CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Kiến nghị
5.2.5 Một số giải pháp khác
Đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp:
- Đối với công tác tuyển dụng: Các NHTM nên chú trọng tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành để cán bộ có thể dễ dàng nắm bắt công việc thực tế, không mất nhiều thời gian cho công tác đào tạo. Cân đối nhân lực cho phù hợp, không nên để một cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều cơng việc gây khó khăn cho cán bộ trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, cơng văn để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Cơng tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, không nên ưu tiên cho đối tượng con em trong ngành.
- Đối với công tác đào tạo: Đào tạo bồi dưỡng thêm cho cán bộ các NHTM cũng nên chú trọng đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện tối đa cho cán bộ được tham dự đầy đủ các lớp học đào tao nâng cao chuvên môn nghiệp vụ do các NHTM tổ chức. Đồng thời mở thêm các lớp trao đổi nghiệp vụ tại để trao đổi và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Xây dựng và triển khai chính sách đào tạo đối với cán bộ trẻ, cán bộ quy hoạch các cấp. Tổ chức tốt quá trình đào
nâng cao trình độ, phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến (E- Learning) nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo. Hồn thiện cơng cụ quản trị nhân sự, hệ thống chi tiêu đánh giá hiệu quả cơng việc chính xác, khoa học đảm bảo đánh giá đúng kết quả, năng suất, hiệu quả cơng việc trên cơ sở phát huy chính sách động lực kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa người lao động và sử dụng lao động.
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng, sở trường của mình. Xây dựng chính sách lương thưởng theo nguyên tắc tiền lương gắn với trình độ và năng suất lao động, có cơ chế khen thưởng, khích lệ kịp thời đối với cán bộ có thành tích cao có sáng kiến góp phần phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát huy tính sáng tạo trong tồn thể cán bộ cơng nhân viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên đóng góp sáng kiến trong việc hồn thiện quy trình nghiệp vụ.
- Tổ chức các cuộc thi khuyến khích nâng cao nghiệp vụ tại Các NHTM nhằm tìm ra các cán bộ giỏi để quy hoạch các chức danh quản lý; một mặt nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, mặt khác tạo động lực cho cán bộ tập trung nâng cao trình độ chun mơn.
- Có hình thức xử lý cứng rắn, nghiêm ngặt đối với nhũng trường hợp xử lý công việc trái đạo đức nghề nghiệp nhằm giảm thiều những rủi ro mất khả năng thu hồi vốn cho các NHTM.
- Đào tạo kỹ năng thẩm định chuyên nghiệp cho các cán bộ mới, cán bộ thiếu kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro.
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và cải tiến thường xuyên liên tục:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở đầu tiên giúp ngân hàng đo lường rủi ro tín dụng của một khách hàng. Do vậy Các NHTM cần khơng ngừng cải tiến, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đảm bảo sự họp lý giữa các bộ tiêu chí
và các trọng số để cho kết quả chuẩn xác. Các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sử dụng phương pháp thống kê nhằm tiếp cận gần hơn với quy định của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Trước mắt ngân hàng nên nhanh chóng hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản (Foundation Internal Rating Based Approach -FIRB) hoặc nâng cao (Advanced Internal Rating Based Approach - AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử tín dụng của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính tốn các thước đo rủi ro PD, EAD, LGD, cho các đối tượng này đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chun gia (địi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiếu về nghiệp vụ). Ngoài ra, thường xuyên cải tiến đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro là việc làm cần thiết. Có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chê rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng thương mại.
Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu đồng bộ:
Việc lượng hóa rủi ro tín dụng theo thơng lệ quốc tế địi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu. Các NHTM cần xây dựng hệ thống thơng tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và liên tục. Một điểm lưu ý quan trọng là chất lượng thơng tin, dữ liệu phải tốt. Muốn vậy, ngồi việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ, chuẩn xác. Các NHTM nên có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc thu thập và khai thác dữ liệu. Các dữ liệu cần thu thập về một khách hàng cần thu thập trong một thời gian đủ dài. Việc này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho ngân hàng trong việc sử dụng các dữ liệu vê khách hàng để lượng hóa rủi ro.
Về mơ hình tổ chức, các NHTM nên có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc nghiên cứu, xây dựng hay vận dụng các mơ hình tốn để lượng hóa rủi ro. Bộ phận này cần có chức năng độc lập, phân tách quyền hạn và trách nhiệm với các bộ phận kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan của các kết quả đo lường rủi ro. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2, các cán bộ thực hiện đo lường rủi ro phải chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, 1994. Quyết định số 22/QĐ-NH1. NHNN, 2007. Quyết định số 20/2007/QĐ.
Nguyễn Hoàng Dũng, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam.
Trịnh Hồng Nam, 2013, Các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP Nam Việt.
Tiếng Anh
Alexandra Schwarz, 2011. Measurement, Monitoring and Forecasting of consumer credit default risk. German Institute for International Educational Research
Frankfurt am Main. Germany.
Black and Morgan, (1998). "The changing mix of bank card borrowers and the rising rate of charge-offs", Proceedings, Federal Reserv'e Bank
Cumhur Erdem, 2008. Factors Affecting the Probability of Credit Card Default and the Intention of Card Use in Turkey, International Research Journal of Finance &
Economics;2008, Issue 18, p159
Dunn F. and Kim H., 1999. An empirical investigation of credit card default. Working Papers, Ohio State University.
Lee C., Lin T. and Chen Y., 2011. An empirical analysis of credit card customers
overdue risks for medium-and small-sized commercial bank in Taiwan. Journal of Service Science and Management. No. 4,h. page 234-241.
Norvilitis, J. M., Osberg, T. M., and Roehling, P. V., 2006. Personality factors, money
altitudes, financial knowledge, and credit card debt in college
R. Shenbagavalli, A. R. Shanmugapriya. and Y. L. Chowdary, 2012. Risk analysis of credit card holders. International Journal of Trade, Economics and Finance,
Vol. 3, No. 3, June 2012.
Susan Muchiru, 2008. An Investigation Into The Determinants Of Credit Card Default
PHỤ LỤC 1: Kết quả mơ hình 1 Coefficientsa