Tóm tắt lại nội dung của chương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Tóm tắt lại nội dung của chương:

Chương này đã tổng quan lại tất cả những khía cạnh của liên quan đến hiệu quả ngân hàng bao gồm cả những khái niệm cơ bản, cách thức đo lường ra sao và giới thiệu những phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tự do hóa tài chính khi mà những ràng buộc được dỡ bỏ sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên bình diện từng nước riêng lẻ cũng như bình diện giữa các nước với nhau cũng đã được đề cập đến. Đặc biệt là đo lường hiệu quả tại các nước chuyển đổi giống như Việt Nam cũng đã được đặc biệt đề cập. Cuối cùng là tổng lược lại những bài nghiên cứu trước đây về đánh giá hiệu quả tại hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam cũng đã được lược khảo lại để từ đó có một cái nhìn bao qt về thành quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam trước và sau khi dỡ bỏ những quy định. Từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Trong chương này, người viết sẽ lần lượt trình bày từng mơ hình, từng kết quả nghiên cứu cũng như giải thích cho từng kết quả đó của hệ thống ngân hàng Việt Nam giữa các loại ngân hàng khác nhau thì sẽ hiệu quả như thế nào theo thời gian trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2016. Tiếp theo đó, sẽ là phần đánh giá các loại ngân hàng có nên tiến hành đa dạng hóa hay mở rộng phạm vi hoạt động hay không. Tuy nhiên trước tiên người viết sẽ tổng quan lại tình hình cũng như những quy định đi kèm với việc dỡ bỏ dần những quy định, làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng ổn định hơn.

3.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1986 đến giai đoạn hiện nay:

Trước khi đi vào nội dung chính của chương này, người viết sẽ tổng hợp lại những điểm nhấn chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1986 đến giai đoạn hiện nay.

Bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã định hướng chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường với vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân (Orden và cộng sự, 2007). Trong giai đoạn này cũng đánh dấu một cột mốc chuyển đổi rất quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng từ ngân hàng vừa có tính năng điều hành kiểm sốt, vừa có tính năng thương mại thành 02 loại ngân hàng với tính năng tách biệt nhau vào năm 1988. Do đó mà kể từ những năm đầu của thập niên 90 trở đi, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách cải cách có chủ đích hướng trực tiếp tới việc dỡ bỏ các quy định, nhằm mục đích làm cho hệ thống ngân hàng phát triển bền vững và hiệu quả ngày càng được cải thiện hơn. Điểm nhấn đầu tiên của các chính sách cải cách liên quan đến nội dụng về quyền sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng nội địa. Theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân

ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng được vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngồi (bao gồm cả cổ đơng nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngồi đó khơng được vượt q 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ một số đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó vượt q 15% nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Nghị định này đã cung cấp một khung pháp lý cần thiết cho sự hiện diện của các tổ chức tài chính nước ngồi thơng qua việc mua lại một phần của các ngân hàng nội địa tại Việt Nam. Kết quả là những tổ chức tài chính đầu tư chiến lược nước ngoài từ chỗ chỉ sở hữu ít hơn 5% cổ phần tại các ngân hàng nội địa từ năm 2002 đã tăng lên 13% vào năm 2014. Với việc ban hành hành Nghị định này từ chính phủ, đã có những kỳ vọng rằng hệ thống ngân hàng nội địa tại Việt Nam sẽ có những cơ hội để phát triển thêm những dòng sản phẩm mới, cũng như cải thiện được hiệu quả quản lý và nâng cao năng suất cơng nghệ.

Điểm nhấn thứ hai của các chính sách cải cách tài chính của Chính phủ là việc tư nhân hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước, cũng như việc khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo Thơng báo số 03/2007/TB-VPCP ngày 04/01/2007 thì trong năm 2007 sẽ tiến hành cổ phần hóa VCB, BIDV, MHB và ICB. Tính đến thời điểm năm 2010, hai trong số 4 ngân hàng kể trên đã tiến hành cổ phần hóa và đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, số lượng các ngân hàng nội địa niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đã gia tăng đáng kể từ năm 2004 đến 2016.

