Trễ tối ưu của các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 38)

2.2.3 .Phân tích kết quả hồi qui

2.2.3.3 trễ tối ưu của các biến trong mơ hình

Trong nền kinh tế, thông thường các nhân tố ảnh hưởng tới nhau không trong cùng kỳ mà thường diễn ra trễ hơn một vài kỳ, do vậy muốn xác định chính xác

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô tới lãi suất thị trường liên ngân hàng cần phải xác định số biến trễ tối ưu của từng biến trong mơ hình. Mơ hình có độ trễ tối ưu là mơ hình có FPE bé nhất. Phần mềm Eviews đã cho ra giá trị FPE. Kết quả kiểm định được trình bày trong các bảng sau:

Kết quả có được từ tính tốn ở (Phụ lục 4): với vai trò là biến phụ thuộc, lãi suất thị trường liên ngân hàng có độ trễ tối ưu là 1. Độ trễ tối ưu của các biến tỷ lệ lạm phát trong vai trị biến giải thích là: 1; biến tỷ giá là: 1; biến sản lượng công nghiệp là: 1; biến tổng mức tiêu dùng là: 1.

Sau khi xác định độ trễ tối ưu của các biến, chúng ta xem xét lại dạng hàm hồi quy sau:

Các biến số ở dạng dữ liệu góc

Rt = α + β1R-1 + β2CPI-1 + β3E-1+ β4IO-1 + β5TM-1+ ut (2)

Phân tích số liệu bằng phần mềm Eviews 5.1 ta có bảng ước lượng cho phương trình trên như sau:

Bảng 2.4: Kết quả ước lượng phương trình hồi qui (2) (Phụ lục 3.2)

Dependent Variable: R Method: Least Squares Date: 08/19/12 Time: 18:09

Sample (adjusted): 2005M03 2012M07 Included observations: 89 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

R_1 0.542797 0.101544 5.345437 0.0000

CPI_1 0.053151 0.019988 2.659092 0.0097

E_1 1.13E-06 2.59E-06 0.438306 0.6625

IO_1 2.99E-07 1.75E-07 1.707323 0.0922

TM_1 -2.86E-07 1.45E-07 -1.974501 0.0523

C 0.004904 0.039522 0.124081 0.9016

R-squared 0.660803 Mean dependent var 0.098703

Adjusted R-squared 0.827158 S.D. dependent var 0.017515

S.E. of regression 0.007282 Akaike info criterion -6.920331

Sum squared resid 0.003712 Schwarz criterion -6.707257

Log likelihood 273.4327 F-statistic 61.61797

Với kết quả bảng trên ta thấy rằng, sau khi phân tích hàm với độ trễ tối ưu của các biến, R2

đã có thay đổi (R2’= 0.6608 so với R2

=0.6549). Điều này có nghĩa là với độ trễ tối ưu của mỗi biến đã cho thấy các biến kinh tế vĩ mơ giải thích được khoảng 66.08% sự thay đổi của biến lãi suất thị trường liên ngân hàng Rt.

Kết luận Chương 2

Chương 2 tập trung nghiên cứu diễn biến lãi suất và cơ chế điều hành lãi suất của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2012 và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới lãi suất.

Trong Chương này, tác giả đã sử dụng các phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương quan để phân tích mẫu nghiên cứu và đo lường mối quan hệ giữa các biến định lượng trong mơ hình. Phân tích hồi qui tuyến tính để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến lãi suất.

Với những phân tích trong chương 2, chúng ta nhận thấy rằng các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới lãi suất với những chiều hướng tác động khác nhau. Trong đó hai nhân tố chủ đạo có tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn tới lãi suất là lạm phát và cung tiền (biến sản lượng công nghiệp làm đại diện). Do vậy, để đảm bảo điều kiện cần cho q trình tự do hóa lãi suất hồn tồn tại Việt Nam, Chính Phủ cần xác định rõ các mục tiêu kinh tế trọng tâm để từ đó đưa ra các chính sách tác động lên các nhân tố này, nhằm tác động một cách gián tiếp tới lãi suất trên thị trường.

Chương 3. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

Trong nội dung chương này, tác giả chỉ đề cập đến những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác điều hành lãi suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34 - 38)