Những khó khăn, bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện diên khánh – tỉnh khánh hoà (Trang 76 - 81)

2.3. Đánh giá việc thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới ở DiênKhánh

2.3.2. Những khó khăn, bất cập, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Diên Khánh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển của huyện.

Một là, cơ sở vật chất, các dự án hạ tầng kỹ thuật - xã hội, khu đô thị mới để đáp ứng yêu cầu phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơ cịn hạn chế.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng cịn thiếu, chƣa đồng bộ, mạng lƣới giao thơng tuy đã phát triển rộng khắp song tỷ lệ đƣợc cứng hố cịn thấp (mới đạt 33%), chƣa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải, các tuyến đƣờng liên thôn xây dựng trƣớc đây chƣa theo quy chuẩn, chật hẹp, không đảm bảo cho lƣu thơng hàng hóa. Xã Diên Sơn - một xã trong địa bàn huyện Diên Khánh, tuy đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, nhƣng hiện nay xã vẫn cịn 75% đƣờng ngõ xóm chƣa đƣợc cứng hóa; 57,4% đƣờng giao thơng nội đồng gây khó khăn cho nơng dân trong vận chuyển nơng sản.

Tình trạng xuống cấp, thiếu vốn để đầu tƣ cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, và thiếu phối hợp giữa nhà thiếu nhi với các hoạt động đào tạo năng khiếu về nghệ thuật, thể dục thể thao trong trƣờng học, do đó nhà thiếu nhi không phát huy đƣợc hết công năng của mình.

Thuỷ lợi chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và dân sinh kinh tế, nhất là trong điều kiện hạn hán, lũ lụt gay gắt. Theo Phịng Kinh tế huyện Diên Khánh, cơng tác quản lý, vận hành và khai thác các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện hiện vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Hệ thống kênh mƣơng cấp 3 giao cho các HTX quản lý có nhiều tuyến là kênh đất, kênh xây bằng gạch, đá chẻ đã xuống cấp, gây thất thoát nƣớc. Hiện nay, nguồn thu thủy lợi phí theo mức quy định của UBND tỉnh chỉ đáp ứng chi trả công thủy nông và duy tu sửa chữa nhỏ. Trong khi đó, giữa năm 2014, giá bán điện hỗ trợ thủy lợi khơng cịn, tiền điện tăng 7,5% trong năm 2015 và công lao động ngày một tăng khiến các HTX ngày càng gặp khó khăn trong cơng tác thủy lợi. Bên cạnh đó, cơng trình hồ chứa thủy lợi Đá Mài (xã Diên Lâm) do đầu tƣ đã lâu, hồ đắp bằng đất nên xuống cấp, sức chứa hiện tại chỉ cịn khoảng 1/2 so với dung tích ban đầu, diện tích tƣới bị thu hẹp. Tuy đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ sửa chữa, nâng cấp hồ Đá Mài và huyện đã thực hiện xong phần kiểm kê áp giá, lập xong hồ sơ khu tái định cƣ cho những hộ dân trong vùng dự án nhƣng đến nay vẫn chƣa có nguồn vốn đầu tƣ. Lịng hồ Am Chúa bị bồi lấp, không đảm bảo nƣớc tƣới cho các diện tích đất sản xuất ở các xã.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong 5 năm vừa qua nhƣ các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện đã hoàn thành nhƣ: Dự án mở rộng cầu Sông Cái; chỉnh tuyến Quốc lộ 1A, cầu Phú Cốc, cầu Diên Đồng; nâng cấp Hƣơng lộ 39, Bệnh viện Đa khoa Diên Khánh, điện chiếu sáng Tỉnh lộ 2, khu tái định cƣ Thành cổ… các dự án đang tiếp tục triển khai thi công trên địa bàn nhƣ: Đƣờng Nha Trang - Diên Khánh, kè và đƣờng số 1 dọc sông Cái và sông Suối Dầu, kè chống sạt lở bờ Bắc sơng Cái… thì chƣơng trình phát triển đơ thị trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, khó khan nhất định, đó là các dự án lớn và quan trọng chƣa đƣợc triển khai do phụ thuộc vào chƣơng trình của tỉnh hoặc chƣa bố trí đƣợc nguồn vốn đầu tƣ. Cụ thể nhƣ dự án đƣờng nối từ Tỉnh lộ 2 đến Quốc lộ 1A mới, Trung tâm Hƣớng nghiệp dạy nghề, Trƣờng Trung cấp nghề, Nhà thi đấu đa năng của huyện, đƣờng Phú Lộc... Mặt khác, nhu cầu vốn cho phát triển đô thị quá lớn trong khi nguồn vốn

ngân sách còn hạn chế nên việc phát triển và chỉnh trang đô thị chỉ tập trung chủ yếu tại thị trấn Diên Khánh. Vấn đề xã hội hóa vốn đầu tƣ trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục thể thao... chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của xã hội và các nhà đầu tƣ.