Điểm nhấn thứ ba của các chính sách cải cách tài chính tại Việt Nam là việc ban hành những văn bản quy định về vốn ngân hàng. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP thì vốn điều lệ tại các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam tính

đến thời hạn năm 2008, ít nhất phải từ 3,000 tỷ đồng trở lên. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN đã tăng tỷ lệ an toàn vốn lên mức 9% so với mức 8% năm 2005.

Chính những điểm nhấn trong các chính sách cải cách này đã làm cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hoạt động trong môi trường nhiều thử thách và cạnh tranh hơn, thận trọng hơn trong bối cảnh có sự hiện diện của ngân hàng nước ngồi. Ví dụ như các ngân hàng nội địa sẽ phải cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các ngân hàng nước ngoài với cơ chế quản lý tốt hơn, kinh nghiệm hoạt động tốt hơn, và công nghệ cũng như cách điều hành quản lý tốt hơn. Việc nâng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% cũng làm cho các ngân hàng tăng vốn nhiều hơn, đồng thời với cùng với việc mua lại khi có các tổ chức tài chính nước ngồi tham gia sẽ làm cho hệ thống ngày càng vững mạnh hơn đồng thời cũng sẽ nâng cao niềm tin của công chúng đối với tổ chức tín dụng.

Thị phần tiền gửi lẫn cho vay của các loại ngân hàng trong suốt những năm từ 2009 đến 2016 hầu như khơng có nhiều sự biến đổi. Các ngân hàng thuộc nhóm Big Four vẫn chiếm thị phần rất lớn, tiếp đến là các ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại trong nước và cuối cùng là các ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng nước ngồi. Ví dụ như đối với thị phần tiền gửi năm 2015 của các ngân hàng thuộc nhóm Big Four là 84.72%, ngân hàng thương mại là 11.84% và ngân hàng nước ngồi là 3.44%, thì đến năm 2016 thị phần của các ngân hàng Big Four vẫn chiếm tỷ lệ rất cao là 84.34%, ngân hàng thương mại là 11.8% và ngân hàng nước ngoài là 3.86%.

Tiền gửi Bảng 3.1: Thị phần tiền gửi của các loại ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngân hàng nước ngoài 0.29% 3.49% 4.20% 4.33% 4.06% 4.25% 3.44% 3.86% Ngân hàng Big Four 88.41% 82.52% 82.66% 83.05% 83.61% 83.57% 84.72% 84.34% Ngân hàng thương mại 11.29% 14.00% 13.14% 12.62% 12.33% 12.18% 11.84% 11.80%

Nguồn: Người viết tổng hợp và tính tốn từ dữ liệu Bankscope và các báo cáo tài chính của các ngân hàng từ năm 2009 – 2016.

Cho vay Bảng 3.2: Thị phần cho vay của các loại ngân hàng

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ngân hàng nước ngoài 11.74% 2.03% 1.93% 2.30% 2.82% 2.68% 2.47% 3.01% Ngân hàng Big Four 40.04% 87.58% 89.06% 88.58% 88.13% 87.67% 87.54% 86.85% Ngân hàng thương mại 48.22% 10.39% 9.01% 9.12% 9.05% 9.66% 9.99% 10.14%

Nguồn: Người viết tổng hợp và tính tốn từ dữ liệu Bankscope và các báo cáo tài chính của các ngân hàng từ năm 2009 – 2016.

