền mặt trên thẻ tín dụng. Theo quy định của ngân hàng, chủ thẻ ứng tiền mặt phải chịu một khoản phí ứng tiền mặt trên mỗi lần rút tiền và chịu lãi tính từ ngày thực hiện giao dịch. Do đó, chủ thẻ có nhu cầu ứng tiền mặt cao ln đối diện với áp lực phải trả nhiều hơn những gì họ đã sử dụng (do phí và
lãi phát sinh) và có nguy cơ khơng thể thanh tốn các khoản phải trả đúng hạn khi đến hạn thanh toán. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây cũng từng có kết luận như thế (Trịnh Hồng Nam, 2013). Kết quả hồi quy một lần nữa khẳng định nhận định trên và đúng và phù hợp với căn cứ thực tế.
- Các biến khơng có ý nghĩa thống kê, hay không ảnh huởng đến khả năng trả nợ là Giới tính, Độ tuổi, Trình độ, Tình trạng hơn nhân, Nghề nghiệp, Tài sản đảm bảo, Lãi suất thẻ TD, Thanh toán đúng hạn, Dư nợ tại ngân hàng khác, Thời gian bình quân thực hiện 1 giao dịch thẻ.
Xét Mơ hình 2 từ bảng 3.3 ta thấy các biến Thu nhập, Hạn mức tín dụng, Tỷ lệ thanh toán, Tỷ lệ sử dụng, và ứng tiền mặt (Sig < 0.05) có ý nghĩa thống kê.
- Trong đó, biến Thu nhập β = +5.467 và sig = 0.000 < 0.05 tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, phù hợp với giả thiết ban đầu.
- Biến Hạn mức tín dụng β =+6.376 và sig = 0.001 < 0.05 tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, phù hợp với giả thiết ban đâu.
- Biến Tỷ lệ thanh toán β = +7.408 và sig = 0,000 < 0.05 tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, phù hợp với giả thiết ban đầu.
- Biến Tỷ lệ sử dụng β = + 5.393 và sig = 0.000 < 0.05 tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, phù hợp với giả thiết ban đầu.
- Biến ứng tiền mặt β = - 6.176 và sig = 0.006 < 0.05 tác động ngược chiều với khả năng trả nợ, phù hợp với giả thiết ban đầu.
- Biến khơng có ý nghĩa thống kê, hay khơng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ là biến Tình trạng hơn nhân (sig = 0.2> 0.05).
Có thể nhận thấy rằng các chỉ tiêu thống kê về mức độ phù hợp với mơ hình tổng thể, mức độ phù hợp tổng quát, mức độ giải thích cho sự thay đổi cũng như khả năng dự báo chính xác thì mơ hình 1 là vượt trội nhât. Mơ hình này đảm bảo các yếu tố về thống kê để có thể suy rộng ra tổng thể cũng như đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 đã trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Từ những hạn chế về thực trạng hệ thống quản lý rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam, trong chương 5 tác giả đã tập trung nghiên cứu những giải pháp hạn chến rủi ro thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam .