Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp, hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. Để tăng cường hoạt động chia sẻ tri thức, nhà trường cần cải thiện và thúc đẩy cả năm yếu tố: cơ chế khen thưởng, văn hóa tổ chức, niềm tin vào tri thức bản thân, hoạt động đội và hệ thống công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, với nguồn lực có hạn, nhà trường có thể ưu tiên phát triển yếu tố hệ thống công nghệ thông tin có liên quan đến hoạt động chia sẻ tri thức giữa

các giảng viên bởi tác động mạnh mẽ của yếu tố này đến hoạt động chia sẻ tri thức.

Trong đó, mở rộng khả năng tiếp cận các cơ sở dữ liệu chuẩn quốc tế là vấn đề cần được các trường đại học tiếp tục chú trọng đầu tư. Quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu chuẩn quốc tế thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên thông qua việc cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết giúp các nhóm nghiên cứu cùng nhau làm việc, chia sẻ tri thức và tạo ra sản phẩm khoa học có giá trị. Trong những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của các yếu tố này, nhiều trường đại học đã chú trọng đầu tư, trang bị quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu về các bài nghiên cứu quốc tế như Science Direct, Proquest, Springer như cơ sở dữ liệu điện tử của trường Đại học Kinh tế TP.HCM 6, trường Đại học Tài chính – Marketing 7. Mặc dù vậy, khả năng tiếp cận các cơ sở dữ liệu chuẩn quốc tế vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế, đặc biệt là quyền truy cập và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành như Thompson Reuters, Derwent Innovation, IEEE Xplore,...Vì vậy, tiếp tục chú trọng đầu tư, trang bị quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu chuẩn quốc tế giải pháp cần thiết để thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên.

Ngoài ra, để thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên, việc nâng cao chất lượng và hoàn thiện cơ chế chia sẻ tri thức trực tuyến giữa các giảng viên cũng cần được chú trọng. Hiện nay, mặc dù chưa thực sự hoàn thiện, một số trường đại học lớn đã xây dựng thành công hệ thống giảng dạy trực tuyến E-learning. Hệ thống này đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận, giúp việc giảng dạy và học tập giữa giảng viên và sinh viên được thuận tiện hơn như hệ thống LMS của trường Đại học Kinh tế TP.HCM8; hệ thống Elearning của trường Đại học Tôn Đức Thắng 9. Tuy nhiên, các hệ thống trực tuyến này chỉ

6 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM,

http://ueh.edu.vn/userfiles/file/PhongBan/ThuVien/Th%C3%B4ng%20b%C3%A1o%20TLDT%201.pdf

[ngày truy cập: 25/08/2018]

7 Trường Đại học Tài chính – Marketing, https://thuvien.ufm.edu.vn/vi/tin-thu-vien-noi-bat/kich-hoat-

csdl-sach-dien-tu-igp) [ngày truy cập: 25/08/2018]

mới dừng lại ở việc chia sẻ tri thức giữa giảng viên và sinh viên. Môi trường chia sẻ tri thức giữa các giảng viên cịn khá hạn chế. Vì vậy, việc thiết lập cơ chế chia sẻ tri thức trực tuyến hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu chi phí của hoạt động chia sẻ tri thức, thúc đẩy hoạt động nàydiễn ra thường xuyên và hiệu quả hơn.

Trong khi đó, niềm tin vào tri thức bản thân là yếu tố cốt lõi để cá nhân quyết định có hay khơng hành vi chia sẻ tri thức. Các cá nhân chỉ chia sẻ tri thức khi họ cảm thấy tri thức mình chia sẻ mang lại giá trị cho những người khác và tổ chức. Vì vậy, nhà trường cần chú trọng xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có trình độ chun mơn tốt.

