Kinh nghiệm của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện diên khánh – tỉnh khánh hoà (Trang 40)

1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Là huyện trung du miền núi nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Đồng Nai, Xuân Lộc vinh dự đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao bằng công nhận huyện nông thôn mới năm 2014. Đây là huyện đầu tiên của cả nƣớc đạt chuẩn nông thôn mới. Trong những năm qua, huyện đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn nhƣ: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nơng thơn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện thủy lợi hóa, cơ giới hóa, phát triển thị trƣờng nơng thơn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại. Huyện đã tập trung chỉ đạo củng cố xây dựng kinh tế hợp tác, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, xây dựng các mơ hình Câu lạc bộ năng suất cao, liên hiệp câu lạc bộ đã tạo ra những bƣớc đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hơn 4 năm qua, Huyện Xuân Lộc đã tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới ở 14 xã, trong đó chọn 4 xã điểm, đến cuối năm 2012, Xuân Lộc là huyện đầu tiên có 5 xã hồn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới (tồn tỉnh có 6 xã) là: Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thọ, ảo Hòa và Suối Cao. Là địa phƣơng có đất đai, khí hậu không mấy thuận lợi so với các địa phƣơng khác trong tỉnh nhƣng huyện đã về đích trƣớc trong xây dựng nơng thơn mới (hiện nay cả tỉnh Đồng Nai chỉ có Huyện

Xuân Lộc có 5 xã hồn thành các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới). Để có đƣợc kết quả đó, huyện đã có bƣớc đi đột phá từ sản xuất. Xác định lợi thế chính của địa phƣơng là sản xuất nơng nghiệp, ngay từ khi chƣa có chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, Xn Lộc đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, hạ chi phí đầu vào để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Qua đó, Đảng ủy, chính quyền, đồn thể dễ dàng vận động ngƣời dân tham gia đóng góp xây dựng hạ tầng và các phong trào khác của địa phƣơng.

Hiện Xuân Lộc đã hình thành các vùng chuyên canh cây trồng lớn cho năng suất cao, nhƣ: tiêu, xoài, bắp, rau, củ quả…và tạo ra những cánh đồng cho thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm. Năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng NTM của toàn huyện đạt gần 308 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh và huyện trên 245 tỷ đồng, còn lại gần 63 tỷ đồng là do ngƣời dân, doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp.

Để về đích sớm, những năm qua, Xn Lộc đã tìm ra bí quyết là đột phá từ khâu sản xuất. Nhờ vậy, năm 2012, giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản của huyện đạt gần 1.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011 và cao hơn toàn tỉnh gần 3%. Trong năm 2012, huyện Xuân Lộc giảm đƣợc 1 ngàn hộ nghèo và hạ tỷ lệ hộ nghèo trên tồn huyện xuống cịn 2,65%. Đạt đƣợc kết quả này là do huyện đã tập trung cho công tác khuyến nông để ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng.

1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Cam Lâm, Khánh Hòa

Đƣợc thành lập vào ngày 11 tháng 4 năm 2007 trên cơ sở tách ra từ thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh, huyện Cam Lâm nằm ở phía nam tỉnh Khánh Hịa, phía bắc giáp thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, phía nam giáp thành phố Cam Ranh, phía tây giáp huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và phía đơng giáp biển Đơng.

Chƣơng trình xây dựng NTM ở đây đƣợc ngƣời dân địa phƣơng nhiệt tình hƣởng ứng nhƣ ở xã Cam Hiệp Nam thƣờng xuyên tuyên truyền vận động và đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ bình qn đóng góp 100.000đồng/hộ/năm để thực hiện

các tiêu chí giao thơng, mơi trƣờng, cơ sở vật chất văn hóa, đồng thời vận động các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tham gia hỗ trợ thực hiện các tiêu chí về nhà ở dân cƣ, trang thiết bị cho trung tâm văn hóa xã và văn phịng phục vụ nơng thơn mới đạt giá trị trong năm 2012 là 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, địa phƣơng cịn xây dựng nhiều mơ hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, tạo điều kiện để ngƣời dân tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi; xây dựng các mơ hình trình diễn trên lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp; thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Đến nay, huyện đã vận động nhân dân thành lập đƣợc 18 tổ hợp tác, liên kết, hợp tác xã. Tiêu biểu ở xã Cam Tân, để tăng thu nhập bình quân, địa phƣơng tiếp tục đầu tƣ phát triển các ngành thế mạnh, áp dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho lao động nơng thơn, giới thiệu việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tƣ vào địa phƣơng. Hiện nay, tổ liên kết máy cày Gia Long thu nhập hàng năm gần 630 triệu đồng/tổ, hơn 78 triệu đồng/ngƣời. Tổ liên kết nuôi gà sạch Hùng Nguyện thu nhập hàng năm khoảng 270 triệu đồng/tổ, 54 triệu đồng/ngƣời. Xã đã chuyển đổi đƣợc gần 150ha mía, 60ha mì giống cũ sang giống mới. Do áp dụng khoa học kỹ thuật, năng suất, sản lƣợng cây trồng hàng năm tăng rõ rệt: cây mía tăng từ 30 đến 40 tấn/ha lên hơn 60 tấn/ha; cây mì tăng từ 20 tấn tƣơi/ha lên 25 tấn tƣơi/ha; lúa từ 5 tấn/ha tăng lên 7 tấn/ha. Tồn xã chỉ cịn 51 hộ nghèo, chiếm 2,4%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 24,33 triệu đồng/năm.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện từng bƣớc đƣợc đầu tƣ khang trang, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phát triển phù hợp... Tính đến cuối năm 2015, toàn huyện ƣớc huy động đƣợc hơn 431 tỷ đồng để thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nƣớc các cấp chiếm 41,74%; vốn huy động nhân dân đóng góp chiếm 2,05%. Nguồn lực này đã tập trung đầu tƣ cho phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Địa phƣơng đã xây mới, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhiều trƣờng học, hệ thống kênh mƣơng...; vận động các công ty, doanh nghiệp tô trát 257 căn nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số; sửa chữa,

xây mới hàng chục căn nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo; đầu tƣ trang thiết bị cho nhà văn hóa, khu thể thao xã. Cuối năm 2015, địa phƣơng đã đầu tƣ xây dựng 5 cơng trình giao thơng nội đồng, liên thơn với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng.

1.3.4. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng nêu trên.

Nhƣ thơng tin đã trình bày về “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương”. Chúng ta có thể rút ra một số bài học từ thực tiễn cho chƣơng

trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Diên Khánh, Khánh Hoà nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền và vận động nhân dân là giải pháp hàng

đầu, từ đó nhân dân nắm rõ chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, hiểu đƣợc mục đích, ý nghĩa của cơng tác xây dựng nông thôn mới. Qua tuyên truyền vận động nhân dân thấy đƣợc vai trị, tầm quan trọng của mình để cùng nhà nƣớc chung tay xây dựng nông thôn mới bằng các việc làm cụ thể nhƣ hiến đất, hoa màu, tiền của và ngày công lao động để xây dựng các cơng trình phục vụ dân sinh.

Thứ hai, tăng cƣờng thúc đẩy mơ hình chuỗi liên kết “4 nhà” là nhà nông,

nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nƣớc; chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo bƣớc phát triển mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, đồng thời để thực hiện mục tiêu cơ bản của xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho cƣ dân nông thôn và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.

Thứ ba, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM theo

phƣơng châm “nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Việc sử dụng nguồn lực vào cơng trình cơng cộng phải đƣợc ngƣời dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cơng cộng, đảm bảo cơng khai, minh bạch; qua đó đã thực hiện tốt qui chế dân chủ và công tác huy động xây dựng kết cấu hạ tầng kỷ thuật nông thôn ngày càng củng cố và phát triển. Đồng thời huy động tối đa các nguồn vốn, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nơng thơn bền vững, phù hợp với các tiêu chí xây dựng NTM, tạo tiền đề và động lực để phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành phát triển ngành nơng nghiệp nói riêng.

Thứ tư, con ngƣời là nhân tố cho sự thành cơng trong chƣơng trình xây dựng

NTM. Do đó, cần chú trọng đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động ở nông thôn, giúp họ dễ dàng tiếp cận với việc làm, áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật để tăng năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm. Tổ chức đào tạo nghề, nhất là những nghề đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hộivà của doanh nghiệp. Đồng thời đào tạo và phát triển độ ngũ cán bộ phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua các chƣơng trình đào tạo kỷ năng cơ bản về lãnh đạo, phát triển các dự án của cộng đồng nhằm trang bị những kiến thức thực tế cho ngƣời dân ở địa phƣơng.

Thứ năm, đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH khu vực nông

thôn là khâu đột phá trong quá trình xây dựng NTM. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trƣớc hết phải ƣu tiên đầu tƣ làm trƣớc các cơng trình phục vụ phát triển sản xuất nhƣ thủy lợi, giao thơng và các cơng trình phúc lợi xã hội. Phải kế thừa tối đa các cơng trình hiện có, kết hợp với bổ sung nâng cấp và xây dựng mới phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng. Trên cơ sở đó, huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân, để đầu tƣ phát triển. Điều quan trọng là phải tạo đƣợc bƣớc chuyển thực sự về nhận thức trong nhân dân, bởi lẽ chỉ khi nhân dân đồng thuận hƣởng ứng, thì việc xây dựng chƣơng trình NTM mới có hiệu quả.

