CHƯƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
4.3. LỢI ÍCH CỦA CÁC THÀNH VIÊN KHI THAM GIA VÀO QUỸ HỖ TRỢ
TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Khi vay vốn của Hội phụ nữ phát triển kinh tế, các thành viên sẽ nhận được vốn sản xuất phù hợp với điều kiện của gia đình khơng cần thế chấp tài sản, đồng thời còn được sự hỗ trợ từ quỹ tương trợ trong các trường hợp ốm đau, bệnh tật hoặc xóa nợ một phần khi người vay vốn không may tử tuất (Hội thảo triển khai quy chế hoạt động Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre, 2017). Mặc dù số tiền xóa nợ khơng nhiều nhưng cũng giảm bớt được phần nào gánh nặng nợ nần cho người thừa kế. Thêm vào đó, Quỹ cịn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chị em được vay vốn ngay từ khi làm đề nghị vay đến khi giải ngân tất cả đều được tiến hành ngay tại ấp xã việc này giúp cho chị em phụ nữ tiết kiệm được thời gian và cơng sức. Đặc biệt chương trình cho vay của Quỹ cịn giúp các chị em phụ nữ có thể gặp gỡ, trao đổi thơng tin, nắm bắt tốt tình hình xã hội. Qua khảo sát 160 thành viên đa số các ý kiến đều cho thấy lợi ích mà Quỹ mang lại rất nhiều được thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9: Lợi ích khi tham gia vào Quỹ Tiêu chí Số lượng Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Mở rộng quan hệ 144 90,00 Nắm bắt tốt thông tin ấp, xã 95 59,34 Kỹ năng sản xuất 5 3,13
Thuận lợi cho công việc 7 4,38
Giảm vay bên ngoài 4 2,50
Cảm thấy vui 10 6,25
Khơng có 7 4,38
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017
Từ bảng 4.9 ta thấy đa số các hộ gia đình đều cho rằng khi vay vốn của Hội phụ nữ, hàng tháng họp cụm/nhóm đã tạo điều kiện tiếp xúc, trò chuyện lẫn nhau cho các thành viên cũng như chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cũng như các thông tin, vụ việc diễn ra trong ấp, xã. Mặt khác còn được các chị em trong nhóm, Hội chia sẻ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, ốm đau và bệnh tật nhờ vậy mở rộng được mối quan hệ, tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn bó. Lí do này cũng giúp Quỹ ngày càng phát triển dù một số thành viên không thiếu vốn sản xuất nhưng họ vẫn vay vì hàng tháng được hội họp, tán ngẫu giúp tinh thần thoải mái, cảm thấy vui vẻ hơn do hàng ngày phụ nữ ln phải quay quần với cơng việc gia đình, khơng có thời gian giao tiếp ngồi xã hội. Song song đó khi tham gia vào Quỹ các chị em phụ nữ còn được hỗ tập huấn thêm về kỹ thuật chăn nuôi dê nhờ vậy một số chị em đã tạo thêm thu nhập khá tốt từ hoạt động này. Đối với những phụ nữ có tham gia vào hoạt động của các đồn thể tại địa phương thì đây cũng được xem là kênh hữu ích để triển khai, vận động mọi người hưởng ứng và tham gia nhằm đẩy mạnh các phong trào xã hội tại ấp, xã.
Mặt khác ở một số ấp như Thạnh Bình của xã Bảo Thuận và xã An Ngãi Tây các chi hội trưởng còn vận động các chị em phụ nữ trong nhóm tham gia hụi tương trợ ở mức 100.000đ/tháng để hỗ trợ vốn lẫn nhau đồng thời cũng giúp hạn chế hình thức tín dụng đen trong dân cư được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10: Tình hình tham gia hụi
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Không tham gia 100 62,50
Tham gia hụi tương trợ 21 13,13
Tham gia hụi bên ngoài 39 24,37
Tổng 160 100
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017
Qua khảo sát có 21/160 thành viên tham gia hụi tương trợ chiếm tỷ lệ 13,13% đây là hình thức cho mượn vốn xoay vòng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Hụi tương trợ được thực hiện cùng ngày thu lãi hàng tháng của Hội phụ nữ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên gặp gỡ, trò chuyện, hiểu biết nhau tránh tình trạng nợ nần dây dưa cho các thành viên trong nhóm vay vốn. Với hình thức hụi tương trợ các chị em phụ nữ có thêm được vốn để sản xuất, hạn chế tham gia hụi bên ngoài, giảm rủi ro. Tuy nhiên đây là hoạt động mang tính chất tương trợ, tự phát lẫn nhau giữa các thành viên trong hội, khơng sinh lời do đó vẫn cịn tỷ lệ khá cao khoảng 24,38% tương ứng 39/160 thành viên tham gia hụi bên ngoài. Mặt dù vậy nhưng Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cũng đã giúp giảm số lượng thành viên tham gia hụi cụ thể có 100/160 phụ nữ khơng tham gia bất cứ hình thức nào chiếm tỷ lệ 62,5%. Trong số những người khơng tham gia khi được hỏi lý do thì khoảng 50% cho biết trước kia họ cũng chơi hụi nhưng khi vay vốn của Quỹ thu nhập hàng tháng chỉ đủ trang trải cuộc sống và phần cịn lại dành dụm để đóng lãi và gốc.
Như vậy, Hội phụ nữ không chỉ hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn về tài chính khi ốm đau bệnh tật mà còn giúp chị em phụ nữ nâng cao tầm hiểu biết và trực tiếp tham gia vào sản xuất thông qua các lớp tập huấn về các kỹ thuật chăn ni. Qua khảo sát có 13/160 thành viên tham gia tập huấn và cho rằng các chương trình tập huấn đã giúp họ có thêm kiến thức cần thiết để hỗ trợ tốt cho hoạt động chăn nuôi hiệu quả hơn. Các lớp tập huấn đều được các chị em tham gia đánh giá cao và thật sự đáp ứng được nhu cầu cũng như phù hợp với điều kiện sản xuất của các địa phương. Tuy nhiên do đa số các chị em phải lao động kiếm sống, trình độ
nhận thức chưa cao cũng như các chương trình tập huấn chưa phong phú, đa dạng các ngành nghề nên chưa được sự quan tâm và thu hút các thành viên vay vốn của Quỹ tham gia.