THỨC CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI
4.5.1 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát từ 200 nông hộ tại huyện Tân Phú, Đồng Nai. Bảng 4.9 mô tả các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu, bao gồm: Giới tính (gioitinh), Tuổi (tuoi), Số nhân khẩu (sonhkhau), Trình độ học vấn (hocvan), Quan hệ xã hội (qhxh), Diện tích đất nơng nghiệp (dtdnn) và thu nhập
(thunhap). Biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (vaytindung). Đơn vị đo lường các biến được mô tả chi tiết ở Bảng 4.9 sau đây.
Bảng 4.9: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình Binary Logistic
Tên biến Diễn giải Trung
bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Vaytindung Vay tín dụng chính thức (có = 1, khơng = 0) 0,63 0,48 0 1 Gioitinh Giới tính chủ hộ (nam = 1, nữ = 0) 0,82 0,39 0 1
Tuoi Tuổi chủ hộ (số tuổi) 54,17 12,28 27 87
Sonhankhau Số người/hộ 4,55 1,81 1 12
Hocvan Trình độ học vấn (số năm đi học) 7,18 2,92 0 16
Qhxh Quan hệ xã hội (có =1, khơng = 0) 0,54 0,50 0 1
Dtdnn Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp (ha) 1,33 1,19 0,01 8,7 Thunhap Thu nhập trung bình hộ/năm (triệu đồng) 174,02 105,24 16 600
Tổng số quan sát 200
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu khảo sát 200 nông hộ tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, 2017
Kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 63% hộ có vay vốn tín dụng chính thức. Chủ hộ tham gia khảo sát chủ yếu là nam chiếm tỷ lệ khoảng 82%, còn lại khoảng 39% là nữ. Về độ tuổi, chủ hộ có độ tuổi trung bình là 54,17 tuổi. Về trình độ học vấn, chủ hộ có số năm đi học trung bình khá thấp 7,18 năm. Có khoảng 54% hộ trong mẫu khảo sát có mối quan hệ xã hội với chính quyền địa phương hoặc các tổ chức tín dụng. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của hộ trung bình là 1,33ha/hộ. Thu nhập bình quân hộ/năm khá cao, khoảng 174,02 triệu đồng, đây là tổng thu nhập từ các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ, thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau như từ sản xuất nông nghiệp, tiền công tiềng lương, làm thuê, v.v. Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập trên đến khả năng vay tín dụng chính thức của hộ, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic cho bước phân tích tiếp theo.
4.5.2 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay tín dụng chính thức của nơng hộ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai chính thức của nơng hộ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy Binary logistic được thể hiện chi tiết ở Bảng 4.10 Sau đây.
Bảng 4.10: Kết quả mơ hình hồi quy Binary logistic
Tên biến Diễn giải Hiệu ứng
biên
Giá trị P
Sai số chuẩn
Gioitinh Giới tính chủ hộ (nam = 1, nữ = 0) -0,155** 0,045 0,077
Tuoi Tuổi chủ hộ (số tuổi) -0,004 0,138 0,003
Sonhankhau Số người/hộ -0,022 0,428 0,027
Hocvan Trình độ học vấn (số năm đi học) -0,004 0,775 0,012 Qhxh Quan hệ xã hội (có =1, khơng = 0) 0,175** 0,027 0,079 Dtdnn Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp (ha) 0,106** 0,033 0,050 Thunhap Thu nhập trung bình hộ/năm (triệu đồng) 0,001** 0,025 0,001
Xác suất dự báo trúng (%) 68,00
Tổng số quan sát 200
Ghi chú: ** tương ứng với các mức ý nghĩa 5%.
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu khảo sát 200 nông hộ tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, 2017
Trước khi ước lượng mơ hình thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ, các kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi được thực hiện nhằm kiểm tra độ tin cậy của mơ hình. Để thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi trong Stata, trước tiên tác giả thực hiện hồi quy gốc. Hiện tượng đa cộng tuyến được xác định dựa vào nhân tố phóng đại phương sai VIF, kết quả kiểm định cho thấy hệ số VIF = 1,36 < 5, do đó khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Bên cạnh đó, hiện tượng phương sai sai số thay đổi được thực hiện bằng cách kiểm định Breusch-Pagan bằng câu lệnh “hettest”. Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị kiểm định chi2(1) = 8,96 và Prob > chi2 = 0,0028 < 10%, cho phép ta bác bỏ giả thiết H0, tức là khơng có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả ước lượng mơ hình cho thấy, giá trị kiểm định LR chi2 (7) = 41,39 và Pro > chi2 = 0,000 cho phép ta bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là các yếu tố trong mơ hình có thể được sử dụng để giải thích cho khả năng tiếp cận vay tín dụng chính thức của nơng hộ tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, phần trăm dự báo trúng của mơ hình là 68% cho thấy mơ hình là phù
hợp và khả năng dự báo của mơ hình tương đối tốt, với khoảng 68% trường hợp được dự báo đúng.
Kết quả ước lượng cho thấy, trong 7 biến đưa vào mơ hình nghiên cứu có 4 biến tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ, các biến bao gồm: giới tính (gioitinh), quan hệ xã hội (qhxh), diện tích đất nơng nghiệp (dtdnn) và thu nhập (thunhap). Các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong đó, biến giới tính tác động ngược chiều với khả năng vay tín dụng chính thức của nơng hộ, kết quả này trái với kỳ vọng ban đầu. Các biến cịn lại như quan hệ xã hội, diện tích đất nơng nghiệp và thu nhập tác động cùng chiều với khả năng vay tín dụng chính thức của nơng hộ, kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015).
Để xác định mức độ tác động của các yếu tố trên đối với khả năng vay vốn tín dụng chính thức của hộ, hệ số tác động biên (dy/dx) được sử dụng để giải thích với mức độ tác động theo đơn vị tính là %. Cụ thể, trong 4 biến tác động có ý nghĩa thống kê nêu trên, biến quan hệ xã hội (qhxh) có hệ số tác động biên (dy/dx) cao nhất là 0,175, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu số hộ có mối quan hệ xã hội tăng lên 1 thì khả năng vay tín dụng chính thức của hộ sẽ tăng lên 17,5%. Kết quả này hoàn tồn phù hợp với thực tế, bởi vì khi hộ có mối quan hệ xã hội tốt với chính quyền địa phương, cán bộ tín dụng thì sẽ dễ dàng nắm bắt được thơng tin, chương trình cho vay ưu đãi, v.v. Do đó, những hộ này sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức nhiều hơn. Tiếp theo là biến diện tích đất sản xuất nơng nghiệp (dtdnn), biến này có hệ số tác động biên dy/dx là 0,106, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác khơng thay đổi, nếu diện tích đất nơng nghiệp của hộ tăng lên 1 ha thì khả năng vay tín dụng chính thức của hộ sẽ tăng lên 10,6%. Kết quả này khá hợp lý, những hộ trong nghiên cứu này là những nông hộ sản xuất nông nghiệp, họ vay vốn để phục vụ cho mục đích sản xuất nơng nghiệp, do đó hộ có càng nhiều đất sản xuất nơng nghiệp thì có khả năng vay tín dụng chính thức nhiều hơn. Kế đến là biến thu nhập trung bình của hộ/năm, biến này có hệ số tác động biên dy/dx là
0,001, tức là khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu thu nhập của hộ tăng lên 1 triệu đồng/năm thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ tăng lên 0,1%. Nhìn chung, các biến trên tác động khá tích cực đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của