fermentum T10 và Lactobacillus fermentum MC9
Theo một báo cáo thì mỗi năm trên thế giới sản sinh ra một lượng phế thải nông nghiệp xấp xỉ gần 3.5 tỉ tấn [35] và đây được xem như là một nguồn năng lượng tái tạo dự trữ. Khi sử dụng nguồn hydratcacbon làm cơ chất, người ta phải xem xét đến giá cả, tính sẵn có và độ tinh khiết của nguồn hydratcacbon đó. Phế liệu của ngành công nghiệp nông nghiệp là phong phú ( bã sắn, bột vỏ táo, vỏ cà phê ...) và giàu nguồn hydratcacbon nhưng phạm vi sử dụng của chúng còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do thành phần của các phế liệu này thường chứa rất ít protein và khả năng tiêu hóa chúng kém (Pandey và cộng sự, 2001). Hiện nay, nhờ sự phát triển của ngành công nghệ sinh học mà một số phế liệu nông nghiệp (bã sắn, bã mía, bột vỏ khoai tây, vỏ cà phê ...) và một số nguyên liệu chứa tinh bột (khoai tây, khoai mì, lúa mì, lúa mạch và cà rốt) đã trở thành những cơ chất có tiềm năng để sản xuất một số sản phẩm như acid lactic, ethanol, amino acid, hương thơm, enzyme ... để thay thế cho các nguyên liệu đắt tiền như glucose, sucrose, lactose []. Xuất phát từ nền tản này, chúng tôi đã tiến hành thăm dò khả năng sống và lên men của hai chủng vi khuẩn lactic là L.fermentum MC9 và
L.fermentum T10[20], [34]
Sau khi thủy phân bã sắn bằng hai chủng B.amyloliquefaciens N1 và
B.subtilis DC5, chúng tôi tiến hành cấy sinh khối của hai chủng vi khuẩn có khả
chứa bã sắn đã thủy phân và ủ chúng ở nhiệt độ 370C trong các khoảng thời gian 12, 24, 36, 42 giờ. Kết quả thu được thể hiện trên hình 3.7
Hình 3.7 Kết quả thăm dò khả năng lên men dịch bã sắn của chủng
Lactobacillus
Trên hình 3.7 ta thấy có sự thay đổi pH của dịch bã sắn sau khi cấy hai chủng có khả năng lên men lactic. Đối với mẫu có bổ sung chủng L.fermentum T10 thì pH của dich bã sắn giảm mạnh sau 24 giờ ủ (pH ban đầu là 4,43, nhưng sau 12 giờ ủ pH giảm xuống 3,95) và đối với mẫu có bổ sung L.fermentum MC9 thì pH của dịch bã sắn giảm mạnh sau 36 giờ ủ. Điều này có thể là do đã xảy ra quá trình tăng sinh khối tế bào của hai chủng vi khuẩn lactic này. Chúng sử dụng lượng đường khử tạo ra trong quá trình thủy phân bã sắn của hai chủng Bacillus để tăng sinh khối, đồng thời trong môi trường này cũng xảy ra quá trình lên men đường tạo ra acid lactic. Trong quá trình thăm dò này, chúng tôi không bổ sung thêm nguồn nitơ, muối kim loại nào. Do đó, kết quả thu được từ sự thay đổi pH là một tín hiệu ban đầu cho thấy hai chủng vi khuẩn này có khả năng sinh khối và lên men trong dịch bã sắn lên men. Như vậy, chúng ta cần có nghiên cứu rộng
và sâu hơn về vấn đề sử dụng L.fermentum T10 và L.fermentum MC9 để lên men dịch bã sắn thu acid lactic.
PHẦN 4