Nhóm giải pháp về thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Nhóm giải pháp về thu nhập

Thu nhập có tác động khá lớn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, để đảm bảo nguồn trả nợ ổn định các NHTM nên hướng đến đối tuợng khách hàng là nhân viên văn phịng có mức thu nhập ổn định, có khả năng tiếp cận và sử dụng cơng nghệ hiện đại tốt.

Đối với phân khúc khách hàng là công chức, viên chức nhà nước: giảng viên, bác sĩ... có mức thu nhập ổn định, các NHTM phát hành thẻ tín dụng nên dựa vào thu nhập thực tế của họ, có thể phát hành theo hình thức tín chấp dựa vào bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất và cam kết của cơ quan về việc thanh tốn thẻ tín dụng cho nhân viên.

Đối với đối tượng khách hàng có thu nhập cao: đây là đối tượng có nhu cầu chi tiêu thanh toán cao và khả năng thanh toán tốt. Các NHTM cần có những chính sách

phù hợp, chế độ ưu đãi, khuyến mãi như phát hành thẻ miễn phí, giám phí thường niên nhằm tiếp cận và phát hành thẻ cho các đối tượng nói trên.

Đối với khách hàng có thu nhập thấp các NHTM cần có chính sách quy định cụ thể về hạn mức giao dịch, lãi, phí nhằm ngăn chặn việc chủ thẻ sử dụng một cách tùy tiện dẫn đến mất khả năng thanh toán, đồng thời thúc đẩy họ thanh tốn thẻ tín dụng đúng hạn nếu khơng muốn phát sinh các khoản lãi, phí...

5.2.2 Nhóm giải pháp về hạn mức tín dụng

Đảm bảo kiểm sốt hạn mức tín dụng hợp lý: Thu nhập của khách hàng khơng cố định, thay đổi tùy theo tình hình, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thay đổi theo chức vụ...và thu nhập chính là cơ sở để thanh tốn thẻ tín dụng. Do đó, các NHTM ngồi quyết định hạn mức tín dụng cho khách hàng khi mở thẻ tín dụng, cần thường xuyên đánh giá lại khả năng tài chính của khách hàng nhằm tăng/giảm hạn mức cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong từng thời điếm cụ thể nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả trong quản lý rủi ro đối với thẻ tín dụng.

Hồn thiện các văn bản pháp quy về thẻ: Việc xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định về thẻ tín dụng tại các NHTM là vấn đề hết sức cần thiết để thẻ tín dụng ngày càng trở thành phương tiện thanh tốn phố biến trong xã hội. Hồn thiện các văn bản quy trình, quy định phát hành thẻ tín dụng; cần có chính sách áp dụng riêng đối với từng đổi tượng khách hàng: chính sách cấp hạn mức tín dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng đảm bảo trong khả năng thanh toán của chủ thẻ nhằm để chủ thẻ kiểm sốt việc sử dụng thẻ, khơng để chủ thẻ chi tiêu vượt quá thu nhập hàng tháng, khuyến khích chủ thẻ thanh tốn đúng hạn để tránh tình trạng nợ q hạn xảy ra. Chính sách tín dụng thẻ tại các NHTM nên ln tâm đến khả năng thanh tốn của khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ đồng thời kiểm soát được rủi ro cho chủ thẻ và ngân hàng.

5.2.3 Nhóm giải pháp về tỷ lệ thanh tốn thẻ

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo công cụ nhắc nợ khách hàng tự động, thường xuyên:

Đăng kí dịch vụ Internet Banking, SMS nhắc nợ cho khách hàng khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, đảm bảo việc thanh tốn thẻ nhanh chóng, tiện lợi, 24/24, khách hàng khơng phải đến ngân hàng, tăng thêm sự thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là đối tượng nhân viên văn phịng khơng có nhiều thời gian để thực hiện giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.

• Xây dựng chính sách kiểm sốt, giám sát hoạt động sử dụng, thanh tốn thẻ tín dụng:

Xây dựng chính sách kiểm sốt, giám sát hoạt động sử dụng, thanh tốn thẻ tín dụng nhằm theo dõi q trình thanh tốn nợ của chủ thẻ để sớm phát hiện, đưa ra cảnh báo hoặc có biện pháp xử lý phù họp đối với các chủ thẻ có nguy cơ khơng thanh tốn được hoặc chậm thanh tốn nợ thẻ tín dụng khi đến hạn. Khi có sự kiện bất thường xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng; Các NHTM cần phải tăng cường thêm mật độ kiếm tra, thường xuyên đốc thúc khách hàng trả nợ, có thể thực hiện một hay một số các biện pháp theo thỏa thuận như sau: giảm hạn mức thẻ tín dụng, bổ sung tài sản đảm bảo, thu hồi nợ...

5.2.4 Tỷ lệ sử dụng thẻ và ứng tiền mặt

• Tăng cường chính sách khuyến khích sử dụng thẻ:

Tư vấn, khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn hóa đơn hàng hóa dịch vụ thay vì thực hiện giao dịch rút tiền mặt. Nhu cầu rút tiền mặt tỉ lệ nghịch với khả năng thanh toán của khách hàng, khi nhu cầu rút tiền càng cao đồng nghĩa với khả năng thanh tốn thẻ càng giảm.

Đồng thời để tăng tính cạnh tranh, các NHTM cần xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp như trích hoa hồng, chiết khấu đổi với các điểm chấp nhận thẻ đạt doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh tốn bằng thẻ tín dụng để khuyến khích các đơn vị bán hàng hố, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh tốn bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đây nhanh phát triển thanh toán thẻ tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng thẻ.

• Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn và hỗ trợ khách hàng:

Việc tư vấn hiệu quả và nhanh chóng cho khách hàng trong suốt q trình giao dịch sẽ giúp khách hàng tiếp cận, hiểu rõ tiện ích khi thẻ tín dụng trước và trong quá trình sử dụng sẽ góp phần làm cho sản phẩm thẻ tín dụng của các NHTM có sức hấp dẫn hơn đối với các đổi thủ cạnh tranh khác nhờ đó giúp các NHTM giữ chân được khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới. Do vậy trong thời gian tới các NHTM cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh triển khai dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, sự hiệu quả và tính chuyên nghiệp phải được đặt lên hàng đầu.

Các NHTM cần sớm xây dựng hệ thống Contact Center (trung tâm chăm sóc khách hàng) hồn hảo tại các chi nhánh các NHTM vì đây là cầu nói giữa khách hàng và ngân hàng, nơi tập trung xử lý mọi yêu cầu khách hàng thông qua các kênh truyền thông hiện đại như hệ thống điện thoại, email và các phương tiện truyền thông trực tuyến khác nhằm hướng dần, cung cấp và giải đáp thông tin, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Các NHTM cũng nên cân đối các yếu tố nguồn lực để xác định nên đầu tư trang bị hệ thống với một lộ trình cụ thể. Đồng thời có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên bộ phận Contact Center sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Ln đổi mới hồn thiện quy trình giao dịch khơng ngừng theo hướng thân thiện hơn với khách hàng. Cải tiến theo hướng tinh gọn quy trình và chứng từ nhằm mục đích tạo thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, như: giảm thiểu các chứng từ giao dịch các thông tin mà khách hàng phải viết tay hỗ trợ in chứng từ cho khách hàng, giảm số lượng các mẫu biểu, một mẫu biểu có thể đăng kí nhiều dịch vụ cùng lúc...

Có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao có sáng kiến góp phần phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát huy tính sáng tạo trong toàn thể cán bộ công nhân viên, khuyến khích cán bộ cơng nhân viên đóng góp sáng kiến trong việc hồn thiện quy trình nghiệp vụ.

5.2.5 Một số giải pháp khác

Đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp:

- Đối với công tác tuyển dụng: Các NHTM nên chú trọng tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành để cán bộ có thể dễ dàng nắm bắt công việc thực tế, không mất nhiều thời gian cho công tác đào tạo. Cân đối nhân lực cho phù hợp, không nên để một cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều cơng việc gây khó khăn cho cán bộ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, cơng văn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Cơng tác tuyển dụng nên tổ chức cơng khai, không nên ưu tiên cho đối tượng con em trong ngành.

- Đối với công tác đào tạo: Đào tạo bồi dưỡng thêm cho cán bộ các NHTM cũng nên chú trọng đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện tối đa cho cán bộ được tham dự đầy đủ các lớp học đào tao nâng cao chuvên môn nghiệp vụ do các NHTM tổ chức. Đồng thời mở thêm các lớp trao đổi nghiệp vụ tại để trao đổi và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Xây dựng và triển khai chính sách đào tạo đối với cán bộ trẻ, cán bộ quy hoạch các cấp. Tổ chức tốt quá trình đào

nâng cao trình độ, phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến (E- Learning) nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo. Hồn thiện cơng cụ quản trị nhân sự, hệ thống chi tiêu đánh giá hiệu quả cơng việc chính xác, khoa học đảm bảo đánh giá đúng kết quả, năng suất, hiệu quả công việc trên cơ sở phát huy chính sách động lực kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa người lao động và sử dụng lao động.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng, sở trường của mình. Xây dựng chính sách lương thưởng theo nguyên tắc tiền lương gắn với trình độ và năng suất lao động, có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao có sáng kiến góp phần phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát huy tính sáng tạo trong tồn thể cán bộ cơng nhân viên, khuyến khích cán bộ cơng nhân viên đóng góp sáng kiến trong việc hồn thiện quy trình nghiệp vụ.

