Các nghiên cứu trên thế giới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 28 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của việc tự do hóa tài chính

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới:

Thế giới đã, đang và sẽ trải qua giai đoạn mà trong đó các nền kinh tế giao thoa với nhau nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng (Colleman và Underhill, 2012; Balassa, 2013). Kể từ những năm thập niên 1990, chính phủ các nước tại các thị trường mới nổi và các thị trường chuyển đổi đã tập trung nhiều hơn trong việc hướng các chính sách tới việc tự do hóa tài chính giữa các nước với nhau (Hermes và Hong, 2010). Thuật ngữ tự do hóa tài chính có thể bao gồm: Tự chủ của ngân hàng trung ương, vốn luân chuyển tự do ngoại trừ những dịng vốn ngắn hạn, khơng có sự kiểm sốt đối với lãi suất và tỉ giá hối đối, chính sách cho vay ưu tiên bị loại trừ, và sự dỡ bỏ các ràng buộc trong quyền sở hữu (Levine, 2001; Chinn và Ito, 2008). Mục tiêu của việc tự do hóa tài chính là để giảm dần sự can thiệp và kiểm sốt của chính phủ đối với hệ thống tài chính của một nền kinh tế. Kết quả của tự do hóa tài chính là thị trường sẽ trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng sẽ mang đến xác xuất khủng hoảng cao hơn (Radelet và Sachs, 2000; Ranhart và Rogoff, 2008). Tuy nhiên bản thân của tự do hóa tài chính sẽ khơng mang đến sự hiệu quả và bền vững mà khơng cần phải có những cơ chế giám sát chặt chẽ. Bài học nhãn tiền từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc đã chỉ ra rằng khi thị trường tài chính tự do thì sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, nợ xấu gia tăng, bong bóng tài sản cũng sẽ gia tăng và thậm chí nó là một cột mốc cho khủng hoảng tài chính (Radelet và Sachs, 2000). Do vậy

mà tự do hóa tài chính phải ln được đi kèm với việc gia tăng kiểm sốt và những quy định về những khuôn khổ pháp lý cũng phải được lưu tâm.

Berger và Hamphay (2008) thì cho rằng mục tiêu cơ bản của việc tự do hóa tài chính và dỡ bỏ các quy định tài chính là để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như là tính bền vững của tổ chức tài chính đó. Tuy nhiên, thành quả là khác nhau và tùy thuộc vào tính ổn định kinh tế vĩ mơ và trong một số trường hợp, khủng hoảng ngân hàng đến từ những tham vọng quá mức về việc dỡ bỏ các quy định (Denizer và cộng sự, 2007).

Những nghiên cứu từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, nền kinh tế phát triển thì hầu hết chỉ ra rằng tự do hóa tài chính cải thiện hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng (Boubakri và cộng sự, 2005; Hermes và Nhung, 2010). Ataullah và cộng sự (2004) sử dụng mơ hình DEA để so sánh hiệu quả kỹ thuật của hai nước Ấn Độ và Pakistan trong suốt thời gian tự do hóa tài chính từ năm 1988 đến 1998. Trong suốt giai đoạn này thì cả hai nước trên đã thực hiện hàng loạt những biện pháp để dỡ bỏ những quy định trong hệ thống tài chính như: giảm dần những quy định đối với lãi suất cho vay, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho phép những tổ chức tài chính phi ngân hàng gia nhập ngành, sự hiện diện của các ngân hàng tư nhân cũng như ngân hàng nước ngồi, bãi bỏ các chính sách tín dụng do nhà nước chỉ định. Kết quả đã chỉ ra rằng có một ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng trong cả hai nước nói trên. Chan và cộng sự (2005), Kumbhakar và Wang (2009) đã thực hiện nghiên cứu về hiệu quả và năng suất hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ những năm thập niên 90 đến trước khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Từ những năm thập niên 90, Trung Quốc đã trải quả thời kỳ cải cách toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng như việc ngân hàng trung ương dỡ bỏ dần những quy định về lãi suất, loại bỏ sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc cho vay đối với những SOCB, và cho phép tư nhân hóa ngân hàng (chỉ đối với những nhà đầu tư trong nước). Chính những chính sách này đã tạo áp lực đáng kể lên những SOCB dẫn đến việc cần phải cải tiến trong hoạt

động cũng như dịch vụ theo định hướng thương mại hóa hơn. Kết quả là có một sự cải thiện rõ rệt trong hiệu quả hoạt động cũng như năng suất của toàn hệ thống. Kraft và cộng sự (2006) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của việc tự do hóa ngân hàng tại nước có nền kinh tế chuyển đổi Crotia khi nước này tiến hành chuyển đổi nền kinh tế của mình kể từ sau sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch tập trung từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90. Thời gian lấy mẫu được lấy từ năm 1994 đến năm 2000. Bằng cách sử dụng phương pháp SFA với 4 đường biên linh hoạt Fourier, tiếp cận theo hướng chi phí. Bài nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, không giống như kỳ vọng, những ngân hàng tư nhân mới hoặc ngân hàng được tư nhân hóa khơng đạt được hiệu quả trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Việc tư nhân hóa hầu như khơng tác động tức thời đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng nước ngồi có điểm hiệu quả tốt hơn đáng kể so với tất cả các ngân hàng nội địa.

