Các quy định về kế tốn nơng nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại việt nam , (Trang 46 - 50)

2.1.1. Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chế độ kế tốn sản xuất kinh doanh ngồi quốc doanh áp dụng cho các hợp tác xã nông nghiệp

Ngày 08/12/1990, Bộ Tài chính đã ban hành hành Chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh kèm theo Quyết định số 598/TC-CĐKT áp dụng thống nhất trong cả nước cho các hộ kinh doanh cá thể, hộ tiểu cơng nghiệp, các xí nghiệp, công ty tư doanh, các hợp tác xã, các tổ chức kinh doanh tập thể của các đồn thể, cơ quan hành chính sự nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng hải sản...

Để các địa phương có căn cứ hướng dẫn về việc thực hiện cơng tác kế tốn tại các hợp tác xã nơng nghiệp thực hiện thống nhất chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, Liên Bộ Tài chính - Nơng nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã ban hành Thông tư số 80/LB-TT ngày 30/12/1991. Thông tư này đã có

một số sửa đổi, bổ sung so với Chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc

doanh để phù hợp hơn với việc ghi nhận, hạch tốn tại các Hợp tác xã nơng nghiệp.

2.1.2. Chế độ Kế toán doanh nghiệp – Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 01/11/1995

Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành kèm Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm 71 tài khoản cấp 1 từ loại 1 đến loại 9 và 7 tài khoản ngoài bảng. Hệ thống tài khoản này được sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tùy theo đặc điểm hoạt động của mình mà vận dụng hệ thống tài khoản này. Đặc biệt, trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo quyết

định này, Bộ Tài chính có hướng dẫn chi tiết về ngun tắc và phương pháp hạch toán đối với tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” trong một số hoạt động sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. Ngồi ra, Bộ Tài chính cịn đề cập đến các tài sản sinh học ở tài khoản chi tiết cấp 2 của tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” đó là tài khoản 2116 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm” - ghi nhận một số tài sản sinh học đặc biệt trong ngành nơng nghiệp, nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết về cách xác định, đo lường và ghi nhận các tài sản sinh học này như thế nào.

2.1.3. Chế độ kế toán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp

Đến ngày 12/12/1997, Bộ Tài chính đã ra Quyết định 1017-TC/QĐ/CĐKT ban hành Chế độ kế tốn dành cho Hợp tác xã nơng nghiệp. Theo quyết định này, hệ thống tài khoản kế tốn áp dụng cho các hợp tác xã nơng nghiệp bao gồm 22 tài khoản cấp 1 từ loại 1 đến loại 6 và 3 tài khoản ngoài bảng.

Sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thơng tư 24/2010/TT-BTC để hướng dẫn kế tốn áp dụng cho các Hợp tác xã Nơng nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Nghề muối (gọi chung là Hợp tác xã Nông nghiệp). Hệ thống kế toán áp dụng cho các Hợp tác xã Nông nghiệp được hướng dẫn trong Thông tư này dựa trên cơ sở Chế độ kế toán doanh nghiệp Nhỏ và Vừa ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nhằm cụ thể và chi tiết hơn về cơng tác kế tốn tại Hợp tác xã Nông nghiệp so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.

2.1.4. Các chuẩn mực kế toán và các quy định khác Việt Nam đã ban hành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

Cho đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam về cơ bản kế thừa nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong 26 chuẩn mực đã ban hành của Bộ Tài chính có chuẩn mực kế tốn số 3 – Tài sản cố định hữu hình có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến tài sản cố định trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo chuẩn mực này thì một số tài sản sinh học trong hoạt động sản xuất nông nghiệp như: vườn cây

lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình. Căn cứ vào VAS 3, Quyết định 206/2003/QĐ-BTC về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định là:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

 Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Ngồi ra, quy định cũng chỉ rõ ra rằng “Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bị…”. Thơng tư 45 cịn xác định khung thời gian trích khấu hao cho các tài sản sinh học này như sau:

 Các loại súc vật: từ 4 – 15 năm.

 Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm: từ 6 – 40 năm.

 Thảm cỏ, thảm cây xanh: từ 2 – 8 năm.

Tóm lại, hầu hết các quy định, chuẩn mực kế tốn và các thơng tư hướng dẫn cho việc thực hiện cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp hiện nay còn chung chung, áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng hết sức phong phú và đa dạng, thêm vào đó, do một số tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh

nên cần thiết phải có văn bản hướng dẫn cụ thể cho cơng tác kế tốn trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhận thấy được điều này, bên cạnh việc nghiên cứu, đánh giá, cập nhật, sửa đổi những điểm còn bất cập và bổ sung một số nội dung đối với 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành cho phù hợp với những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Bộ Tài chính cũng đưa vào lộ trình nghiên cứu và ban hành thêm một số chuẩn mực kế tốn khác nhằm thích ứng với các loại nghiệp vụ kinh tế mới và sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai.

Điển hình là, vào tháng 10/2013, Bộ Tài chính vừa cơng bố Dự thảo Thơng tư ban hành 8 chuẩn mực kế toán (VAS) lần 1 và dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm 2013 và áp dụng từ năm 2015. Trong đó, có chuẩn mực kế tốn về hàng tồn kho và tài sản cố định có đề cập đến tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp, cụ thể như sau:

 Theo dự thảo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho (VAS 02) không áp dụng cho các tài sản sinh học liên quan đến nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch, các tài sản này sẽ thực hiện theo VAS 41 – Nơng nghiệp.

Ngồi ra, trong VAS 02 cũng có quy định: “Giá gốc của sản phẩm nông nghiệp được thu hoạch từ các tài sản sinh học như sau:

Theo VAS 41 – Nông nghiệp, hàng tồn kho là sản phẩm nông nghiệp mà đơn vị thu hoạch từ các tài sản sinh học được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tại thời điểm thu hoạch.”

 Theo dự thảo Chuẩn mực kế toán số 16 – Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) thì VAS 16 khơng áp dụng cho:

“ ...

(b) Tài sản sinh học liên quan đến các hoạt động nông nghiệp (theo VAS 41 – Nông nghiệp

 Theo dự thảo Chuẩn mực kế toán số 18 – Doanh thu (VAS 18) thì VAS 18 cũng khơng áp dụng đối với doanh thu phát sinh từ:

“ ...

(e) Ghi nhận ban đầu và những thay đổi giá trị hợp lý của tài sản sinh học liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (áp dụng VAS 41 – Nông nghiệp)

(f) Ghi nhận ban đầu của sản phẩm nông nghiệp (áp dụng VAS 41 – Nông nghiệp)

...”

Như vậy, mặc dù chuẩn mực kế tốn về nơng nghiệp chưa được ban hành nhưng vẫn có thể thấy rằng Bộ Tài chính đang nghiên cứu, soạn thảo và sẽ ban hành chuẩn mực này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại việt nam , (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)