3.1 Dữ liệu và mơ hình nghiên cứu: 3.1.1 Dữ liệu:

Mẫu dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ Bankscope và các báo cáo tài chính của 36 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam trong suốt giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016. Dữ liệu được thu thập là dạng bảng, không cân bằng. Trong bộ dữ liệu được thu thập thì có 26 ngân hàng là các ngân hàng thương mại cổ phần (các ngân hàng đã bị sáp nhập và khơng cịn hoạt động cũng đã được loại trừ khỏi mẫu dữ liệu nghiên cứu), 04 ngân hàng thuộc nhóm Big Four bao gồm: Viettin Bank, Agribank, Vietcombank, và BIDV, và 06 ngân hàng nước ngoài bao gồm: Hongleong Bank, HSBC, ShinhanBank, Standard Chartered, ANZ và VID Public (các ngân hàng liên doanh như Indovina, Vinasiam, Vietnam – Rusia bị loại bỏ trong mẫu dữ liệu dùn để phân tích). Sở dĩ tác giả chọn giai đoạn từ năm 2009 đến 2016 để nghiên cứu vì những lý do sau đây: i) Kể từ năm 2009, hầu hết các

ngân hàng nước ngoài đều đã được thành lập và đi vào hoạt động, và các báo cáo tài chính cũng đã được cung cấp đầy đủ trên Bankscope. ii) Trước khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 thì các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu là các chi nhánh, hoặc là các văn phịng đại diện. Vì vậy mà các hoạt động cũng như các sản phẩm của ngân hàng cũng bị hạn chế. Kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2007 trở đi thì các ngân hàng với 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và hoạt động, tuy nhiên phải đến năm 2009 thì điều này mới chính thực trở thành hiện thực. Sau khi gia nhập WTO thì các quy định về ngân hàng phải phù hợp với những quy định của WTO. Đồng thời, cuối năm 2008 thì các chính sách về nới lỏng lãi suất mới được tiến hành điều chỉnh sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

3.1.2: Mơ hình nghiên cứu:

Để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thì các biến số về đầu vào và đầu ra cũng phải được xác định cụ thể. Theo Berger và Humphrey (1997), Das và Ghost (2006) thì có 03 cách tiếp cận trong việc lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cách tiếp cận thứ nhất và cũng là cách tiếp cận quan trọng nhất đó là xem xét ngân hàng như là một tổ chức trung gian tài chính bằng việc tạo ra mối liên kết giữa người cần vốn và người thừa vốn, cách tiếp cận này còn được biết đến với tên gọi là cách tiếp cận trung gian. Theo cách tiếp cận này thì ngân hàng sẽ được xem như là một tổ chức tài chính trung gian, và để huy động được từ các hộ gia đình cũng như các tổ chức kinh tế thì ngân hàng phải cần thuê một số lượng nhân viên, và cũng phải đầu tư vào một số lượng tài sản cố định như là các văn phòng, phần mềm, phần cứng và tất cả những trang thiết bị khác cần thiết cho quá trình vận hành và hoạt động. Mặt khác là ngân hàng cũng sẽ cần đến nhân viên, tài sản cố định, trang thiết bị, những khoản tiền gửi của khách hàng để cho các tổ chức, cá nhân cần vốn vay mượn và cuối cùng là sẽ tạo ra khoản cho vay đối với ngân hàng. Đồng thời cũng thơng qua thị trường tài chính, như là việc mua các cổ phiếu, trái phiếu… ngân hàng cũng sẽ cung cấp vốn cho những cơng ty đang có nhu cầu sử dụng vốn. Như vậy nhìn chung thì theo cách tiếp cận

trung gian thì các biến số đầu vào sẽ là chi phí lao động, giá trị tài sản gia tăng, và các khoản tiền gửi của khách hàng; Các biến số đầu ra sẽ là các khoản cho vay, chứng khoản cũng như là các khoản mục đầu tư. Bài viết này tác giả cũng sẽ sử dụng hướng tiếp cận trung gian như trên. Cách tiếp cận thứ hai là cách tiếp cận sản xuất, cách tiếp cận này sẽ dựa trên việc xem xét ngân hàng như là một tổ chức sản xuất mà tại đó, quy mơ phát triển của ngân hàng sẽ được xem xét dựa trên các khoản cho vay cũng như các khoản tiền gửi. Cách tiếp cận thứ ba là cách tiếp cận giá trị gia tăng. Tuy nhiên do bài viết này người viết chỉ áp dụng cách tiếp cận trung gian nên 02 cách tiếp cận cịn lại sẽ khơng được đề cập nhiều.

