Chương 1 : Tổng quan về tỷ giá và chính sách tỷ giá
1.4 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá tại một số nước trên thế
1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan:
Trước khủng hoảng tài chính năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do có ngành cơng nghiệp chế tạo phát triển giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ 9,4% trong một thập kỷ cho đến năm 1996. Các yếu tố mang lại thành cơng kinh tế đó là nhờ Thái Lan đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, chủ nghĩa bảo thủ tài chính, các chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở và sự khuyến khích lĩnh vực tư nhân, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan trong những năm gần đây chủ yếu là tăng.
Có được những thành quả trên, Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực như: cải thiện mơi trường kinh tế, cải thiện cơ cấu chính sách thương mại và phá giá mạnh đồng Bath và tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của Thái Lan.
Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với USD. Với Thái Lan, việc thi hành chính sách tỷ giá hối đối cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá quá cao giá trị của đồng Baht trong khi giá trị của USD với JPY và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa Baht với USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang giá sức mua thì đồng Baht đã giảm giá khoảng 20% so với USD nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%).
Do đó, việc đồng Baht bị thả nổi là hiện tượng cần thiết để trả lại giá trị đích thực của nó. Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giảm đáng kể, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng giảm tương đối. Có nhiều nguyên nhân làm giảm xuất khẩu của Thái Lan trong giai đoạn này bao gồm: tăng trưởng thương mại tồn cầu suy giảm, tỷ giá hối đối thực của các nước Đông Á lên giá, lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là hàng điện tử bị suy giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan năm 1996 lên đến 7,9%GDP. Mức thâm hụt này tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào. Do tài khoản vốn được tự do và những yếu kém trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã khiến ngày càng nhiều hơn các luồng vốn ồ ạt chảy vào Thái Lan.
Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ USD đổ vào Thái Lan, trong đó,vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn do các tổ chức tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản. Bên cạnh đó, tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht/USD trong thời gian dài cộng với thâm hụt thương mại kéo dài đã khiến áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng tăng.
Biểu đồ 1.2: Biến động của tỷ giá USD/ Baht trong giai đoạn 1994-2008
(Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB)
Dưới áp lực của những khoản nợ đến hạn và thâm hụt thương mại kéo dài, mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã khơng thể duy trì được mức tỷ giá hiện thời. Thái Lan đứng trước việc đồng Baht
bị phá giá và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng với những tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Chỉ trong 1 ngày sau khi Chính phủ tuyên bố phá giá, đồng Baht mất hơn 20% giá trị rồi tiếp tục giảm xuống sau đó. Tỷ giá Baht/USD tăng lên từ 25,61 đến 47,25. Tỷ giá này làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Thái Lan nói chung, nơng thủy sản nói riêng, hạn chế nhập khẩu. Kết quả là Thái Lan giảm nhập siêu từ 9,5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,624 tỷ USD năm 1997 và thặng dư là 11,973 tỷ USD năm 2007.
Ngày 2/7/1997, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối trong nỗ lực bảo vệ đồng Baht tránh bị tác động của một cuộc đầu cơ lớn và buộc phải thả nổi đồng Baht. Đồng tiền này ngay lập tức giảm giá mạnh. Phản ứng dây chuyền đã lan rộng khi các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các nước có những triệu chứng kinh tế tương tự như Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc.
Từ cuối năm 1998 – 2004, tỷ giá Baht/USD đôi lúc giảm và sau đó tăng nhẹ nhưng nói chung duy trì ở mức ổn định. Tỷ giá tăng nhẹ từ 39,06 năm 2004 lên 41,03 năm 2005 nhưng cho tới nay, tỷ giá giảm do USD giảm giá. Mặc dù luôn chú trọng tới xuất khẩu, nhưng Thái Lan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho mình để có thể tránh được những tổn thất tương tự trong các cuộc khủng hoảng tài chính sau này. Điển hình là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2010, do khơng cịn lệ thuộc nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài như trong cuộc khủng hoảng 1997 cùng với lượng dự trữ ngoại hối của quốc gia khá dồi dào ( khoảng trên 105 tỷ USD), Thái Lan đã đứng vững trước cơn sốt bán chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoải trị giá khoảng 2 tỷ USD trong 3 quý đầu năm 2008. Các động thái rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài khơng cịn khiến cho thị trường ngoại hối chao đảo như cuộc khủng hoảng trước đây nữa.
Từ khoảng giữa năm 2006 đến giữa năm 2008, với nội lực của nền kinh tế Thái Lan đã tăng giá trị đồng Baht từ khoảng 40 Baht/ USD lên 32 Baht/USD. Tuy nhiên từ tháng 4 năm 2008, do tình hình ảm đạm tại các tổ chức tài chính tại Mỹ đã dẫn đến việc rút vốn khiến cho tỷ giá USD/ Baht tăng lên 34.3 Bht/ USD vào tháng 9 năm 2008. Mặc dù đồng Baht đã giảm giá so với USD nhưng so với các đồng tiền tại châu Á khác thì mức biến động là khơng nhiều vì mức độ rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan diễn ra ít hơn đồng thời nhờ vào lượng dự trữ ngoại hối dồi dào của mình, Ngân hàng Trung ương Thái Lan có thể ổn định được thị trường ngoại hối.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 5 năm 2009, dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngồi lại đổ vào thị trường chứng khốn Thái Lan khiến cho đồng Baht tăng giá lên 33.3 Baht/ USD vào cuối tháng 12 năm 2009. Đồng Baht tiếp tục xu hướng tăng giá so với USD trong năm 2010 và kết thúc năm 2010 ở mức 30.1192 Baht/ USD, một phần do giá trị đồng USD giảm so với hầu hết các đồng tiền trên thế giới, mặt khác Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng muốn giữ ổn định giá trị đồng tiền nhằm kiềm chế lạm phát phục vụ cho công cuộc phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng,
Qua kinh nghiệm của Thái Lan, có thể thấy được tầm quan trọng của một nguồn dự trữ ngoại hối mạnh đối với việc điều hành chính sách tỷ giá, đồng thời có thể thấy được sự chủ động trong điều hành chính sách tỷ giá kết hợp với các chính sách vĩ mơ khác trong việ thực thi các mục tiêu kinh tế của quốc gia.