Đánh giá về chi tiêu và tiết kiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện ba tri đến thu nhập của các thành viên vay vốn (Trang 40 - 41)

Mức đánh giá

Chi tiêu Tiết kiệm

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%)

Tăng lên nhiều 0 0 0 0

Tăng chút ít 123 76,88 160 100

Không thay đổi 20 12,5 0 0

Giảm đi 17 10,62 0 0

Tổng 160 100 160 100

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017

Từ bảng 4.7 cho thấy đa số các thành viên của Quỹ đều nhận thấy chi tiêu tăng lên chút ít, điều này khá rõ bởi nguồn vốn của Quỹ tương đối thấp, cho nên phần lớn chị em phụ nữ vay vốn để bổ sung mua thức ăn, rơm,… phục vụ chăn nuôi, một số sử dụng vốn mua thêm nguyên liệu dự trữ để buôn bán, hay một số gia đình sống chủ yếu bằng nghề biển thì nguồn vốn này rất quan trọng bổ sung cho nhu cầu chi tiêu sinh hoạt hằng ngày vào những thời điểm đánh bắt thất thu. Tuy nhiên có 20/160 thành viên chiếm tỷ lệ 12,5% chủ yếu là vay vốn trong năm 2016 cho biết chi tiêu của gia đình khơng thay đổi vì họ dùng vốn vay để ni bị hoặc dê nên chưa tạo được thu nhập để tăng chi tiêu. Thậm chí một số thành viên cho rằng chi tiêu giảm đi chiếm tỷ lệ 10,62%, chủ yếu rơi vào thời điểm năm 2016 đối với các hộ sử dụng vốn để nuôi heo, gà vịt. Vào thời điểm từ giữa năm 2016 đến giữa

vì lẽ đó nguồn vốn vay từ Quỹ thậm chí khơng tạo thêm thu nhập, tăng chi tiêu mà các hộ gia đình cịn phải sử dụng thu nhập từ các nguồn khác, cũng như dè xẻn hơn để có thể đủ tiền chi trả gốc lãi hàng tháng.

Qua khảo sát 160 thành viên vay vốn, tất cả đều cho rằng vay vốn từ Quỹ giúp tiết kiệm của gia đình tăng lên vì hàng tháng bên cạnh việc chi trả nợ gốc và lãi, các thành viên còn phải đóng một khoản tiết kiệm bắt buộc tối thiểu là 20.000đ và cao hơn tùy theo mức vay có thể lên đến 100.000đ song song đó cũng có thể tham gia tiết kiệm tự nguyện để hưởng lãi suất. Số tiền tiết kiệm hàng tháng tuy khơng nhiều nhưng giúp chị em phụ nữ “tích tiểu thành đại” sau nhiều chu kỳ vay số tiền tiết kiệm có thể lên vài triệu đồng.

Qua một thời gian hoạt động điều phấn khởi mang lại cho Hội phụ nữ huyện Ba Tri đó là tạo cơ hội để các chị em phụ nữ được tham gia sản xuất, sinh hoạt cộng đồng với nhau, tăng tiết kiệm, tích lũy thêm các tài sản cho gia đình góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nơng thôn. Tuy nhiên với số tiền cho vay được đánh giá là tương đối ít ỏi liệu có giúp chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Ba Tri cải thiện được thu nhập hay khơng sẽ thể hiện rõ qua tóm tắt trong bảng 4.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện ba tri đến thu nhập của các thành viên vay vốn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)