Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.3.5 Mơ hình nghiên cứu

Từ những lập luận trên, tác giả hình thành mơ hình nghiên cứu, khám phá tác động của các nhân tố đến hoạt động chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tổ chức. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tổ chức bao gồm: cơ chế khen thưởng, văn hóa tổ chức, niềm tin vào tri thức bản thân, hoạt động đội và hệ thống cơng nghệ thơng tin.

Trong đó, Hành vi chia sẻ tri thức là quá trình các cá nhân trong một tổ chức chia sẻ những tri thức với nhau, là sự cho đi và nhận lại tri thức (Bock & cộng sự, 2005). Cơ chế khen thưởng là các chính sách khen thưởng, đãi ngộ liên quan đến hoạt động chia sẻ tri thức. Cơ chế khen thưởng hiệu quả cần phải công bằng, khách quan và đánh giá dựa trên kết quả của hoạt động chia sẻ tri thức. Qua đó, cơ chế khen thưởng thúc đẩy các cá nhân chia sẻ tri thức, không làm cho cho họ cảm thấy lo sợ hay nhận thức chia sẻ tri thức mất quá nhiều chi phí (Oliver & Reddy Kandadi, 2006). Văn hóa tổ chức được hiểu là các quy tắc được quy định rõ thành văn bản hoặc bất thành văn về các giá trị cốt lõi, phương châm hoạt động của các tổ chức. Điều này định hình hành động và nguyện vọng của các cá nhân trong tổ chức (Harris & Ogbonna, 2002; Henri, 2006). Niềm tin

vào tri thức bản thân là mức độ tin tưởng của của cá nhân vào năng lực bản thân cũng như kết quả của tri thức mà cá nhân định chia sẻ (Bandura, 1997). Trong khi đó, Hoạt động đội/ nhóm là các cam kết, sự hợp tác và lợi ích đạt được của các cá nhân khi làm việc nhóm. Các thành viên hợp tác, tin tưởng và phối hợp hiệu quả sẽ thúc đẩy quá trình chia sẻ tri thức (Lu & cộng sự, 2006). Cuối cùng, Hệ thống công nghệ thông tin hàm ý mức độ hiện đại hóa cũng như ứng dụng hiệu quả công nghệ vào các hoạt động chia sẻ, truy cập, hợp tác và chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tổ chức (Catherine E Connelly & Kevin

Kelloway, 2003). Theo đó, mơ hình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ 2.1 dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Giả thuyết H1: Cơ chế khen thưởng có tác động tích cực đối với hành vi chia sẻ tri thức

Giả thuyết H2: Văn hóa tổ chức có tác động tích cực đối với hành vi chia sẻ tri thức

Giả thuyết H3: Niềm tin vào tri thức cá nhân có tác động tích cực đối với hành vi chia sẻ tri thức

Giả thuyết H4: Hoạt động đội/nhóm có tác động tích cực đối với hành vi chia sẻ tri thức

Giả thuyết H5: Hệ thống công nghệ thông tin có tác động tích cực đối với

Cơ chế khen thưởng

(Rewards)

Văn hóa tổ chức

(Organizational culture)

Niềm tin vào tri thức cá nhân

(Self- Efficacy)

Hoạt động đội/nhóm

(Teamwork)

Hệ thống công nghệ thông tin

(Information Communication Technology - ICT)

Hành vi chia sẻ tri thức (Knowlegde Sharing) H1 + H2 + H3 + H4 + H5 +

Tóm tắt Chương 2

Như vậy, qua lược khảo lý thuyết, tác giả hình thành mơ hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tổ chức. Theo đó, các nhân tố chính bao gồm: cơ chế khen thưởng, văn hóa tổ chức, niềm tin vào tri thức bản thân, hoạt động đội và hệ thống công nghệ thông tin.

Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tuy vào từng trường hợp nghiên cứu, mức độ tác động của các nhân tố trên đến hoạt động chia sẻ tri thức có nhiều khác biệt. Các yếu tố văn hóa tổ chức và cơ chế khen thưởng thường có vai trị quan trọng, tác động đến hành vi chia sẻ tri thức trong các tổ chức cơng.

Là nhóm đối tượng đặc thù, vừa mang đặc điểm của tổ chức cơng vừa có sứ mệnh sáng tạo ra và chia sẻ kiến thức cho xã hội, các nghiên cứu khám phá hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên đại học, đặc biệt là giảng viên các trường đại học công lập, cịn khá khiêm tốn. Mặc dù đã có nghiên cứu về đề tài này song vẫn cịn một số khoảng trống nghiên cứu cần được làm sáng tỏ. Theo đó, bổ sung vào các nghiên cứu trước, luận văn làm rõ hơn vai trò của yếu tố niềm tin, niềm tin vào tri thức bản thân và hoạt động đội/nhóm, đối với hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. Khung lý thuyết và mơ hình nghiên cứu được trình bày ở chương này là cơ sỏ để tác giả ứng dụng phương pháp và quy trình nghiên cứu phù hợp, khám phá vai trò của các yếu tố, đặc biệt là yếu tố niềm tin vào tri thức bản thân và hoạt động đội/nhóm, đối với hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)