Thứ sáu, cần khai thác tất cả các lợi thế ở địa phƣơng để phát triển các

ngành kinh tế nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Mỗi địa phƣơng có những lợi thế khác nhau về vị trí, điều kiện tự nhiên, khí hậu…nên phải tận dụng những thế mạnh đó để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho ngƣời dân tại địa phƣơng. Nhƣng đồng thời phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ mơi trƣờng.

TĨM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1,tác giả luận văn đã đề cập và phân tích các khái niệm cơ bản nhƣ nơng thơn, nơng thơn mới, bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.

Tác giả cũng hệ thống hóa một số các quan điểm cơ bản của Đảng – Nhà nƣớc có liên quan đến xây dựng nơng thơn mới. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình lớn nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn đƣợc triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nƣớc và đạt đƣợc nhiều thành quả quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tác giả cũng đã đề cập tới kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông thôn mới ở các huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hịa) đúc kết thành những bài học q có thể áp dụng cho huyện Diên Khánh – Tỉnh Khánh Hòa. Đây là khung lý luận để phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Diên Khánh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH – TỈNH KHÁNH HOÀ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Ví trí địa lý 2.1.1.1. Ví trí địa lý

Diên Khánh nằm về phía Tây tỉnh Khánh Hịa, có huyện lỵ cách thành phố Nha Trang khoảng 10 km, có vị trí địa lý:

- Phía Đơng giáp thành phố Nha Trang. - Phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh. - Phía Nam giáp huyện Cam Lâm.

- Phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh và huyện Ninh Hịa.

Diện tích tự nhiên của huyện là 337,55 km2, chiếm 6,47% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, gồm 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

Diên Khánh là cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, tƣơng đối thuận lợi về giao thơng: có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1C (đƣờng 23/10), đƣờng sắt Thống nhất Bắc – Nam, Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 8, tuyến Nha Trang – Đà Lạt,… chạy qua. Vì vậy, Diên Khánh có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh đối với tỉnh Khánh Hòa.

2.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên

- Tài nguyên khí hậu: Diên Khánh nằm trong vùng khí hậu Dun hải Nam Trung Bộ, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trƣng là nắng nóng, ít có mùa đơng lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 26,30C. Bão ít xảy ra và khơng gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống.

- Tài nguyên đất: Theo tài liệu Điều tra, đánh giá tài nguyên đất theo

huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hồ có 10 loại đất chính đƣợc chia thành 3 nhóm chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành: nhóm đất phù sau (chiếm 28,7%), nhóm đất xám và bạc màu (1648,08%), nhóm đất đỏ vàng (chiếm 21.343,71%), nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (chiếm 764,48%), nhóm đất mùn vàng đỏ (chiếm 1,33%), nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (chiếm 0,02%) . Trong đó, đất đỏ là loại đất tốt nhất có trên địa bàn huyện Diên Khánh, có khả năng thích nghi với nhiều loại cây trồng đậu đỗ, mía, bắp, lúa nƣớc và các loại cây ăn trái…

- Tài nguyên nƣớc: Hiện nay trên các hệ thống sông, suối lớn đều đã xây

dựng các cơng trình thủy lợi vừa và nhỏ để cung cấp nƣớc tƣới cho cây trồng, cấp nƣớc cho sinh hoạt và công nghiệp.

- Tài ngun rừng: Diện tích đất có rừng là 8.989,59 ha, chiếm 26,63% diện tích tự nhiên tồn huyện. Rừng chủ yếu là rừng nghèo, rừng non, do đó độ che phủ của rừng khá thấp. Điều này ảnh hƣởng lớn đến khí hậu của vùng, giảm khả năng điều tiết nƣớc cho các cơng trình thủy lợi.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản đang đƣợc tập trung khai thác nhiều bao gồm: đá granit, đất sét làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, bùn khống. Nƣớc khoáng tự nhiên là nguồn khống sản có trữ lƣợng lớn đang đƣợc Cơng ty nƣớc khống Đảnh Thạnh khai thác có hiệu quả phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu tài nguyên và nguồn nƣớc... của huyện Diên Khánh cho thấy Diên Khánh có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp, nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho phát triển kinh tế ở địa phƣơng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm dân cƣ, lao động 2.1.2.1. Đặc điểm dân cƣ, lao động

Dân cƣ: Tổng dân số năm 2015 (điều tra 30/11/2015) là 142.706 ngƣời với

27.027 hộ, trong đó, dân số khu vực thành thị là 21.774 ngƣời, chiếm 15,61% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 270 ngƣời/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,87%/năm. Tỷ lệ dân số đô thị của huyện đạt 34,18%.

Lao động: tổng dân số trong độ tuổi lao động là 77.060 ngƣời, chiếm

59,97% tổng dân số, trong đó, lao động của 17 xã xây dựng NTM là 62.071 ngƣời, đạt 87% tổng lao động trong độ tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện diên khánh – tỉnh khánh hoà (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)