.Điều hành tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 42)

3.1 .Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

3.1.2 .Điều hành tỷ giá hối đoái

Kết quả phân tích cho thấy tỷ giá hối đối có tác động tới lãi suất. Khi tỷ giá ngoại tệ tăng thì lãi suất giảm. Chính vì vậy cần phải có một chính sách điều hành tỷ giá cho phù hợp với mục tiêu điều hành lãi suất. Chính Phủ thực hiện chính sách điều hành tỷ giá nhằm mục tiêu làm cho hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh với hàng hóa trên thế giới qua đó góp phần giúp cho thị trường tiền tệ trong nước ổn định. Điều hành chính sách tỷ giá phải làm sao tiền đồng ngày càng ít lệ thuộc vào đồng USD, tức là việc xác định tỷ giá phải dựa vào rổ tiền tệ nhất định, từ đó giảm áp lực đồng USD, làm giảm sức ép về việc tỷ giá tăng, từ đó làm cho giá cả đầu vào của sản xuất ổn định, làm cho cầu tiền tệ được ổn định và lãi suất ổn định theo. Bên cạnh đó chính sách điều hành tỷ giá cũng cần xem xét tình hình cán cân thương mại trong nước. Khi thục hiện chính sách ổn định tỷ giá, Chính Phủ cần nhắm đến mục tiêu nào. Khi cán cân xuất nhập khẩu nghiêng về xuất khẩu, thả nổi tỷ giá là điều rất cần thiết, vì tỷ giá tăng sẽ làm lợi cho các nhà xuất khẩu và tình hình kinh tế trong nước sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên khi các cân xuất khẩu thâm hụt, tình hình nhập siêu ngày càng tăng thì tỷ giả hối đối phải được thực hiện chính sách thả nổi có

kiểm soát. Để hạn chế tỷ giá tăng cao, gây tổn thất nhiều đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Hiện tại, tình hình tỷ giá biến động rất phức tạp, tuy Chính Phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ giá, và nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những mua bán tỷ giá có sự chênh lệch, tuy nhiên thực tế rất khó thực hiện, khi cung USD khơng đáp ứng cho cầu, trong khi Chính Phủ vẫn phát hành nhiều thơng tin dự trữ ngoại hối vẫn đủ đáp ứng cho thị trường, nhưng khi các ngân hàng thực hiện thì cịn chậm chạp và việc quản lý việc này chưa thật sự nghiêm khắc dẫn đến khơng kiểm sốt được việc mua bán ngoại tệ có chênh lệch, làm cho nhà nhập khẩu vẫn cịn khó khăn nhiều trong việc thanh tốn tiền hàng. Nên khi Chính Phủ dùng USD dự trữ để nhằm ổn định thị trường thì phải thơng báo công khai, công bố đúng thời điểm và tránh trường hợp thông tin khơng rõ ràng và khơng đầy đủ, gây khó khăn cho NHTM cũng như nhà nhập khẩu.

Ở một góc nhìn khác, tỷ giá là một trong những biến số phức tạp và nhạy cảm nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô. Mỗi sự biến động của nó tác động đến hàng loạt các mục tiêu đối kháng nhau: tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu thì có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu, tăng rủi ro cho các doanh nghiệp có nợ vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần của chính phủ, thu hút vốn đầu tư… Vì lẽ đó, điều hành tỷ giá thực sự là một nhiệm vụ rất phức tạp, không phải như một cơ chế tự động, đưa dữ liệu vào và… chạy chương trình như máy tính được. Vì vậy bất cứ sự thay đổi nào trong giá trị tiền đồng đều phải đặt trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế để đảm bảo rằng sự điều chỉnh tỷ giá là phù hợp, đáp ứng được sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế chứ không riêng mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu.

Như vậy, với việc điều hành được tỷ giá hối đoái sẽ là cơ sở rất tốt cho mục tiêu tiếp theo của quá trình điều hành lãi suất theo hướng gián tiếp tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều hành tỷ giá hối đối ln đi kèm với những mục tiêu kinh tế vĩ mô khác của Chính Phủ, nên việc vận dụng linh hoạt giữa điều hành tỷ giá hối đoái với các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu tiền trên thị trường tiền tệ là rất cần thiết.

3.1.3. Tác động đến cung tiền thông qua gia tăng sản lượng công nghiệp theo hướng phát triển bền vững

Như trong Chương 2 đã đề cập, sản lượng công nghiệp được đại diện cho yếu tố tăng trưởng kinh tế GDP, có tác động tới lãi suất trên thị trường. Khi giá trị sản lượng cơng nghiệp thay đổi nó sẽ có thể tác động tới cả cung và cầu tiền tệ. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài đang lấy cơ sở tác động tới cung tiền trên thị trường tiền tệ làm đại diện. Do vậy khi gia tăng sản lượng công nghiệp theo hướng phát triển bền vững sẽ góp phần làm cho cung tiền được dồi dào hơn và lãi suất vì vậy cũng được kiểm soát một cách gián tiếp. Khi nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định, nhu cầu của người dân chỉ nắm giữ một lượng tiền nhất định, số còn lại sẽ dành để đầu tư vào các trái khốn trên thị trường do tính đảm bảo của thị trường này được phát triển một cách ổn định. Khi đó cung tiền tăng và góp phần kiểm sốt lãi suất trong giới hạn mục tiêu.

Muốn thúc đẩy sản lượng công nghiệp tăng theo hướng bền vững cần thực hiện một số biện pháp:

- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cho các ngành sản xuất công nghiệp

- Phát triển các ngành cơng nghiệp chủ lực có thể tạo nguồn thu cao, qua đó tăng được nguồn thu cho xã hội, tạo được lượng cung tiền lớn hơn trên thị trường.

- Phát triển các công ty trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp hàng xuất khẩu và hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, nhằm giảm sức ép về chi phí sản xuất đầu vào trong nước, đồng thời thu được nguồn ngoại tệ thông qua xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 42)