Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTMViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 41)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2. Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTMViệt Nam gia

2.2.2. Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTMViệt Nam

2.2.2.1. Tái cơ cấu

Tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng là một trong những trọng tâm của chính sách phát triển kinh tế 5 năm của Chính Phủ. NHNN đã quyết liệt tái cơ cấu ngành Ngân hàng, giúp hệ thống trở nên gọn nhẹ, lành mạnh hơn. Cuối năm 2011, các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng bởi những yếu kém, rủi ro tích lũy nhiều năm trước. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 ban hành Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (Đề án 254) và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 ban hành Đề án Xử lý Nợ xấu (Đề án 843) nhằm khắc phục những yếu kém nội tại của ngành ngân hàng, lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố năng lực hoạt động của từng tổ chức tín dụng và của tồn hệ thống.

Thế hệ đầu tiên của những cải cách ngành ngân hàng bắt đầu từ năm 2011- 2012, nhằm ngăn chặn của khủng hoảng về thanh khoản. Giai đoạn thứ hai tập trung vào cải thiện sức khỏe của ngành ngân hàng và sự ổn định của hệ thống tài chính bằng cách thúc đẩy các quy định giám sát nghiêm ngặt và áp dụng việc quản lý rủi ro tốt hơn thông qua áp dụng dần các nguyên tắc Basel II. Tiếp sau đó là cách tiếp cận dài hạn trong việc giải quyết nợ xấu với việc thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Bảng 2.3. Các thương vụ M&A giữa các NHTM tại Việt Nam

Năm Tổ chức trước M&A Tổ chức sau M&A Hình thức M&A 2011 FicomBank, SCB, TinNghiaBank SCB Hợp nhất

2012 Habubank, SHB SHB Sáp nhập

2013 DaiABank, HD Bank HD Bank Sáp nhập

2015 MHB, BIDV BIDV Sáp nhập

2015 Vietinbank, PG Bank Vietinbank Sáp nhập

2015 Southern Bank, Sacombank Sacombank Sáp nhập

2015 MDB, Maritime Bank Maritime Bank Sáp nhập

Trường hợp điển hình là thương vụ sáp nhập giữa NHTM CP Phát triển Mekong (MDB) vào NHTM CP Hàng Hải (MSB) khi trước đây MSB sở hữu 10% MDB. Sau M&A, sở hữu chéo giữa hai ngân hàng đã bị xóa bỏ. Một trường hợp điển hình khác là của Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) khi sở hữu hơn 9,73% vốn Sacombank trước đây. Nhưng khi Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) sáp nhập vào Sacombank, vốn điều lệ được nâng lên thì tỷ lệ sở hữu của Eximbank ở Sacombank giảm xuống còn 8,76%.

Cải cách Ngân hàng được đẩy mạnh trong năm 2015, trong đó Ngân hàng Nhà Nước mua lại 03 ngân hàng nhỏ với giá 0 đồng là VNCB, Ocean Bank và GP Bank và đưa các nhà quản lý có kinh nghiệm của các ngân hàng lớn vào những vị trí chủ chốt nhằm thúc đẩy cải tiến hoạt động kinh doanh của 03 ngân hàng này. Bên cạnh đó, có một số cuộc sáp nhập những NHTMCP thuần túy với nhau nhằm tạo ra các NHTM lớn hơn, có sức cạnh tranh cao hơn. Theo ơng Bùi Huy Thọ (2018) trong bài phỏng vấn “M&A ngân hàng – Dòng nước vẫn chảy mạnh”, sau 04 năm thực hiện tái cơ cấu từ 2011-2015, số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm 19 tổ chức (trong đó giảm 9 ngân hàng, 2 tổ chức tín dụng phi ngân hàng và 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Hệ thống các NHTM Việt Nam cơ bản đã hồn thành bước đầu lộ trình cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt tính đến cuối năm 2015, được lành mạnh hóa nhờ vào việc tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng , tự tích cực cơ cấu lại từ nguồn vốn chủ sở hữu, định hướng kinh doanh, phát triển hệ thống, bộ máy quản lý, đội ngũ nhân viên và quản trị ngân hàng, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng lợi nhuận,…

Trong năm 2016, cải cách ngân hàng tập trung vào khối các cơng ty tài chính. Theo đó, có 03 thương vụ NHTM CP Việt Nam mua lại các cơng ty tài chính do Tập đồn, Tổng cơng ty Nhà Nước là chủ sở hữu/ cổ đông lớn và 02 thương vụ NHTM CP Việt Nam nhận sáp nhập các cơng ty tài chính yếu kém nhằm xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém.

Như vậy, việc tiếp tục thúc đẩy mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các định chế có quy mơ lớn và quản trị tốt hơn là một trong các

định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ngày 19/07/2017 với mục tiêu “Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mơ và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản” và “Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thối vốn ngồi ngành của các ngân hàng thương mại”. Trong đó, giải pháp chung cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 gồm: Hồn thiện khn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mơ hình kinh doanh, quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng; tăng cường đổi mới cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng; các giải pháp hỗ trợ.

