Tín dụng vi mơ là một cơng cụ hữu hiệu nhất trong việc xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn thơng qua các chương trình cho vay, hỗ trợ vốn có giá trị nhỏ đối với các đối tượng gặp nhiều khó khăn do tiếp cận vốn vay, tài sản thế chấp hạn chế và thiếu hụt vốn để sản xuất Aghion & Morduch (2005). Bên cạnh đó, Hulme & Mosley (1996) chỉ ra rằng người nghèo có cơ hội gia tăng thu nhập, tiết kiệm và vượt qua đói nghèo nhờ sự trợ giúp của tín dụng vi mơ. Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mơ nói chung và tín dụng chính thức nói riêng của nơng hộ.
2.2.1 Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng vi mơ của nơng hộ
Các nghiên cứu tiếp cận tín dụng vi mơ đã thực hiện trước đây, phân tích ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, cụ thể một số nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng tiếp cận vốn tín dụng vi mơ của nơng hộ, được đề cập sau đây:
Trong những năm gần đây, vai trị của tín dụng vi mơ đến thu nhập của nơng hộ nghèo được nhiều tác giả ở các nước phát triển và đang phát triển quan tâm nghiên cứu. Đa phần các nghiên cứu này đều khẳng định rằng tín dụng vi mơ có tác động tích cực trong việc giảm nghèo đói đáng kể. Cụ thể, nghiên cứu của Zeller (1994) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia và hạn chế tín dụng của một tập đồn tài chính trong khu vực nơng thơn: trường hợp của Rosca và Ascra ở Indonesia. Tác giả sử dụng mơ hình Binary Logistic để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia tín dụng của các nơng hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, nhân viên nhà nước, và thu nhập. Thêm vào đó, Chowdhury & cộng sự (2002) nghiên cứu tác động của tín dụng vi mơ của ba tổ chức tín dụng vi mơ chính tại Bangladesh (gồm Grameen Bank, BRAC and ASA) đến 954 hộ nghèo tham gia các tổ chức tại Bangladesh. Kết quả hồi qui Binary Logistic cho thấy, tín dụng vi mơ có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo tại Bangladesh.
Nghiên cứu của Hossain & Knight (2008) cho thấy tín dụng vi mơ có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao thu nhập của các hộ nghèo tại các vùng nông thôn Bangladesh, kết quả ước lượng dựa trên mơ hình hồi qui Binary Logistic. Một nghiên cứu thực nghiệm về những hạn chế tín dụng trong thị trường tín dụng nơng thơn ở Quý Châu, Trung Quốc của Weng (2008), với cỡ mẫu gồm 402 nông hộ ở Q Châu. Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Binary Logistic và probit cho thấy, khả năng trả nợ vay và thu nhập ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nơng hộ. Nghiên cứu của Shete & Garcia (2011) đánh giá khả năng tham gia vào thị trường tín dụng của nông hộ ở thị xã Finoteselam, Ethiopia. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 210 hộ gia đình đang sinh sống tại Finoteselam. Kết quả ước lượng
mơ hình hồi quy Probit cho thấy, các yếu tố số người phụ thuộc trong gia đình, quy mô đất đai, số lượng lao động của hộ, tham gia lao động phi nơng nghiệp và chi phí phát sinh làm tăng khả năng tham gia vào thị trường tín dụng nơng thơn của nơng hộ. Một nghiên cứu khác của Kasali & cộng sự (2015), sử dụng mơ hình hồi qui Binary Logistic để đánh giá tác động của các khoản tín dụng vi mơ đến giảm nghèo của các hộ gia đình ở khu vực Tây Nam Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình được hưởng lợi từ các khoản tín dụng vi mơ, giúp giảm nghèo trong khu vực nghiên cứu.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mơ của nơng hộ ở các địa phương trong và ngồi nước. Qua đó, cho thấy chương trình tín dụng vi mơ có vai trị tích cực trong việc cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống nơng hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phương.
