DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 44)

3.4.1 Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về tín dụng chính thức giai đoạn 2014 - 2016; tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015 - 2016 và quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện, Phịng Nơng nghiệp huyện, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

3.4.2 Dữ liệu sơ cấp

3.4.2.1 Chọn điểm điều tra

Đề tài chọn ra 05 xã mang tính đặc trưng nơng thơn, tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp của huyện là Phú Thanh, Nam Cát Tiên, Phú Lộc, Phú Thịnh và Trà Cổ. Đồng thời, đây cũng là những xã có số lượng nơng hộ vay vốn tín dụng chính thức nhiều nhất ở huyện Tân Phú (Ngân hàng Nông nghiệp huyện Tân Phú, 2017).

3.4.2.2 Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình. Nội dung Bảng câu hỏi phỏng vấn các thơng tin như: Giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn và cam kết bảo mật thông tin của cuộc phỏng vấn; Thông tin chung về hộ và chủ hộ (tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, số thành viên trong gia đình, số người phụ thuộc, số lao động, thu nhập bình quân, chi tiêu bình quân, mối quan hệ xã hội, giá trị tài sản, lao động phi nông nghiệp); Thơng tin về sản xuất nơng nghiệp như diện tích đất sản xuất, nguồn vốn sản xuất, giao thông thuận lợi; Thơng tin về tiếp cận vay vốn chính thức: tài sản thế chấp, mục đích sử dụng vốn vay, lượng vốn vay.

3.4.2.3 Cỡ mẫu điều tra và phân bổ mẫu điều tra

Theo Green (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập. Trong nghiên cứu này, có 8 biến quan sát, cỡ mẫu được chọn là n = 50 + 5 x 8 = 90. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện, đề tài tiến hành khảo sát 200 hộ tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Nhằm thuận lợi cho việc phân bổ tỷ lệ khảo sát đều cho 5 xã, tác giả chọn 200 hộ.

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên, các hộ được chọn khảo sát dựa theo danh sách tên hộ gia đình được thống kê ở UBND xã. Chọn hộ khảo sát theo bước nhảy 1:5, tức là khảo sát 1 hộ bỏ 5 hộ và khảo sát tiếp, cứ thực hiện như thế cho đến khi đảm bảo đủ kích cỡ mẫu phục vụ nghiên cứu. Cơ cấu chọn mẫu được mô tả ở Bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Phân bổ mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu

STT Số lượng quan sát Tỷ trọng (%) 1 Phú Thanh 40 20 2 Nam Cát Tiên 40 20 3 Phú Lộc 40 20 4 Phú Thịnh 40 20 5 Trà Cổ 40 20 Tổng số 200 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả, 2017

Tóm lại, Chương 3 trình bày khung phân tích và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở lý thuyết tiếp cận tín dụng và lược khảo các nghiên cứu có liên quan, và đặc điểm về đối tượng, địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất 8 yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu, các yếu tố gồm: Giới tính của chủ hộ (X1); Trình độ học vấn (X2); Tuổi chủ hộ (X3); Số nhân khẩu (X4); Quan hệ xã hội (X5); Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp (X6); Thu nhập bình qn (X7); và Mục đích vay vốn (X8). Trong đó, mơ hình hồi quy Binary Logistic phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng chính thức của nơng hộ, khơng bao gồm biến mục đích vay vốn. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay chính thức của hộ, khơng bao gồm biến giới tính.

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu và hệ thống tín dụng nơng thơn tại địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, chương này trình bày thống kê mơ tả mẫu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu. Thêm vào đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Logistic và hồi quy đa biến, nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDCT của nông hộ trên địa bàn huyện Tân Phú và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn tiếp cận của nông hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)