Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến khả năng thủy phân bã sắn của Bacillus amyloliquefaciens N1 và Bacillus subtilis DC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thuỷ phân bã sắn bằng các chủng vi khuẩn bacillus sp (Trang 35 - 37)

thủy phân bã sắn của Bacillus amyloliquefaciens N1 và Bacillus subtilis DC5

Sau khi xác đinh được nhiệt độ và tỉ lệ canh trường thủy phân thích hợp của hai chủng Bacillus, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian ủ đến khả năng thủy phân bã sắn của hai chủng Bacillus. Chúng tôi tiến hành ủ 10 mL dịch canh trường trong bình tam giác có chứa 2 g bã sắn và 10 mL nước cất đã được xử lý nhiệt (1150C, 30 phút), sau 24 giờ ủ ở nhiệt độ 400C, chúng tôi tiến hành nâng nhiệt độ lên 450C đối với B.subtilis DC5 và 500C đối với

B.amyloliquefaciens N1, sau đó lần lượt lấy mẫu để kiểm tra các móc thời gian

thủy phân thích hợp tiếp theo là 12, 18, 24, 30, 36 giờ. Ly tâm thu dịch nổi và thực hiện phản ứng màu, do OD ở bước sóng 540nm. Kết quả được thể hiện trên hình 3.6

Hình 3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng thời gian thủy phân đến khả năng thủy

phân bã sắn của hai chủng Bacillus

Kết quả trên hình 3.6 cho thấy thời gian thủy phân ảnh hưởng nhiều đến kết quả thủy phân bã sắn của hai chủng Bacillus. Đối với chủng B.subtilis DC5 khi kéo dài thời gian thủy phân thêm 18 giờ thì lượng đường khử tạo ra là 56,507 (mg/g) cao hơn gấp hai lần so với chỉ kéo dài thêm 12 giờ là 24,593 (mg/g), vì thế chúng tơi đã kéo dài thời gian thủy phân thêm 24, 30, 36 giờ để đánh giá lượng đường khử tạo ra như thế nào, kết quả cho thấy lượng đường khử có tăng nhưng khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó chúng tơi chọn kéo thời gian thủy phân của chủng B.subtilis DC5 thêm 18 giờ để đảm bảo tính kinh tế. Đối với chủng B.amyloliquefaciens N1, chúng tôi nhận thấy thời gian thủy phân kéo dài thêm 18 đến 24 giờ là thích hợp, bởi vì nếu kéo dài thêm 30 hay 36 giờ

thì lượng đường khử tạo ra cũng khơng nhiều ( sự khác nhau khơng có ý nghĩa về mặt thơng kê). Nhìn kết quả trên hình 3.6 ta thấy, thời gian thủy phân kéo dài của hai chủng thích hợp nhất trong khoảng từ 18 đến 24 giờ, lượng đường khử tạo ra trong giai đoạn này của hai chủng xấp xỉ bằng nhau, ở 18 giờ là 49,334 (mg/g) đối với B.amyloliquefaciens N1 và 56,507 (mg/g) đối với B.subtilis DC5, còn ở 24 giờ là 64,409 đối với B.subtilis DC5 và 75,264 (mg/g) đối với

B.amyloliquefaciens N1. Như vậy, tổng thời gian thủy phân bã sắn thích hợp của B.amyloliquefaciens N1 48 giờ và B.subtilis DC5 là 42 giờ. Kết luận này cũng

phù hợp với một số nghiên cứu về thủy phân bã sắn. Như báo cáo của S.Gaewchingduang và cộng sự (2010)[36], để thu hồi được lượng đường khử lớn nhất họ tiến hành ủ bình tam giác có chứa 2% bã sắn với enzyme α-amylase thương mại trong điều kiện nhiệt độ 550C trong thời gian 48 giờ. Ngoài ra, Adenise Lorenci Woiciechowski và cộng sự (2002)[18] cũng thủy phân bã sắn bằng hỗn hợp hai loại enzyme là α-amylase và amyloglucosidase trong 48 tiếng ở nhiệt độ 600C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thuỷ phân bã sắn bằng các chủng vi khuẩn bacillus sp (Trang 35 - 37)