Vai trò của đa dạng hóa dịch vụ đối với sự phát triển của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2. Các vấn đề cần quan tâm đối với hệ thống NHTMViệt Nam gia

2.2.3. Vai trò của đa dạng hóa dịch vụ đối với sự phát triển của hệ thống

2.2.3. Vai trị của đa dạng hóa dịch vụ đối với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Sự cần thiết phải đa dạng hóa dịch vụ

Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng trong thương mại và đầu tư. Giá trị xuất khẩu tăng từ 48 triệu USD vào năm 2007 lên 162 triệu USD vào năm 2015 và tổng giá trị FDI cam kết trong giai đoạn 2007-2015 đạt 233 tỷ USD, gấp 6,6 lần so với giai đoạn 2000-2006. Mục tiêu của Hội nhập khu vực AEC là tạo ra 1 thị trường chung cạnh tranh với việc thông thương tự do hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn đầu tư và lao động có kỹ năng, sau việc tự do hóa bắt đầu từ 31/12/2015, bao gồm cả việc giảm thuế quan và tinh giản một số thủ tục hành chính. Hiệp định TPP và EVFTA cũng đem lại những cơ hội lớn nhằm mở rộng thương mại, đầu tư hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tài chính.

Hiện nay, cơng nghệ thơng tin đang làm thay đổi cuộc sống nhanh chóng. Việt Nam có khoảng 44% dân số dùng Internet, 143 thuê bao di động, hơn 30 triệu người dùng facebook… Xu thế này vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân

hàng. Đó là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí, tăng quảng bá – bán hàng; song cũng tạo ra thách thức về nguồn tài chính đầu tư, nhân lực có khả năng quản lý, khai thác công nghệ và rủi ro hoạt động.

Trong thời đại công nghệ 4.0, khách hàng trở nên khó tính, thơng minh và thông thạo công nghệ hơn. Đa số thế hệ trẻ hiện nay đều rất thành thạo công nghệ, ngại đến chi nhánh ngân hàng và chủ yếu giao dịch qua các ứng dụng trên điện thoại, Internet, do đó hệ thống ngân hàng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với khách hàng.

Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính cơng nghệ fintech đã dẫn đến những cuộc chiến giữa ngân hàng với các công ty làm dịch vụ trung gian thanh tốn, cho vay, cơng ty viễn thông như Việt Nampay, Momo, Payoo,… Các công ty trung gian này cung cấp dịch vụ thanh toán, tiền gửi, cho vay nhanh chóng, thuận tiện, liên kết khuyến mãi với các dịch vụ vui chơi giải trí, nắm bắt rất nhanh thị hiếu và tâm lý của người dùng, cạnh tranh trực tiếp với các NHTM.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng đóng vai trị rất quan trọng, quyết định sự sống còn của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó, tác giả sẽ tiến hành phân tích lợi ích và chi phí của đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam.

Lợi ích của đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam

Đối với ngân hàng

1. Góp phần giữ chân khách hàng truyền nhờ vào sự tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời thu hút, mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng mới. Khi Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ thì phạm vi tiếp cận khách hàng sẽ nhiều hơn, thu hút được nhiều khách hàng mới. Baele và cộng sự (2007) cho rằng, thơng qua việc đa dạng hóa, các NHTM có thể thu thập được nhiều thơng tin hơn, tạo điều kiện để bán chéo sản phẩm và phát triển các hoạt động khác hơn.

2. Nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của NHTM, đáp ứng tối đa nhu cầu mà nền kinh tế yêu cầu, góp phần củng cố sự lớn mạnh và nâng cao vị thế của NHTM trong nền kinh tế.

3. Phân tán rủi ro cho ngân hàng. Khi NHTM thực hiện đa dạng hóa, thì NHTM đó sẽ khơng phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất hoặc một thị trường đơn lẻ, giúp phân tán rủi ro cho ngân hàng. DeYoung và Roland (2001) chỉ ra rằng, Thu nhập ngoài lãi từ thu phí dịch vụ thường ổn định hơn thu nhập lãi từ cho vay; việc không phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ lãi sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, ổn định lợi nhuận cho các ngân hàng hơn.

4. Làm tăng lợi nhuận của NHTM, hướng dần đến phiên bản NHTM hiện đại phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, lợi nhuận không tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng mà sẽ được khai thác từ các sản phẩm dịch vụ khác: thu nhập từ phí dịch vụ.

5. Mở rộng quan hệ trao đổi hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Để đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, các NHTM buộc phải có sự liên kết hợp tác với nhau hoặc với các công ty fintech, cùng nhau hỗ trợ, cùng nhau phát triển trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Đối với khách hàng: Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian

và chi phí, được cung cấp thơng tin kịp thời và hiệu quả, nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin và khả năng hiểu biết, sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam:

1. Góp phần tăng cường sự luân chuyển của dòng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế.

2. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng kinh tế tri thức nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

3. Góp phần giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thơng tin tài chính trong nền kinh tế, minh bạch hóa thơng tin đóng góp tích cực trong việc ngăn chặn các tệ nạn KT-XH như: tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền.

4. Chi phí của việc đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam

Bên cạnh những lợi ích đã nêu ở phía trên, đa dạng hóa dịch vụ NHTM Việt Nam cũng có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho bản thân ngân hàng

 Rủi ro hoạt động phát sinh do hệ thống ngân hàng điện tử không đảm bảo sự thống nhất và đáng tin cậy cần thiết, hoặc bị tấn cơng của những kẻ cố tình đột nhập hệ thống CNTT nhằm tác động lên các sản phẩm hoặc hệ thống của ngân hàng.

 Rủi ro pháp lý phát sinh từ những vi phạm, hoặc do không tuân thủ pháp luật, các quy định hoặc các thông lệ đã được xác lập, hoặc do quy định không rõ ràng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên đối với giao dịch, các rủi ro pháp lý liên quan đến quyền riêng tư và công bố thông tin về khách hàng.

 Rủi ro uy tín (khủng hoảng truyền thơng) là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận các nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng, trong các trường hợp: khi các hệ thống hoặc sản phẩm không hoạt động như dự kiến và gây ra phản ứng tiêu cực lan rộng trong công chúng như: Thẻ bị nuốt; Thẻ bị trừ tiền do Khách hàng làm rị rỉ thơng tin; Các trục trặc hệ thống khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin tài khoản; Sự nhầm lẫn, hành động phi pháp hoặc cố tình lừa đảo của một khách hàng.

Thị trường tài chính ngày càng đa dạng và phức tạp, tinh vi. Trên Thế giới, Sự phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện những sản phẩm cực kỳ tinh vi như ví điện tử, onecoin, bitcoin, chứng khốn hóa, phái sinh,… Nếu hệ thống ngân hàng nếu không sáng tạo, khơng có những sản phẩm dịch vụ mới, khơng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ sẽ khơng theo kịp thời đại. Đa dạng hóa dịch vụ NHTM địi hỏi sự đầu tư, sức mạnh con người cũng như sự tập trung của nhà lãnh đạo nên có rất nhiều rào cản xảy ra. Tuy nhiên, trong thời gian dài, chiến lược này lại là chiến lược phát triển tốt nhất cho các NHTM Việt Nam. Vì vậy, phía Nhà Nước cũng cần có những động thái nhất định về môi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ, đảm bảo an tồn hệ thống thơng tin để giảm thiểu rủi ro cho các NHTM Việt Nam trong tiến trình đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)