2.2.2.2. Nợ xấu, xử lý nợ xấu, lợi ích nhóm và sở hữu chéo.

VAMC được thành lập, thể hiện quyết tâm xử lý Nợ xấu của Chính phủ và của NHNN, tuy nhiên hoạt động chưa hiệu quả, nợ xấu xử lý chưa đạt kỳ vọng. Phía các NHTM cũng đã cố gắng xử lý nợ xấu, thu hồi nợ, phần còn lại bán cho VAMC nhưng đến thời điểm này, mới chỉ thu hồi được 10% nợ xấu, 90% vẫn cịn ngun trên sổ sách của VAMC và có khả năng sẽ quay lại với các Ngân hàng. Do đó, trong cơng cuộc tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu được xem là kém hiệu quả nhất. Hoạt động mua bán nợ vẫn mang tính hình thức, đó là gom nợ xấu vào một “bãi đổ” là VAMC. Bởi lẽ, còn rất nhiều rào cản trong việc xử lý nợ xấu của VAMC. Thứ nhất việc mua nợ xấu của VAMC chỉ là tạm thời, không phải mua đứt và sẽ được trả lại cho TCTD sau 05 năm nếu việc xử lý của VAMC sau khi mua khơng có tiến triển. Thứ hai, mỗi năm các TCTD vẫn phải trích lập dự phịng 20% giá bán khoản nợ (cũng là giá trị của Trái phiếu đặc biệt). Thứ ba, VAMC chỉ mua những khoản nợ

có tài sản bảo đảm có tính khả mại tốt, điều đó có nghĩa rằng phần lớn nợ xấu từ các DNNN sẽ khơng thể xử lý vì khơng đáp ứng tiêu chí này.

Năm 2017, quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD được đẩy nhanh hơn nhờ vào Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội có hiệu lực ngày 15/08/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Công tác xử lý nợ xấu của các TCTD và của VAMC thuận lợi hơn nhờ cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm và cơ chế xử lý tài chính. Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD khoảng 9,5%, giảm mạnh so với cuối năm 2016 (11,9%), chủ yếu giảm do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, TPDN, và các khoản phải thu bên ngồi khó thu hồi giảm. Nợ xấu vẫn tập trung ở các NHTM yếu kém, trong diện tái cơ cấu.

Tăng trưởng tín dụng 2017 đạt 18,17%, mức cao nhất từ năm 2011 đến nay. Kết quả này phần nào phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có nhiều cải thiện, cầu tiêu dùng của người dân tăng do thu nhập tăng. Tuy nhiên mức tăng trưởng tín dụng cao gấp 2,8 lần GDP cùng với sự can thiệp của các mệnh lệnh hành chính có thể khiến dịng tín dụng dịch chuyển vào các lĩnh vực phi sản xuất, gia tăng các hoạt động cho vay rủi ro quá mức, tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cho hệ thống. Theo Phan Minh Ngọc (2017), khi đánh giá về hệ thống ngân hàng Việt Nam, các hãng xếp hạng tín dụng chủ chốt tại Singapore cho rằng trong bối cảnh gánh nặng nợ gia tăng, tăng trưởng tín dụng cao sẽ tạo ra thêm nhiều thách thức phải giải quyết như bong bóng tài sản, nền tảng vốn của ngân hàng tiếp tục suy yếu thêm nữa so với khu vực, biên độ lợi nhuận thu hẹp do cạnh tranh gay gắt, tín dụng tiếp tục đổ vào những lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khốn …Các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế nhìn chung đều phải đánh giá lại tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng mà họ có xếp hạng ở Việt Nam. Bởi vì nợ xấu trên báo cáo tài chính của các NHTM chưa tính đến giá trị phần trái phiếu mà họ đã bán cho VAMC và dư nợ được phân loại trong nhóm “chú ý đặc biệt”. Tỷ lệ nợ xấu thực tế mà các hãng xếp hãng tín nhiệm quốc tế tính ra được là cao hơn so với mức dưới 3% phần lớn các ngân hàng báo cáo trên sổ sách.

Biểu đồ 2.4. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2015-2017

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Như vậy, nợ xấu thể hiện qua các con số có vẻ như khơng đáng lo ngại, nhưng thực chất, nợ xấu là tiềm ẩn, chưa được ghi nhận và cơng khai minh bạch, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Trên thực tế, Các NHTM Nhà Nước thường là nhà cung ứng vốn cho các DN Nhà Nước. Tài trợ vốn chính cho các DN Nhà Nước có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà Nước vì các DN Nhà Nước thường được xem là hoạt động kém hiệu quả và có tính cạnh tranh kém.