2.2.2 Các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ
Các chương trình tín dụng chính thức ở nơng thơn thường thực hiện thơng qua hình thức cho vay cá nhân đối với hộ nghèo và hộ sản xuất nơng nghiệp. Theo Petrick (2004) tiếp cận tín dụng chính thức khơng chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài sản, mà cịn bị chi phối bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nơng hộ. Các đặc tính kinh tế - xã hội phản ánh uy tín của nơng hộ đối với người cho vay, từ đó quyết định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ. Nuryartono & cộng sự (2005), nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở vùng nơng thơn Indonesia, qua phân tích hồi qui Probit nhị phân đã kết luận rằng hầu hết các nông hộ được khảo sát bị giới hạn tín dụng chính thức. Các yếu tố tác động mạnh tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức là: qui mơ nơng hộ (số thành viên trong gia đình) có tác động thuận, trong khi trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập của nơng hộ có tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và lượng vốn tín dụng chính thức mà các hộ nơng dân ở cận ngoại thành Hà Nội đã tiếp cận vay. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố độ tuổi, địa vị xã, tín dụng khơng chính thức và thủ tục vay vốn rườm rà tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của nơng hộ. Trong khi đó, trình độ học vấn, diện tích đất, thu nhập của hộ, tài sản thế chấp và mục đích vay vốn ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng mà hộ vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011) phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nông dân ở An Giang. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đa biến và mơ hình Tobit để phân tích. Bộ dữ liệu nghiên cứu gồm 480 nông hộ được chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên tại tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy, có khá nhiều yếu tố tác động đến quyết định vay vốn tín dụng chính thức của hộ như: giới tính, trình độ học vấn, địa vị xã hội, thành viên trong hộ, thu nhập, giá trị tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn và số lần vay.
Một nghiên cứu khác của Lê Khương Ninh và Nguyễn Thị Ánh Mai (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay từ tín dụng chính thức của các hộ ni tơm tại Bạc Liêu. Trong số 277 hộ được khảo sát có vay vốn thì có 110 hộ vay tín dụng chính thức, cịn lại 167 hộ vay phi chính thức. Đồng thời, lượng tiền vay tín dụng chính thức của các hộ nuôi tôm phụ thuộc vào tài sản thế chấp, ngồi ra cịn có ảnh hưởng bởi các nhân tố là trình độ học vấn, địa vị xã hội và số tổ chức mà hộ ni tơm có thể tiếp cận để vay. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, tín dụng phi chính thức khơng chỉ song hành mà còn phát triển mạnh mẽ hơn so với tín dụng chính thức.
Bên cạnh đó, Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh An Giang. Mẫu khảo sát gồm 150 hộ nông dân ở các huyện: Châu Phú, Phú Tân và Chợ Mới. Mơ hình hồi quy Binary Logistic và OLS được tác giả sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
nơng hộ. Kết quả cho biết khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất thổ cư, giá trị tài sản của hộ và sử dụng tín dụng thương mại. Hơn nữa, lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quan hệ xã hội, mục đích vay vốn, giá trị tài sản và thu nhập của hộ. Ngoài ra, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của nơng hộ ở Đồng bằng song Cửu Long của Phan Đình Khôi (2013) cho thấy, các yếu tố làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thơng liên xã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mơ của nơng hộ ở ĐBSCL.
Nghiên cứu của Lê Trung Kiên (2016) tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tác giả này đã sử dụng mơ hình hồi quy nhị phân Binary Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ và mơ hình hồi quy đa biến OLS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức bao gồm: Có hay khơng có nợ quá hạn tại ngân hàng; Có tài sản thế chấp; Tuổi của chủ hộ; Thu nhập bình quân đầu người của hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức như: Diện tích đất canh tác; Thu nhập bình qn đầu người của hộ; Tuổi của chủ hộ; và Giá trị tài sản thế chấp.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và tác động của các chương trình tín dụng chính thức đến thu nhập, đời sống sản xuất của nông hộ ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu nào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Do đó, có thể xem đây là điểm mới của luận văn này. Kết quả các nghiên cứu trên sẽ là cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm cho luận văn này.