Đặc điểm của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 58 - 61)

4.4 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

4.4.2 Đặc điểm của hộ

Sau đây là những thông tin về đặc điểm của hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai được thể hiện qua Bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5: Mô tả đặc điểm của hộ

Chỉ tiêu Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Thu nhập tb (Triệu đồng/năm) 200 174,02 105,24 16 600 Số nhân khẩu (người) 200 4,55 1,81 1 12 Lao động chính (người) 200 2,84 1,39 1 9 Số phụ thuộc (người) 200 1,70 1,36 0 10 Diện tích đất thổ cư (m2

) 200 241,20 153,89 0 1200 Diện tích đất nơng nghiệp (ha) 200 1,33 1,18 0,1 8,7 Giá trị gia súc, gia cầm (triệu đồng) 128 30,44 33,43 0,3 200 Khoảng cách đến trung tâm (km) 200 9,94 5,77 0,5 25

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 200 hộ nông dân huyện Tân Phú,tỉnh Đồng Nai, 2017

Bảng 4.5 cho thấy, thu nhập của mỗi hộ được thể hiện như sau: hộ có thu nhập thấp nhất là 16 triệu đồng/năm, hộ có thu nhập cao nhất là 600 triệu đồng/năm; với mức thu nhập trung bình là 174,02 triệu đồng/năm và có độ lệch chuẩn tương đối thấp là 105,24 so với mức trung bình. Như vậy, thu nhập của mỗi hộ trong năm tương đối khá và phân bổ đều hơn giữa các hộ. Nguyên nhân có thể do mỗi hộ gia đình có nhiều nguồn thu nhập hoặc diện tích sản xuất tương đối lớn hoặc do trúng mùa trong sản xuất.

Bên cạnh đó, thơng tin về số nhân khẩu trong gia đình của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú như sau: trong tổng số 200 hộ được khảo sát, hộ có số nhân khẩu ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 12 người; với mức trung bình là 4,55 người và có độ lệch chuẩn thấp hơn so với trung bình là 1,81. Như vậy, số nhân khẩu trong các hộ nông dân được khảo sát là không nhiều và phân bổ đều nhau giữa các hộ. Bên cạnh đó, số lao động chính của mỗi hộ nơng dân được khảo sát như sau: hộ có ít lao động chính nhất là 1 người, nhiều nhất là 9 người, với mức trung bình là 2,84 người và có độ lệch chuẩn thấp là 1,39. Điều này cho thấy, số lao động chính được phân bổ đều nhau giữa các hộ và tương đối thấp. Thêm vào đó, số người phụ thuộc trong gia đình ít nhất là 0 người có nghĩa là sẽ có hộ khơng có người phụ thuộc; nhiều nhất là 10 người; trung bình là 1,7 người và có độ lệch chuẩn thấp là 1,36. Chứng tỏ rằng, số người phụ thuộc của mỗi hộ được phân bổ đều nhau và khá thấp.

Kết quả từ Bảng 4.5 cho thấy, diện tích đất thổ cư của nơng hộ như sau: hộ có diện tích đất thổ cư ít nhất là 0 m2, nhiều nhất là 1200 m2; với mức diện tích trung bình là 241,20 m2 và có độ lệch chuẩn thấp là 153,89. Từ đó thấy rằng, diện tích đất thổ cư mỗi hộ nơng dân trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai khá nhiều và phân bổ đều nhau giữa các hộ. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của nơng hộ tương nhiều, cụ thề là hộ có diện tích ít nhất là 0,1 ha, nhiều nhất là 8,7 ha; với mức diện tích trung bình là 1,33 ha và có độ lệch chuẩn thấp là 1,18. Điều này chứng tỏ, các hộ nơng dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối khá và phân bổ khá đều nhau.

Ngoài ra, giá trị gia súc gia cầm của hộ nông dân được khảo sát tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai như sau: trong tổng số 128 hộ có ni gia súc gia cầm thì giá trị nhỏ nhất là 3 triệu đồng, lớn nhất là 200 triệu đồng, với mức trung bình là 30,44 triệu đồng và có độ lệch chuẩn khá cao là 33,43. Như vậy, hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Phú có giá trị gia súc gia cầm tương đối cao và phân bổ không đều nhau giữa các hộ. Nguyên nhân có thể do tập quán sản xuất của mỗi hộ khác nhau hoặc do điều kiện kinh tế gia đình để đầu tư ni khác nhau, do đó có hộ ni nhiều và có hộ ni ít.

Thông tin về khoảng cách từ nhà đến trung tâm huyện của mỗi hộ như sau: hộ có khoảng cách gần nhất là 0,5 km, hộ có khoảng cách xa nhất là 25 km, với mức trung bình là 9,94 km và có độ lệch chuẩn thấp là 5,77. Điều này chứng tỏ, điều kiện đi lại của mỗi hộ đến trung tâm huyện tương đối xa và phân bổ đều nhau giữa các hộ nông dân được khảo sát tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Như vậy, các hộ nông dân được khảo sát đa phần ở cách xa trung tâm. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, do đối tượng khảo sát là nông dân nên đa phần là những hộ sinh sống ngoại ô và cách xa trung tâm.

Dân tộc của hộ được khảo sát trên địa bàn huyện Tân Phú thể hiện chi tiết qua Hình 4.2 dưới đây:

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 200 hộ nông dân huyện Tân Phú,tỉnh Đồng Nai, 2017

Hình 4.2: Đặc điểm dân tộc của hộ trong mẫu khảo sát

Hình 4.2 cho thấy, dân tộc của hộ nông dân được khảo sát tại địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đa phần là dân tộc kinh. Cụ thể, có đến 189 chủ hộ là dân tộc kinh với tỷ lệ là 94,50%; cịn lại chỉ có 11 hộ là dân tộc khác khơng phải dân tộc kinh với tỷ lệ là 5,50%.

Mối quan hệ xã hội của hộ trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai được thể hiện chi tiết qua Hình 4.3 dưới đây.

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 200 hộ nông dân huyện Tân Phú,tỉnh Đồng Nai, 2017

Hình 4.3: Quan hệ xã hội của hộ trong mẫu khảo sát

Hình 4.3 cho thấy, mối quan hệ xã hội (QHXH) của hộ được khảo sát tại địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đa phần là các hộ có mối QHXH tốt. Cụ thể, có đến 107 hộ là có mối QHXH với tỷ lệ là 53,50%; cịn lại có 93 hộ là khơng có QHXH với tỷ lệ là 46,50%. Như vậy, khi hộ có mối QHXH tốt sẽ có điều kiện thuận lợi hơn nhiều trong giao tiếp và dễ dàng giải quyết những vấn đề cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)