Hai là, thu nhập của người dân ở địa phương còn thấp (23 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng tăng.

Thu nhập các hộ dân mặc dù có sự gia tăng nhƣng cịn ở mức thấp so với tiêu chí, thu nhập bình quân ở huyện Diên Khánh hiện nay là 23 triệu/ngƣời/năm. Trong tháng 5 vừa rồi, Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi thăm và làm việc với tỉnh Khánh Hoà đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo và nhân dân xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, Tổng bí thƣ đã nhấn mạnh “Thu nhập đầu ngƣời của huyện Diên Khánh nói chung và xã Diên Điền (một xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016) đều thấp hơn bình quân cả nƣớc; tỷ lệ hộ nghèo của huyện gần 5% vẫn còn cao, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng”.

Hiện nay, đời sống của ngƣời dân nơng thơn tuy đƣợc cải thiện nhƣng cịn ở mức thấp, có sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các xã ngày càng lớn. Theo báo cáo “Kết quả triển khai thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020” thì thu nhập của Xã Diên Thọ trong năm 2015 (DVT: ngƣời/năm) là 23,11 triệu đồng; xã Diên Lâm là 23,29 triệu đồng nhƣng ở xã Diên Lộc chỉ đƣợc 17,5 triệu đồng; xã Suối Tiên là 17 triệu đồng và tỷ lệ hộ nghèo của địa phƣơng chiếm 13% (125 hộ), cận nghèo 11% (100 hộ); xã Diên Xuân là 17 triệu đồng và tỷ lệ hộ nghèo của địa phƣơng là 17,38% (1352 hộ)….Thêm vào đó, nơng thơn Diên Khánh rộng lớn, địa hình phức tạp, chịu nhiều tác động của thiên tai; xuất phát điểm của nông thôn Diên Khánh lại thấp hơn so với bình quân cả nƣớc. Một số tiêu chí nhƣ tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình qn, cơ cấu lao động cần phải có thời gian dài mới có thể đạt đƣợc.

Ở Diên Khánh, có 150 hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở 2 thôn Lỗ Gia (xã Suối Tiên) và thôn Đá Mài (xã Diên Tân). Từ những năm 2001 -

2005, tồn huyện có hơn 140 căn nhà của đồng bào dân tộc thiểu số với kết cấu tƣờng gạch, mái tơn đƣợc xây dựng theo chính sách của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, từ đó đến nay, qua thời gian dài sử dụng cùng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi, hầu hết mái tôn đều bị hƣ hỏng, xuống cấp.

Ở xã Diên Lộc, trong năm 2011 thu nhập bình quân đầu ngƣời trong xã chỉ đạt hơn 9 triệu đồng/ngƣời/năm. Để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, xã đã chú trọng mở rộng các mơ hình dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để các cơ sở tƣ nhân kinh doanh, buôn bán nhỏ; tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác cây lúa, cây ăn quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chăn nuôi gia súc, gia cầm; hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi phát triển kinh tế gia đình... Đến nay, trên địa bàn xã có 70 hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm thêm các dịch vụ bn bán nhỏ; có 5 trang trại với diện tích hơn 10ha trồng cây lâu năm nhƣ: xồi, mít, bƣởi... Bên cạnh đó, nghề đan mây tre lá thủ công mỹ nghệ lúc nông nhàn cũng giúp có thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn xã mới đạt 17,5 triệu đồng/ngƣời/năm.

Ba là, tình trạng ơ nhiễm môi trường ở các cụm dân cư nơng thơn chậm được cải thiện và tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép ở một số địa phương vẫn cịn xảy ra.

Cơng tác vệ sinh môi trƣờng là vấn đề nhân dân rất quan tâm, nhƣng việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải của các cơ sở sản xuất (nhƣ khu giết mổ gia cầm chợ Thành), các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khơng có kinh phí, thiết bị, hình thức xử lý, các dịng sơng bị ơ nhiễm, các khu dân cƣ, chất thải, nƣớc thải không đƣợc xử lý, mùi hôi ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân.

Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều điểm tập kết rác gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh nhƣ tại xã Diên Lộc, xã Suối Tiên, xã Diên ình…có điểm tập kết rác với khối lƣợng lớn,thƣờng xuyên bốc mùi hôi hám, nƣớc rỉ chảy tràn trên đƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Sau khi huyện Diên Khánh có chủ trƣơng để các xã tự thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, xã Diên Lộc đã

quy hoạch bãi rác của xã tại thôn Mỹ Lộc. Tuy nhiên, do gần khu dân cƣ, cạnh nghĩa trang, cách khu dân cƣ thôn Kinh tế mới 50m và việc xử lý rác thải còn tùy tiện nên bãi rác này đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng... Bởi vì đây là vùng thấp trũng, mùa mƣa nƣớc thải từ bãi rác chảy tràn ra cả nghĩa trang, gây phản cảm và ảnh hƣởng tới yếu tố tâm linh. Sau khi có chủ trƣơng của huyện về việc một số xã cánh tây huyện Diên Khánh nhƣ: Diên Lộc, Diên Thọ, Diên Đồng, Suối Tiên... tự thu xếp việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn, xã đã quy hoạch bãi rác cạnh nghĩa trang cầu Ơng Đƣờng vì nơi này cịn đất trống và cự ly vận chuyển khá gần, giảm đƣợc chi phí thu gom rác. Tuy nhiên, UBND xã cũng rất lúng túng trong việc xử lý rác, không biết phải dùng cách nào thay cách thông thƣờng là dùng dầu hỏa, cao su để đốt rác, giảm thể tích bãi rác, giải quyết tình trạng tồn đọng rác trong khu dân cƣ. Hiện nay, bãi rác chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng hợp chuẩn, do đó gây nhiều bức xúc cho ngƣời dân…

Tình hình khai thác cát trái phép trên sơng Cái đang có những diễn biến phức tạp, gây ảnh hƣởng lớn đến nguồn tài nguyên khoáng sản (cát) của huyện và làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân sống ven dịng sơng Cái. Hiện nay, trên địa bàn huyện Diên Khánh có 4 doanh nghiệp đƣợc cấp phép nạo vét, thu hồi cát sông Cái. Trong đó, 2 đơn vị đã triển khai là Cơng ty Khánh Vĩnh (nạo vét tại xã Diên An) và Cơng ty Tân Khánh Hịa (nạo vét tại xã Diên Đồng). Tuy nhiên, hiện tƣợng khai thác ăn theo, lén lút vẫn xảy ra. Khi lực lƣợng chức năng kiểm tra thì tình hình rất yên ắng, nhƣng vừa rút đi thì “cát tặc” tiếp tục khai thác, tranh thủ buổi trƣa, đêm khuya, gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý ở đây.

Bốn là, chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn chưa cao, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động còn nhiều bất cập.

Đào tạo nghề nông thôn hiện nay ở Diên Khánh luôn đƣợc các cấp quan tâm chỉ đạo, vì thế chất lƣợng đào tạo đã đƣợc nâng lên, song chất lƣợng, hiệu quả dạy nghề còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ của thị trƣờng lao động và sự thay đổi nhanh chóng về kỷ thuật, cơng nghệ trong

sản xuất. Tuy trƣờng trung cấp nghề đƣợc đầu tƣ xây dựng lại, nhƣng vẫn còn gặp khó khăn trong cơng tác giảng dạy và học tập, đặc biệt là trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân của những khó khăn: về khách quan, đó là do nhu cầu học nghề ở địa phƣơng rất ít, phần lớn học sinh các trƣờng phổ thông đổ xô vào thi cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp. Tƣ tƣởng của các gia đình khơng muốn cho con em đi học nghề. Về chủ quan, cơ sở vật chất của nhà trƣờng nghèo nàn, thiếu dụng cụ dạy thực hành, đặc biệt là những nghề điện tử, cơng nghệ địi hỏi thiết bị tiên tiến; thiếu giáo viên, khó khăn tuyển dụng giáo viên giỏi, thiếu điều kiện để thu hút giao viên do lƣơng thấp. Nhà trƣờng cũng chƣa thành lập đƣợc các phòng, khoa, cho nên cũng rất khó trong việc dự giờ, đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giáo viên, cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng giáo trình, cơng tác soạn và giảng bài của giáo viên. Chất lƣợng học viên tại trƣờng cũng khơng đồng đều, học viên cịn thiếu ý thức tự giác và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu. Trƣờng còn thiếu phòng thực hành, phòng quá nhỏ không đủ quy cách so với chuẩn dạy nghề...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện diên khánh – tỉnh khánh hoà (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)