Đánh giá về mức độ hòa hợp trong quy định về kế tốn nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại việt nam , (Trang 63 - 68)

Việt Nam và Quốc tế

2.4.1. Đánh giá về mức độ hòa hợp

Kết quả nghiên cứu cho thấy các quy định về kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam bộc lộ nhiều điểm khác biệt so với Quốc tế. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện chủ yếu sau:

- Việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu làm cho giá trị của tài sản sinh học không được phản ánh đúng với thực tế.

- Khơng những thế, Việt Nam chưa có quy định cho phép đánh giá lại giá trị của tài sản sinh học theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo, điều này làm suy giảm tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

- Ngồi ra, việc cơng bố thông tin theo những quy định hiện tại không thể hiện được hết những điểm đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Do vậy, báo cáo tài chính được lập trên các cơ sở này có thể khơng đáp ứng được nhu cầu thông tin ở mức độ hợp lý để ra quyết định của các đối tượng có liên

quan. Để khắc phục những hạn chế này, Việt Nam cần nghiên cứu để ban hành chuẩn mực kế toán về nông nghiệp làm căn cứ hướng dẫn cho việc đo lường, ghi nhận và trình bày các thơng tin liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2.4.2. Nguyên nhân Việt Nam chƣa ban hành chuẩn mực kế tốn về nơng nghiệp

Nguyên nhân 1: Thiếu sự hỗ trợ từ các chuẩn mực kế toán khác đặc biệt là chuẩn mực về kế toán giá trị hợp lý

 Do những tài sản sinh học và những sản phẩm nông nghiệp phát sinh trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp có những tính chất, đặc điểm hoàn toàn khác so với tài sản trong các hoạt động sản xuất khác nên phải được đo lường, ghi nhận theo giá trị hợp lý. Tuy vậy, những quy định về kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể.

 Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta chưa phải hoàn toàn là kinh tế thị trường, chưa thể áp dụng tất cả các nguyên tắc của kế toán phục vụ thị trường tự do trong đó có nguyên tắc về giá trị hợp lý. Và vì vậy, việc xác định giá trị hợp lý đối với tài sản rất phức tạp, thậm chí giá trị hợp lý có thể khơng được xác định một cách đáng tin cậy.

Cho nên, nếu chuẩn mực kế toán về nơng nghiệp được ban hành thì khơng ít doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị cho tài sản sinh học cũng như các sản phẩm nông nghiệp.

Nguyên nhân 2: Nhân tố con người

 Hệ thống đào tạo nghề nghiệp kế tốn của nước ta cịn lỗi thời và chất lượng chưa cao. Điều này dẫn tới khả năng nghề nghiệp của các kế toán viên Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Họ chịu ảnh hưởng rất lớn vào những nguyên tắc và hướng dẫn của hệ thống pháp lý. Tâm lý chung là hạn chế các ước tính chủ quan trong nghề nghiệp để tránh sự không chắc chắn, rủi ro và trách nhiệm cá nhân. Nhưng hệ thống pháp lý lại chưa có những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về việc áp dụng giá trị hợp lý, dẫn đến sự lúng túng của các nhân viên kế toán khi áp dụng

phương pháp xác định giá trị này trong việc đo lường, ghi nhận và đánh giá những tài sản sinh học của doanh nghiệp.

 Bên cạnh đó, do những người trực tiếp làm cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này vẫn coi trọng việc ghi chép kế tốn cho mục đích báo cáo thuế, nên dễ dẫn đến tâm lý e ngại khi cơ quan thuế không thừa nhận các phương thức xác định giá trị hợp lý đối với tài sản sinh học của doanh nghiệp.

 Ngoài ra, đội ngũ nhân lực cũng như năng lực của những người làm kế tốn cịn chưa đủ tầm để hiểu và vận dụng những quy định phức tạp được giới thiệu trong chuẩn mực.

Nguyên nhân 3: Do đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

 Đa số các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam diễn ra tại các hộ kinh doanh cá thể. Các hộ kinh doanh này khơng có tổ chức cơng tác kế tốn để ghi nhận các hoạt động xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 Các hoạt động sản xuất nông nghiệp thường không được tổ chức thành quy mô lớn mà phân tán rải rác với diện tích nhỏ.

 Bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường tổ chức kết hợp với những loại hình sản xuất khác. Do đó, cơng tác kế toán đối với những hoạt động này chưa được bộ phận kế toán quan tâm nhiều. Kế toán các hoạt động này chủ yếu để phục vụ cho việc tính tốn thuế, thực hiện theo quy định của cơ quan thuế để tránh những phiền phức khi quyết tốn báo cáo tài chính. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như những người trực tiếp thực hiện cơng việc kế tốn tại các đơn vị này không nhận thức được sự cần thiết của chuẩn mực kế tốn nơng nghiệp mà họ thường quan tâm Báo cáo tài chính đáp ứng được với yêu cầu thuế hay không và sự thuận tiện trong cơng việc hạch tốn.

 Nguồn lực của nước ta còn hạn chế chưa đủ điều kiện để soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế tốn nơng nghiệp: thiếu đội ngũ chuyên gia và các nhà nghiên cứu soạn thảo chuẩn mực. Bên cạnh đó, những cơng trình nghiên cứu về những hướng dẫn việc xác định, đo lường giá trị các tài sản sinh học cũng như việc ghi nhận các sự kiện diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất nơng nghiệp chưa nhiều.

 Q trình tiếp cận chuẩn mực kế tốn quốc tế của các tổ chức lập quy ở nước ta trong thời gian qua là quá trình từng bước tìm hiểu và vận dụng.

 Quá trình điều tra, nghiên cứu, soạn thảo, ban hành chuẩn mực tốn kém rất nhiều chi phí.

Ngun nhân 5: Trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường từ một nước nơng nghiệp cịn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của 2 cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Vì vậy, Việt Nam tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán một cách thận trọng và có chọn lọc. IAS/IFRS là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế giàu có và phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên IAS/IFRS có thể trước hết vì lợi ích và phù hợp hơn với quốc gia của họ và không phù hợp với những nền kinh tế còn nghèo nàn như Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế toán luôn khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia. Do đó, việc ban hành chuẩn mực kế tốn nơng nghiệp địi hỏi các tổ chức lập quy phải nghiên cứu và vận dụng một cách thích hợp chuẩn mực kế tốn quốc tế sao cho phù hợp với những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thơng qua việc tìm hiểu về những quy định của Việt Nam đối với công tác kế tốn trong các hoạt động sản xuất nơng nghiệp và tình hình thực hiện cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cho thấy sự cần thiết phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể hơn trong việc đo lường, ghi nhận và đánh giá đối với các loại tài sản sinh học cũng như các sự kiện kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động. Để thuận tiện trong việc ban hành các hướng dẫn này, các tổ chức lập quy của Việt Nam có thể tham khảo và rút ra bài học kinh nghiệm từ việc ban hành cũng như áp dụng chuẩn mực kế tốn nơng nghiệp của các quốc gia nói riêng hay của quốc tế nói chung. Từ sự phân tích những khó khăn, vướng mắc trong q trình ban hành chuẩn mực của Việt Nam, tác giả xin đưa ra một số đề nghị để có thể giải quyết những trở ngại này trong chương 3.

CHƢƠNG 3 – ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TỐN VỀ NƠNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại việt nam , (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)