Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của việc tự do hóa tài chính

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tại Việt Nam:

Tại Việt Nam kể từ sau khi giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ năm 1986 thì những nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng thì hầu như khá ít và khoảng thời gian nghiên cứu thì ngắn (Stewart và cộng sự , 2016). Nguyễn Việt Hùng (2007) là người đầu tiên nghiên cứu về hiệu quả và năng suất hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến 2003, số lượng ngân hàng được thu thập bao gồm 13 trên tổng số 50 ngân hàng tại thời điểm đó. Bằng việc sử dụng phương pháp DEA cơ bản, tác giả đã tính tốn được rằng, hiệu quả về chi phí trung bình của các ngân hàng đạt được và phần khơng hiệu quả thì đến từ cả thành phần khơng hiệu quả về phân bổ và không hiệu quả về kỹ thuật. Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist thì suy giảm trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên như đã đề cập thì kết quả này khơng phản ánh được thực trạng chung của các ngân hàng tại Việt Nam do mẫu nghiên cứu nhỏ, và thời gian nghiên cứu ngắn. Đồng thời đây là giai đoạn chứng kiến được sự tăng vốn của ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như việc sáp nhập, hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của những ngân hàng yếu kém sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á.

Quang và De Borger (2008) sử dụng kỹ thuật bootstrap để xây dựng khoảng tin cậy cho mơ hình DEA cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả cũng như năng suất hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến 2006. Điểm hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn này nhìn chung là khá cao, điển hình như năm 2004 là 95 và năm 2003 là 94. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng khơng đại diện cho tình hình chung của các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn này bởi vì dữ liệu nghiên cứu của các tác giả không bao gồm các ngân hàng nông thôn hoạt động kém hiệu quả. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả cũng phát hiện rằng ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là ngân hàng đạt được hiệu quả về chi phí cao nhất.

Hong và Turnell (2010) áp dụng phương pháp SFA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Mẫu dữ liệu được thu thập trong suốt giai đoạn từ 2000 – 2006 bao gồm hầu hết các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam tính cả chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã kết luận rằng xét về trung bình hiệu quả về chi phí thì các ngân hàng thương mại Nhà nước đạt được mức cao hơn so với 02 loại ngân hàng còn lại là ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hong và Nalm (2013) tiếp tục sử dụng lại bộ dữ liệu của Hong và Turnell (2010) để ước lượng lại hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. Dựa trên hàm khoảng cách định hướng để đo lường hiệu quả về chi phí của ngân hàng và các thành phần của nó bao gồm hiệu quả về công nghệ và hiệu quả về phân bổ. Chỉ số nhân tố tổng hợp Malquist cũng được sử dụng, và được phân ra thành hiệu quả về sự thay đổi kỹ thuật thuần túy, hiệu quả về sự thay đổi về quy mô và hiệu quả về sự thay đổi về cơng nghệ. Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã đi đến kết luận rằng: Hiệu quả trung bình về mặt lợi nhuận thì các ngân hàng nhìn chung mức độ hiệu quả là khá xa so với đường biên về “cách làm tốt nhất”, và điều này được gây ra bởi sự không hiệu quả về mặt phân bổ hơn là không hiệu quả về mặt kỹ thuật; Hiệu quả về mặt giá cả và hiệu quả về mặt lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Nhà nước thì nhìn chung là cao hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần bởi vì sức mạnh thị trường của các ngân hàng này trong việc áp đặt giá cả; Trong suốt giai đoạn được nghiên cứu thì nhìn chung các ngân hàng đạt được năng suất còn khá khiêm tốn do vẫn đang trong q trình chuyển đổi và đổi mới cơng nghệ.

Nhìn chung thì các bài nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì kết quả khơng thực sự rõ ràng do việc thiếu dữ liệu. Đồng thời trong giai đoạn từ 2000 – 2006 thì cũng là giai đoạn mà các ngân hàng tiến hành tập trung nguồn lực cho việc thay đổi công nghệ khi mà các ngân hàng bắt đầu xây dựng hệ thống ngân hàng lõi dựa vào mạng lưới internet, hệ thống thanh toán liên ngân hàng cũng như hệ thống máy rút tiền tự động (ATM).

Giai đoạn sau thời gian gia nhập WTO, khi mà các tổ chức ngân hàng nước ngoài được phép thâm nhập vào thị trường nội địa thì các ngân hàng Việt Nam cũng trải qua thời kỳ mà có hàng loạt các chính sách được ban hành nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống trước mối đe dọa từ các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể là: Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước; Chuyển đổi 13 ngân hàng nông thôn thành các ngân hàng thành thị và cấp phép hoạt động cho những ngân hàng mới; Cho phép các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tư nhân tham gia vào hệ thống ngân hàng; Cho phép các tổ chức tài chính nước ngồi tham gia vốn vào các ngân hàng nội địa. Nhìn chung, kết quả từ những chính sách này ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2012) thực hiện việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam từ sau giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO. Dữ liệu được lấy từ 20 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 2007 – 2010. Phương pháp được tác giả sử dụng là phương pháp phân tích DEA để đo lường hiệu quả về kỹ thuật và chỉ số Malmquist của các ngân hàng thương mại. Kết quả của bài nghiên cứu, tác giả đã cho thấy rằng hiệu quả về mặt kỹ thuật của các ngân hàng thương mại đã tăng từ 0,7 năm 2007 lên 0,818 năm 2008. Tuy nhiên trong năm khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 thì các ngân hàng thương mại vẫn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chỉ số Malmquist tăng trung bình 8,8% mỗi năm mặc dù có một sự sụt giảm trong năm 2009. Ngơ Đăng Thành (2012) sử dụng phương pháp phân tích cửa sổ DEA để thay đổi thành quả hoạt động theo thời gian của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2010. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành quả hoạt động theo thời gian của các ngân hàng thì nhìn chung có xu hướng suy giảm khi mà quy mô của lĩnh vực ngân hàng gia tăng; thị trường trở nên tự do hơn và những bất ổn trong kinh tế thế giới và khu vực. Do vậy mà vấn đề về phát triển và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất quan trọng cả hiện tại và tương lai. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất rằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và tài khóa mở mở rộng có thể là một giải pháp để cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 39 - 42)