Hasan và Marton (2003) đo lường tác động về hiệu quả của nền kinh tế chuyển đổi Hungary khi chính phủ thực hiện tự do hóa tài chính từ khá sớm với việc chính phủ nước này cho phép việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngồi trong những năm đầu của thập nên 80. Bằng việc áp dụng phương pháp SFA và dạng hàm sản xuất logarit siêu việt, với mẫu dữ liệu được lấy từ 1993 – 1998 dựa trên hai hướng tiếp cận là hiệu quả về lợi nhuận và chi phí. Các tác giả đã tìm thấy hiệu quả vượt trội của các ngân hàng nước ngoài so với các ngân hàng nội địa tại Hungary, đồng thời với sự xuất hiện của mình, các ngân hàng nước ngồi dần dần cải thiện được hiệu quả cho các ngân hàng nội địa. Việc mở cửa tự do hóa tài chính đồng thời với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngồi và tư nhân hóa các ngân hàng nội địa là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của hệ thống ngân hàng.

Sự khác biệt giữa các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển so với các nước phát triển là việc các nước có nền kinh tế phát triển có các thể chế tài chính vững mạnh và môi trường kinh doanh minh bạch. Đây là những điều kiện cần để đảm bảo rằng những chính sách tập trung vào việc tự do hóa tài chính sẽ được thực

hiện một cách có hiệu quả và cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Sturm và William (2004) đã so sánh về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nội địa Australia so với các ngân hàng nước ngoài giai đoạn từ 1988 – 2001, thời kỳ sau khi nước này dỡ bỏ những quy định về tài chính. Bằng việc sử dụng phương pháp DEA, chỉ số Mamquist, và phương pháp SFA, các tác giả đã phát hiện rằng các ngân hàng nước ngồi thì hiệu quả hơn so với các ngân hàng nội địa, tuy nhiên hoạt động trong mơi trường Australia thì các ngân hàng nước ngồi khơng mang lại lợi nhuận cao. Các ngân hàng lớn tại Australia sử dụng quy mô như là một rào cản gia nhập đối với những tổ chức định chế tài chính mới. Bên cạnh đó, nhìn chung hiệu quả ngân hàng gia tăng sau việc dỡ bỏ các quy định, và sự cạnh tranh từ việc đa dạng hóa các loại hình ngân hàng sẽ làm cho các ngân hàng nỗ lực cải tiến hơn để đạt được hiệu quả.

Ariff và Can (2008) sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả về mặt chi phí và lợi nhuận của 28 ngân hàng thương mại Trung Quốc trong giai đoạn từ 1995 – 2004. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng TMCP về trung bình thì hiệu quả hơn cả về mặt chi phí lẫn lợi nhuận so với các ngân hàng nhà nước. Berger, Hansan và Zhou (2009) sử dụng phương pháp SFA để đo lường độ hiệu quả của các ngân hàng đang hoạt động tại Trung Quốc, hướng tiếp cận theo hướng chi phí. Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 1994 – 2003 bao gồm các ngân hàng nội địa và 02 ngân hàng nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng, 04 ngân hàng nhà nước đạt được hiệu quả chi phí là thấp nhất và ngân hàng nước ngoài đạt được hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, tự do hóa tài chính trong một số trường hợp tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Denizer và cộng sự (2007) đo lường độ hiệu hiệu quả của các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt giai đoạn từ 1970 – 1994. Phương pháp được sử dụng là phương pháp DEA, khoảng thời gian này được thu thập trước và sau khi Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ những quy định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điểm hiệu quả của hệ thống ngân hàng đã giảm đi và thay đổi không ổn

định trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động. Từ bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã cho rằng, việc mở cửa thị trường tài chính đã khơng đạt được như mong đợi của các nhà làm chính sách khi họ cho rằng, việc quản lý càng cao thì sẽ tạo hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Grifell – Tatje và Lovell (1996) nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và sự thay đổi nhân tố tổng hợp tại các ngân hàng tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn từ 1986 đến 1991, sau thời gian dỡ bỏ các quy định. Giai đoạn này chứng kiến lãi suất và các khoản phí về dịch vụ được tự do hóa, và các ngân hàng tiết kiệm thì được phép mở các chi nhánh bên ngoài vũng lãnh thổ truyền thống của họ. Bằng việc sử dụng phương pháp DEA, các tác giả đã phát hiện được rằng năng suất của hệ thống ngân hàng sụt giảm bởi vì chi phí cho việc mở rộng mạng lưới chi nhánh gia tăng đáng kể. Lensink, Meesters, Naaborg (2008) sử dụng phương pháp SFA cho một mẫu nghiên cứu gồm 2.095 ngân hàng thương mại từ năm 1988 đến 2003 tại 105 nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sở hữu nước ngồi thì tác động nghịch chiều lên thành quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên tại một số nước với nền quản trị tốt thì tác động nghịch chiều này ít rõ ràng hơn. Các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng rằng khi mà chất lượng của các tổ chức tài chính tại nước chủ nhà cao hơn, cùng với chất lượng của các tổ chức tài chính tại nước chủ nhà và nước sở tại giống nhau hơn thì tính khơng hiệu quả của các ngân hàng nước ngồi sẽ giảm dần đi.