Sở hữu chéo từ khi được phát hiện luôn là vấn đề nan giải của NHNN Việt Nam. Nếu sở hữu cổ phần mang tính chất kinh tế như một dạng đầu tư, việc này hồn tồn bình thường pháp luật khơng cấm. Sở hữu chéo mà tôi muốn đề cập ở đây là dạng sở hữu cổ phần nhằm thao túng, tác động đến cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, không những làm hạn chế hiệu quả của các chính sách điều hành mà cịn gây ra rủi ro cục bộ cho hệ thống ngân hàng cũng như phát sinh những đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng trong hoạt động của tổ chức. Ví dụ cổ đơng của ngân hàng này khi sở hữu cổ phần ngân hàng kia, nhằm mục đích đem hết tất cả lợi thế của ngân hàng kia về lại ngân hàng mình sở hữu chính gây nên hậu quả về kinh doanh, hậu quả về thanh khoản cho ngân hàng. Hay việc thâm nhập lấy bí quyết kinh doanh của ngân hàng khác về ngân hàng mình sở hữu chính.

Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các NHTM rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất cao nếu như một ngân hàng khó khăn hoặc đổ vỡ. Khơng ít các NHTM đã bị các

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2015 2016 2017

cổ đông lớn lạm dụng trở thành kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp “sân sau”; Nhiều NHTM thành lập các công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, cho th tài chính khơng có hiệu quả và tăng thêm rủi ro cho các NHTM

Hệ lụy của sở hữu chéo là hàng loạt các vụ đại án Ngân hàng xảy ra trong giai đoạn vừa qua. Điển hình là đại án Trầm Bê vào tháng 08/2017 vừa qua. Ông Trầm Bê bị bắt tạm giam do làm thất thoát tài sản lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trầm Bê đã tiếp tay cho Phạm Công Danh và đồng phạm, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập trên hồ sơ vay vốn tại Sacombank, gây thiệt hại hơn 6.100 tỉ đồng. Năm 2017 - 2018 chứng kiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có khá nhiều biến động và phức tạp, nhiều cán bộ cấp cao tại các NHTMCP bị bắt giam, điều tra liên quan đến các sai phạm trong quá trình điều hành hoạt động và cho vay tại các công ty “sân sau”, ảnh hưởng đến uy tín của các TCTD và an tồn hệ thống.

Hiện nay, khơng cịn cá nhân sở hữu trên 5% vốn ở ngân hàng. Số cặp sở hữu chéo giảm từ 7 cặp trong năm 2015 xuống còn 2 cặp. Sở hữu ngân hàng với doanh nghiệp giảm từ 56 cặp xuống cịn 2 cặp. Số tổ chức tín dụng sở hữu hơn 15% nay chỉ còn 4 trường hợp, so với 19 trường hợp vào năm 2012. Xét về mặt con số, có thể thấy tình trạng sở hữu chéo đã cải thiện hơn so với những năm trước. Thực chất, NHNN cũng sẽ khó nhận ra đối với những trường hợp biến tướng của sở hữu chéo đơn thuần như cố tình nhờ người đứng tên hộ, hay như ngân hàng A cho B vay, rồi B dùng tiền vay này sở hữu trực tiếp ngược trở lại A, hoặc gián tiếp sở hữu A thông qua sở hữu một vài chủ thể trung gian nào đó.

2.2.2.3. Thanh khoản và ổn định Ngân hàng

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài các loại rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động… Nếu quản trị rủi ro thanh khoản không tốt sẽ dẫn đến rủi ro hệ thống, bởi lẽ sự mất thanh khoản của một ngân hàng cộng hưởng với tâm lý đám đông sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngân hàng khác và đe dọa đến sự an toàn của tồn bộ hệ thống ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro thanh khoản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt bởi các Cơ quan quản lý, giám sát Nhà Nước. Các văn bản quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng

thường xuyên được cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam để phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, phần nào đáp ứng được yêu cầu giám sát, quản lý của NHNN và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá xa so với các thông lệ quốc tế.

Tăng trưởng huy động vốn tồn hệ thống năm 2017 là 14,5%, có sự sụt giảm so với năm 2016 (16,88%). Huy động vốn bằng Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong đó huy động bằng Việt Nam đồng ước tăng 18,4%, chiếm 90,5% tổng vốn huy động; huy động ngoại tệ ước tăng 4%, chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% so với tổng huy động. Huy động vốn có kỳ hạn tăng 18,1% chiếm 80,9% tổng huy động, không kỳ hạn chiếm 19,1% tổng huy động.

Thanh khoản của hệ thống TCTD tương đối ổn định, Tỷ lệ tín dụng/ huy động (LDR) bình quân năm 2017 là 87,3%, năm 2016 là 85,6%. Tỷ lệ LDR bằng Việt NamD là 88,6%, ngoại tệ là 75,8%.

Thanh khoản trên hệ thống liên ngân hàng vẫn duy trì trạng thái tích cực mặc dù tăng trưởng tín dụng có xu hướng nhanh hơn so với tăng trưởng huy động là do:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 41)