Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam giai đoạn 2008 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)

Chương 1 : Tổng quan về tỷ giá và chính sách tỷ giá

2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-

2.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2009:

Nền kinh tế thế giới trong năm 2009 tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, với tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nước lớn trên thế giới ( Mỹ, Nhật, các nước trong EU…). Việc hồi phục chỉ xảy ra trong nửa cuối năm với một số nước nhờ tác dụng của các gói cứu trợ kinh tế mà chính phủ và ngân hàng Trung ương các nước thực hiện từ cuối năm 2008 đầu 2009. Lạm phát tại nhiều quốc gia giảm mạnh trong bối cảnh suy thoái. Giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm, đặc biệt là giá dầu mỏ và lương thực do sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế toàn cầu khiến cầu thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên trong quý IV năm 2009, mức lạm phát bình quân dương trở lại do cầu về một số hàng hóa mặt hàng thiết yếu như dầu thơ, thép, xi măng có xu hướng tăng mạnh so với đầu năm phục vụ cho các giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới. Nhờ có các biện pháp cứu trợ kinh tế được thực hiện từ cuối năm 2008, từ quý II năm 2009 kinh tế thế giới đã dần phục hồi nhưng chưa chắc chắn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thất nghiệp và thâm hụt ngân sách tại nhiều nước tăng lên mức cao so với nhiều năm trước.

Trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong năm 2009 là một trong số ít quốc gia vẫn đạt mức tăng trưởng dương nhưng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đã khiến cho đà tăng trưởng của nền kinh tế nước ta bị chậm lại. Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%, thấp hơn mức tăng

tăng trưởng kinh tế có xu hướng cải thiện dần qua các quý nhờ cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước dần phục hồi bởi tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt 127 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 57 tỷ USD, giảm 8,9%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (theo giá CIF) là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so với năm 2008 (tính theo giá FOB, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là 65,4 tỷ USD). Thâm hụt cán cân thương mại được thu hẹp so với năm 2008, xuống còn 8,3 tỷ USD. Nhập siêu ở mức 12,85 tỷ USD, tương đương 22,51% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, giảm so với mức 28,76% của năm 2008. Kim ngạch thương mại của Việt Nam với các thị trường xuất nhập khẩu truyền thống đều giảm sút.

Biểu đồ 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam

năm 2009

( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2009 gặp nhiều khó khăn hơn so với các năm trước do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cả năm ước đạt 21,5 tỷ USD, giảm 70% so với năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký của 839 dự án được cấp phép mới đạt 16,3 tỷ USD (giảm 46,1% về số dự án và giảm 75,4% về vốn); vốn đăng ký bổ sung của 215 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 5,1 tỷ USD, giảm 1,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009 ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.

Lạm phát trong năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, được giữ ở mức một con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm trước đó và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam theo tháng trong năm 2009

( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam giai đoạn 2008 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 45)