Khái quát sự phát triển thị trường nhà ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách chuyển căn hộ thương mại sang cho thuê, tình huống ở quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở VÀ NHÀ CHO THUÊ

3.3 Thị trường nhà ở Việt Nam

3.3.1 Khái quát sự phát triển thị trường nhà ở Việt Nam

Tại Việt Nam, từ những năm 1990 đến nay thị trường nhà ở đã có những bước phát triển nhanh chóng mặc dù vẫn cịn nhiều khiếm khuyết. Có thể khái quát lịch sử thị trường nhà ở Việt Nam qua hai giai đoạn (Đinh Văn Ân, 2011).

Giai đoạn những năm 1990: Các giao dịch thị trường là nhỏ lẻ, mang tính tự phát ở phân

khúc nhà ở có sẵn và đất thổ cư. Nguyên nhân là do nhà nước chưa thừa nhận thị trường đất đai, nên các giao dịch phải hoạt động phi chính thức. Đến năm 1993, Luật Đất đai ra đời cho phép giao đất ổn định lâu dài cho người sử dụng, quyền sử dụng đất được coi là hàng hố, có thể chuyển nhượng, cho th, thế chấp… Điều này đã tạo điều kiện cho thị trường nhà ở hình thành và phát triển. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh đã kéo theo cơn sốt đất vào năm 1993 – 1995. Khi đó, giá đất bị đẩy lên cao khơng do nhu cầu tăng nhanh mà do đầu cơ chờ giá tăng và tâm lý sợ tiền mất giá.

Từ năm 2000 đến nay: Đầu những năm 2000, Nhà nước ban hành nhiều văn bản luật như

Luật Nhà ở, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006... tạo hành lang pháp lý cho thị trường nhà ở. Nhờ đó, thị trường tập trung hơn với vai trò quan trọng của các chủ đầu tư, các công ty xây dựng. Cùng với sự gia tăng nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam, thị trường đã gia tăng về quy mô và số lượng dự án. Năm 2008, có khoảng 148.000 tỷ đồng chảy vào thị trường nhà ở, trong đó vốn FDI chiếm tỷ lệ trên 50% (Đinh Văn Ân, 2011). Ngân hàng có vai trị quan trọng khi vừa cung cấp vốn tín dụng cho cả hai phía cung và cầu, vừa trực tiếp tham gia vào thị trường thông qua các cơng ty con. Tỷ trọng tín dụng cho BĐS trong thời gian này dao động từ 9,1 đến 14,6% tổng tín dụng, mức tăng trưởng có năm đạt 40% (Đỗ Thị Kim Hảo, 2012).

Sau hơn 20 năm phát triển, có thể thấy hiện tượng bong bóng BĐS đã hình thành, thể hiện qua sự cách biệt quá lớn giữa mặt bằng giá nhà đất và thu nhập của 80% người dân. Tốc độ tăng giá nhà đất cao gấp 3 lần tốc độ tăng GDP bình quân trên đầu người (Đỗ Thị Kim Hảo, 2012).

Hộp 3-1 Giá nhà so với thu nhập

“Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vịng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với các nước chậm phát triển. Trong khi đó, so với thu nhập, giá bất động sản trung bình ở các nước châu Âu chỉ bằng 7 lần, Thái lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần.”

Nguồn: (Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chính sách chuyển căn hộ thương mại sang cho thuê, tình huống ở quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)