Theo Berger và cộng sự (2009), thì hàm số logarit siêu việt (translog funtion), (Christensen, Jorgenson và Lau, 1973) có thể được sử dụng để đo lường độ hiệu quả về mặt chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Khi đó, hàm số logarit siêu việt đối với ngân hàng thứ i theo thời gian t khi tiếp cận về mặt chi phí sẽ có dạng hàm như sau:

( ) ∑ ∑ ( ) ∑ ∑ ∑ ∑ ( ) ( ) ∑ ∑ ( ) (3.1)

Trong đó là tổng chi phí chia cho tổng tài sản. Ba biến số đầu ra sẽ là tổng cho vay khơng bao gồm các khoản dự phịng rủi ro (y1), tài sản thu nhập khác (y2), và tổng thu nhập không từ lãi (y3). Ba biến số giá cả đầu vào sẽ là: Giá cả của các quỹ (w1) sẽ được tính bằng tổng chi phí trả lãi chia cho tổng tiền gửi và các nguồn quỹ ngắn hạn; Giá cả của tài sản cố định được đo lường bằng chi phí cho hoạt động khác chia cho tài sản cố định (w2), và cuối cùng là giá cả của lao động được đo lường bằng tổng chi phí trả cho cán bộ cơng nhân viên chia cho tổng số lượng cán bộ công nhân viên (w3). Giả sử rằng giá cả là đồng nhất, tức là: ∑ ∑ ∑ và trong điều kiện đối xứng thì và và khi các

yếu tố trên đều được thỏa mãn thì khi đó, phương trình (3.1) có thể được viết lại như sau: ( ) ∑ ( ) ∑ ( ) ∑ ∑ ( ) ( ) ∑ ∑ ( ) ( ) ∑ ∑ ( ) ( ) (3.2)

Và phương trình (3.2) bên trên sẽ được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam.

Về mặt đo lường theo tính hiệu quả về mặt lợi nhuận, thì khi đó, mơ hình dùng để đo lường về mặt hiệu quả về lợi nhuận cũng sẽ gần tương tự như mơ hình (3.2) bên trên. Do vậy mà ta sẽ không cần phải chứng minh lại biểu thức (3.2). Thay vào đó, để đo lường hiệu quả về mặt lợi nhuận, thì giá trị TC bây giờ sẽ được thay bởi lợi nhuận trước thuế (π), do đó vế trái bây giờ sẽ là lợi nhuận trước thuế (π) chia cho Aw3, sẽ được sử dụng như là một biến phụ thuộc. Và về mặt tiếp cận theo hướng hiệu quả về lợi nhuận, chúng ta giả định rằng ứng với một lượng giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra cho trước, ngân hàng sẽ đạt tối đa hóa lợi nhuận ra sao. Vì thế bây giờ chúng ta sẽ thay số lượng sản phẩm đầu ra trong biểu thức (3.2) bằng giá cả sản phẩm đầu ra. Khi đó, giá cả của các khoản vay được đo lường bởi thu nhập từ lãi suất cho vay chia cho tổng cho vay (y4), giá cả của thu nhập từ tài sản khác được đo lường bởi thu nhập từ lãi suất từ tài sản có thu nhập khác chia cho tài sản có thu nhập khác (y5), và cuối cùng, giá cả của các dịch vụ phi truyền thống của ngân hàng được đo lường bởi tổng thu nhập không từ lãi suất chia cho tổng tài sản (y6). Còn đối với giá cả các sản lượng đầu vào thì sẽ tương tự như biểu thử (3.2). Khi đó mơ hình dùng để đo lường hiệu quả theo hướng tiếp cận lợi nhuận cụ thể sẽ được viết lại như sau:

(

∑ ∑ ( ) ( ) ∑ ∑ ( ) ( ) (3.3)

Lưu ý rằng trong biểu thức (3.3) giá trị của biến phụ thuộc có thể là số âm hoặc là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA (Trang 42)