Xây dựng đội ngũ nhân lực không chỉ cần làm tốt khâu tuyển dụng mà cần có cơ chế thích hợp, khuyến khích đội ngũ giảng viên hiện hữu tự học tập, nâng cao kiến thức chun mơn. Qua đó, các cá nhân sẵn lịng chia sẻ tri thức và tạo nên các sản phẩm khoa học có giá trị. Trong thời gian qua, các trường đại học công lập đề cao khâu tuyển dụng nhân sự mới, không ngừng nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng như chỉ tuyển dụng nhân sự có bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ tốt nghiệp nước ngoài 10. Điều này là cần thiết để xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao song việc tạo ra cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực sẵn có tự trau dồi kiến thức chuyên mơn, nghiên cứu khoa học cũng đóng vai trị quan trọng. Tuy nhiên, cơ chế khuyến khích giảng viên tự trau dồi kiến thức, nghiên cứu hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế do khối lượng giảng dạy quá tải, các công việc hành chính,…Như Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Văn Ga nhận định: “Giảng viên dạy quá nhiều giờ nên khơng cịn thời gian nghiên

cứu”.11 Theo đó, bên cạnh việc tuyển chọn nhân sự chất lượng cao, các trường đại học cần chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân lực sẵn có tự trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiên cứu khoa học.

10 Trường Đại học Tài chính – Marketing,

http://www.ufm.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/HomePage/Tuy%E1%BB%83n%20d%E1%BB%A 5ng%202018/1120_TB%20xet%20tuyen%20dac%20cach%20giang%20vien%20nam%202018%20dot% 202.pdf [ngày truy cập: 26/08/2018]

11 Lê Văn (2016), “Giảng viên dạy quá nhiều giờ nên khơng cịn thời gian nghiên cứu”, Báo VietNamNet,

Bên cạnh các yếu tố trên, hoạt động đội nhóm hiệu quả cũng đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động chia sẻ tri thức. Hoạt động đội nhóm hiệu quả dựa trên sự hợp tác, chia sẻ và cùng nhau phát triển sẽ là chất xúc tác hiệu quả thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức diễn ra thường xuyên và hiệu quả. Theo đó, các trường cần có cơ chế thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh hiện hữu, tạo môi trường để các giảng viên gắn kết, hợp tác và hình thành nhóm nghiên cứu mới để cùng nhau nghiên cứu, chia sẻ tri thức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các nhóm nghiên cứu giữa các giảng viên hiện nay chủ yếu là tự nguyện và khơng chính thức. Do đó, hoạt động của các nhóm nghiên cứu thường khơng nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ phía nhà trường về cơ sở vật chất, giảm tải khối lượng công việc,… Một số trường đại học công lập như trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật đã bắt đầu chú trọng xây dựng cơ chế chính thức cho các nhóm nghiên cứu song tiến trình này vẫn cịn ở những bước đầu tiên.

Ngoài ra, tuy mức độ tác động của yếu tố văn hóa tổ chức và cơ chế khen thưởng không cao bằng các yếu tố trước nhưng việc cải thiện các yếu tố này cũng tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức hiệu quả.

Các trường cần xây dựng văn hóa tổ chức phù hợp để khuyến khích chia sẻ tri thức giữa các giảng viên. Các bộ quản lý cần tạo ra mơi trường làm việc cởi mở, xóa bỏ dần khoảng cách và các rào cản trong giao tiếp (ngôn ngữ, cấp bậc, mức thu nhập) nhằm thúc đẩy mong muốn chia sẻ tri thức của các giảng viên. Điều cần thiết là tạo ra một văn hóa tổ chức mà các cá nhân sẵn sàng chia sẻ tri thức một cách tự nguyện cũng như học hỏi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác. Bên cạnh đó, cơ chế khen thưởng phù hợp sẽ khích lệ, thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức của các cá nhân. Cơ chế khen thưởng không chỉ về mặt vật chất như nâng lương, tiền thưởng mà cần có những hoạt động khen thưởng về mặt tinh thần như sự ghi nhận, trân trọng vinh danh cũng như tạo cơ hội thăng tiến cho các cá nhân có thành tích tốt trong hoạt động chia sẻ tri thức. Từ đó, các cá nhân nhận thức rằng hoạt động chia sẻ tri thức mang lại nhiều lợi ích hơn là các

chí phí. Điều này thúc đẩy họ sẵn lòng chia sẻ tri thức thường xuyên và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)