- Tổ chức các cuộc thi khuyến khích nâng cao nghiệp vụ tại Các NHTM nhằm tìm ra các cán bộ giỏi để quy hoạch các chức danh quản lý; một mặt nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, mặt khác tạo động lực cho cán bộ tập trung nâng cao trình độ chun mơn.

- Có hình thức xử lý cứng rắn, nghiêm ngặt đối với nhũng trường hợp xử lý công việc trái đạo đức nghề nghiệp nhằm giảm thiều những rủi ro mất khả năng thu hồi vốn cho các NHTM.

- Đào tạo kỹ năng thẩm định chuyên nghiệp cho các cán bộ mới, cán bộ thiếu kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và cải tiến thường xuyên liên tục:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở đầu tiên giúp ngân hàng đo lường rủi ro tín dụng của một khách hàng. Do vậy Các NHTM cần không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đảm bảo sự họp lý giữa các bộ tiêu chí

và các trọng số để cho kết quả chuẩn xác. Các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sử dụng phương pháp thống kê nhằm tiếp cận gần hơn với quy định của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Trước mắt ngân hàng nên nhanh chóng hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach -FIRB) hoặc nâng cao (Advanced Internal Rating Based Approach - AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử tín dụng của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính tốn các thước đo rủi ro PD, EAD, LGD, cho các đối tượng này đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chun gia (địi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiếu về nghiệp vụ). Ngoài ra, thường xuyên cải tiến đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro là việc làm cần thiết. Có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chê rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng thương mại.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu đồng bộ:

Việc lượng hóa rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế địi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. Các NHTM cần xây dựng hệ thống thơng tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và liên tục. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thông tin, dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ, chuẩn xác. Các NHTM nên có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc thu thập và khai thác dữ liệu. Các dữ liệu cần thu thập về một khách hàng cần thu thập trong một thời gian đủ dài. Việc này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho ngân hàng trong việc sử dụng các dữ liệu vê khách hàng để lượng hóa rủi ro.

Về mơ hình tổ chức, các NHTM nên có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu, xây dựng hay vận dụng các mơ hình tốn để lượng hóa rủi ro. Bộ phận này cần có chức năng độc lập, phân tách quyền hạn và trách nhiệm với các bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan của các kết quả đo lường rủi ro. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2, các cán bộ thực hiện đo lường rủi ro phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 1994. Quyết định số 22/QĐ-NH1. NHNN, 2007. Quyết định số 20/2007/QĐ.

Nguyễn Hoàng Dũng, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam.

Trịnh Hoàng Nam, 2013, Các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh

doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Việt.

Tiếng Anh

Alexandra Schwarz, 2011. Measurement, Monitoring and Forecasting of consumer credit default risk. German Institute for International Educational Research

Frankfurt am Main. Germany.

Black and Morgan, (1998). "The changing mix of bank card borrowers and the rising rate of charge-offs", Proceedings, Federal Reserv'e Bank

Cumhur Erdem, 2008. Factors Affecting the Probability of Credit Card Default and the Intention of Card Use in Turkey, International Research Journal of Finance &

Economics;2008, Issue 18, p159

Dunn F. and Kim H., 1999. An empirical investigation of credit card default. Working Papers, Ohio State University.

Lee C., Lin T. and Chen Y., 2011. An empirical analysis of credit card customers

overdue risks for medium-and small-sized commercial bank in Taiwan. Journal of Service Science and Management. No. 4,h. page 234-241.

Norvilitis, J. M., Osberg, T. M., and Roehling, P. V., 2006. Personality factors, money

altitudes, financial knowledge, and credit card debt in college

R. Shenbagavalli, A. R. Shanmugapriya. and Y. L. Chowdary, 2012. Risk analysis of credit card holders. International Journal of Trade, Economics and Finance,

Vol. 3, No. 3, June 2012.

Susan Muchiru, 2008. An Investigation Into The Determinants Of Credit Card Default

PHỤ LỤC 1: Kết quả mơ hình 1 Coefficientsa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) .907 .110 8.269 .849 Giới tính -.097 .046 -.224 -2.113 .658 .494 2.025 Độ tuổi .030 .030 .457 .988 .841 .965 1.036 Trình độ học vấn -.097 .090 -.393 -1.067 .172 .310 3.230 Tình trạng hơn nhân -.059 .134 -2.582 -.440 .723 .102 9.848

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)