Ngồi ra cũng có những kết quả nghiên cứu cho những kết quả tổng hợp của việc tự do hóa tài chính. Berger và cộng sự (2009) phân tích tác động của việc các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa tại Trung Quốc trong giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO từ năm 1994 đến năm 2003. Kết quả nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng các ngân hàng thuộc nhóm 04 ngân hàng lớn nhất tại Trung Quốc thì kém hiệu quả nhất bởi vì nghèo nàn về doanh thu cũng như tỷ lệ nợ xấu (NPLs) khá cao, trong khi các ngân hàng nước ngồi thì hiệu quả nhất cả về lợi nhuận cũng như về mặt chi phí. Ngược lại, trong nghiên cứu của mình, Jiang và cộng sự (2009) lại tìm thấy kết quả là các ngân hàng thương mại cổ phần là hiệu quả nhất, trong khi các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nhà nước là kém

hiệu quả nhất. Tuy nhiên, xét trong điều kiện dài hạn thì sự xuất hiện của ngân hàng nước ngồi có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của hệ thống. Những kết quả xung đột như vậy cũng đã được chỉ ra trong trường hợp tại Tây Ban Nha trong suốt thời gian nước này thực hiện việc dỡ bỏ các quy định về tài chính (từ năm 1986 đến 1991). Với đặc điểm trong giai đoạn này là: lãi suất thả nổi, cho phép hệ thống các ngân hàng tiết kiệm mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tỉ lệ dữ trữ bắt buộc giảm, và loại bỏ những yêu cầu về đầu tư. Jiang, Jao và Feng (2013) sử dụng mơ hình SFA 2 giai đoạn để đánh giá hiệu quả của việc cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2010. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã định nghĩa các loại hiệu ứng có thể gặp phải trong bài nghiên cứu. Trong đó, hiệu ứng lựa chọn được hiểu là việc đo lường sự khác nhau về thành quả giữa ngân hàng được mua lại một phần bởi yếu tố nước ngoài và ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khốn so với những ngân hàng cịn lại. Hiệu ứng động trong ngắn hạn liên quan đến sự khác nhau trong thành quả hoạt động giữa trước và sau khi ngân hàng đó bị mua lại hay được niêm yết trên thị trường chứng khoán, hiệu ứng động trong dài hạn thì liên quan đến việc hiệu ứng sẽ thay đổi như thế nào theo thơi gian kể từ khi ngân hàng được mua lại bởi yếu tố nước ngoài hoặc kể từ khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khốn thì hiệu quả hơn cả về mặt chi phí và lợi nhuận so với những ngân hàng không được niêm yết (ở đây xuất hiện hiệu ứng lựa chọn). Đồng thời ngân hàng bị mua lại một phần bởi yếu tố nước ngồi thì sẽ hiệu quả hơn so với những ngân hàng không được mua lại bởi yếu tố nước ngoài. Về hiêu ứng động của các ngân hàng được mua lại một phần bởi những tổ chức nước ngoài và các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán, các tác giả đã phát hiện ra rằng các ngân hàng được mua lại bởi các tổ chức nước ngồi thì tính hiệu quả sẽ giảm đi trong ngắn hạn, nhưng sẽ đạt được hiệu quả trong dài hạn. Các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khốn thì sẽ hiệu quả chi phí sẽ được cải thiện trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì hiệu quả này khơng

bền vững. Trong khi đó, hiệu quả về lợi nhuận đối với những ngân hàng được niêm yết thì sẽ đạt được cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn.

Trong bối cảnh những nền kinh tế mới nổi, Hermes và Hong (2010) sử dụng bộ dữ liệu gồm 4.000 quan sát từ 10 nước châu Mỹ - La Tinh và khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ 1991 – 2000. Các tác giả sử dụng phương pháp DEA để đo lường về mức độ hiệu quả của ngân hàng tại từng ngân hàng riêng lẻ. Sau đó, mức độ hiệu quả từng ngân hàng riêng lẻ được tổng hợp lại theo mức độ theo từng quốc gia để nghiên cứu mối quan hệ của tự do hóa tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thơng qua mơ hình hiệu ứng cố định. Kết quả nghiên hỗ trợ mạnh mẽ cho tác động tích cực của tự do hóa tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Hiệu quả ngân hàng tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng có sư khác biệt. Tính đến trước những năm 1989 thì hệ thống ngân hàng tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi chủ yếu là những ngân hàng “mono”, tức là ngân hàng vừa là ngân hàng trung ương vừa là ngân hàng thương mại (Koivu, 2002). Sự xụp đổ của khối các nước XHCN đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường. Kết quả là các ngân hàng “mono” được tách ra làm 02 loại là ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại.

(Koivu, 2002) đã thực hiện một nghiên cứu để xem xét liệu rằng hiệu quả của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 28 - 39)