Chương 1 : Tổng quan về tỷ giá và chính sách tỷ giá
2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-
2.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam 2008:
Năm 2008 là có thể coi là năm mà khủng hoảng kinh tế bắt đầu tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. Việc giá cả các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào chủ chốt liên tục tăng giá khiến cho những dự đoán về mức lạm phát cao đã trở thành hiện thực. Bên cạnh đó việc các định chế tài chính khổng lồ trên thế giới sụp đổ khiến cho sự lo ngại về những vụ đổ vỡ dây chuyền trên thị trường tài chính thế giới càng trở nên có cơ sở. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, các chính phủ đều đưa ra các gói cứu trợ nhằm can thiệp vào hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế nhằm mục đích nâng đỡ và tạo xung lực cho nền kinh tế của mình chống chọi và vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Trước tình hình kinh tế thế giới diễn biến với chiều hướng bất lợi như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề do nền kinh tế nước ta có độ mở khá lớn với kinh tế thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP giảm so với tốc độ tăng của năm 2007 (8.48%).
Xuất khẩu cả năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do sự tăng giá trên thị trường thế giới. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm 2008 chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm 2008 vẫn khá cao.
Những tháng đầu năm 2008, lạm phát là vấn đề số một của nền kinh tế Viêt Nam. Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vào tháng 2 và tháng 5 (tăng 3,19 %). Nguyên nhân là giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao đã làm tăng giá nhập khẩu. Tổng kết cho thấy trong 7 tháng đầu năm giá nguyên nhiên liệu thế giới tăng 39,85% so với cuối năm 2007. Bên cạnh đó, đầu tư tồn xã hội tăng cao với bội chi ngân sách cao, nguồn FDI và ODA cao trong khi hệ số ICOR tăng cao thể hiện chi phí đầu tư cao. Nguyên nhân quan trọng nữa là, cung tiền năm 2007 tăng 46,7% so với năm 2006. Tổng lượng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế năm 2007 đạt xấp xỉ 22 tỷ USD, theo đó Ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỷ USD (2006) lên mức 21,6 tỷ USD (2007) và cung tiền đồng ra thị trường, trong đó một phần là để mua số ngoại tệ nói trên.
Biểu đồ 2.1: CPI của Việt Nam trong năm 2008
( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trước những ảnh hưởng của lạm phát, chính phủ đã đưa ra các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, tập trung vào việc thắt chặt cung tiền và giảm bớt đầu tư công và hạn chế nhập siêu. Được sự trợ giúp từ việc giá hàng hóa trên thế giới bắt đầu giảm từ mức đỉnh vào tháng 6/2008, tốc độ tăng lạm phát đã được đưa xuống mức dưới 2%/tháng (tháng 7-8/2008) và xấp xỉ 0%/tháng trong tháng 9/2008. Mặc dù đây là một thành cơng của chính phủ Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát, cũng cần nhìn nhận rằng đây phần lớn là do một chính sách tiền tệ thắt chặt (và những hậu quả phái sinh của biện pháp này) hơn là một sự cải thiện trong việc đầu tư công,
cắt giảm ngân sách Ngoài ra, việc giá cả hàng hóa thế giới bắt đầu giảm từ mức đỉnh vào tháng 6-7/2008 cũng đã hỗ trợ cho việc kiềm chế lạm phát của Việt Nam.
Tính trong 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 11/2008, giá nguyên liệu thế giới giảm 58%. Giảm phát ở Việt nam có độ trễ so với nước ngồi và chính thức bắt đầu từ tháng 10/2008, với một trong những nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu với giá cao trong những tháng trước cố gắng giữ giá bán để giảm thiểu thiệt hại do chi phí đầu vào lớn hơn giá bán hoặc tăng giá bán. Giống như nhiều nước khác, mối lo ngại của Việt Nam đã chuyển trạng thái từ lạm phát sang giảm phát khi giảm phát xảy ra trong cả 3 tháng của quý IV năm 2008.