.Ổn định và kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)

3.1 .Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

3.1.1 .Ổn định và kiểm soát lạm phát

Kết quả phân tích cho thấy lạm phát có tác động đến lãi suất theo hướng đồng biến. Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Chính vì vậy để khống chế lãi suất khơng tăng q cao thì cần phải duy trì một mức lạm phát vừa phải và ổn định.

Để ổn định và kiềm chế lạm phát thì các chính sách cần đưa ra là chính sách thắt chặt tiền tệ và các giải pháp nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng. Vì khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ có nghĩa là Chính Phủ điều tiết giảm lượng cung tiền trên thị trường tiền tệ, mà lượng tiền tệ trong lưu thơng cao chính là ngun nhân làm cho lạm phát cao. Còn đối với việc hạn chế tăng trưởng tín dụng cũng làm giảm lượng tiền trong lưu thông, do vậy cũng làm giảm lạm phát. Do vậy, khi phát hiện có nguy cơ tăng trưởng tín dụng, NHNN nên đưa ra các chính sách kinh tế kịp thời để điều chỉnh và phải cân đối giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng GDP.

Đây là hai chính sách cơ bản của Chính Phủ giúp ổn định và kiểm sốt được lạm phát. Ngồi ra, chính sách điều hành giá cả rất cần thiết, nhất là điều hành giá các mặt hàng chủ lực như giá xăng dầu, giá phôi thép, giá các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt của người dân như lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm khác, tạo ra nhiều hàng hóa cho tiêu dùng. Khi đã có nguồn cung hàng hóa dồi dào trên thị trường, giá cả các mặt hàng sẽ được ổn định và có tác động đến chỉ số CPI, khiến cho lạm phát được ổn định và kiểm soát.

Hiện nay, trên thị trường thế giới, giá cả các mặt hàng đang biến động rất lớn và rất khó dự đốn trước. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chủ động trong cơ chế kiểm soát giá cả các mặt hàng nhập khẩu cần thường xuyên phân tích, so sánh, dự báo giá cả nhằm có những phương án ứng phó kịp thời trước những biến động giá cả trên thị trường có thể xảy ra. Khi chúng ta đã chủ động được các nguồn hàng nhập khẩu, hoặc sử dụng các loại hàng hóa thay thế trong nước sẽ giúp tiết kiệm được chi phí đầu vào của sản xuất. Việc này góp phần giúp cho giá cả hàng hóa trong nước khơng bị tăng cao. Và đây cũng là cơ sở giúp kiểm soát được lạm phát.

Như vậy, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát cần tập trung vào những giải pháp chính sau:

- Thứ nhất, tập trung giải quyết các vấn đề từ gốc của giá cả là chất lượng tăng

trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn.

- Thứ hai, kiên định thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm khống chế tổng cầu của

nền kinh tế.

- Thứ ba, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong mọi tình huống, trước

hết là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Sắp xếp lại tổ chức mạng lưới lưu thông hợp lý, tránh đẩy chi phí lưu thơng tăng cao. Rà sốt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp về tiếp cận vốn, lãi suất, thuế… cho sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển để tăng cung cho thị trường, giảm chi phí tạo ra cơ hội giảm sức ép đẩy giá tăng.

- Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các hành vi

gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường giá cả.

- Thứ năm, thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; tiếp tục có lộ trình thích hợp để

xóa bao cấp qua giá đối với các loại hàng hóa dịch vụ cịn bao cấp và phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát như điện, xăng dầu, nước sạch, than cho hoạt động sản xuất điện… Hỗ trợ đối với những ngành sản xuất gặp khó khăn, hỗ trợ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

- Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương biện

pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, giảm thiểu các yếu tố tâm lý, kỳ vọng tăng giá trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến lãi suất tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 40)