Đánh giá khía cạnh quá trình kinhdoanh nội tại các chỉ số cốt yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại củ chi , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

6. Kết cấu luận văn

1.3.4 Đánh giá khía cạnh quá trình kinhdoanh nội tại các chỉ số cốt yếu

Tùy thuộc vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của mỗi DN khác nhau, sẽ có những thước đo, những chỉ số đánh giá khác nhau đối với mỗi DN, đối với mỗi giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với các DN chỉ đang tập trung vào quá trình hiện hữu, sẽ quan tâm đến các yếu tố về cải thiện chất lượng, giảm chu trình thời gian, tăng năng suất, giảm chi phí. Với mơ hình thẻ điểm, quá trình kinh doanh nội tại được mở rộng thành một chuỗi quá trình, bắt đầu từ quá trình đổi mới - nhận diện nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai, đồng thời phát triển các giải pháp mới cho những nhu cầu này, tiếp tục thơng qua q trình hoạt động để phân phối các sản phẩm và dịch vụ hiện có cho khách hàng, và kết thúc với dịch vụ sau bán hàng để tăng thêm giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm và dịch vụ của DN. Các chỉ tiêu cơ bản trong quá trình bao gồm: tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm mới, tỷ lệ hàng bị trả lại, hao phí trong sản xuất, giao hàng, khả năng đáp ứng hàng theo yêu cầu của khách hàng . . . Tùy thuộc vào thực tiễn tình hình hoạt động kinh doanh của DN, sẽ có những chỉ tiêu đánh giá gắn liền với q trình hoạt động đó.

1.3.4.1 Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm mới

Phản ánh đóng góp của các sản phẩm mới vào tổng doanh thu, qua đó phản ánh hiệu quả của dự án phát triển, tung sản phẩm mới. Nếu tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm mới thấp, sẽ là yếu tố để DN rà soát các cơng đoạn, quy trình, chu trình nghiên cứu phát triển, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm liên quan để đúc kết kinh nghiệp cho việc tung các sản phẩm khác.

1.3.4.2 Tỷ lệ hàng bị trả lại

Hàng bị trả lại khi giao hàng là một chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng sản phẩm, quá trình bảo quản, vận chuyển hàng hóa đến nơi giao hàng. Tỷ lệ hàng bị trả lại cao tất yếu là kết quả của chất lượng sản phẩm kém, hoặc bảo quản, vận chuyển yếu kém. Đánh giá

tỷ lệ hàng bị trả lại giúp DN điều chỉnh kịp thời trong suốt quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, từ đó giảm đến mức thấp nhất khả năng hàng bị trả lại, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

1.3.4.3 Tỷ lệ hao phí trong sản xuất, giao hàng

Hao phí cao trong sản xuất là kết quả của quản trị sản xuất, điều hành kém. Hao phí cao trong sản xuất làm tăng chi phí, tăng giá thành, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, và tất yếu giảm hiệu quả kinh doanh. Cùng với quản lý hao phí trong sản xuất, quản lý hao phí trong giao hàng cũng là yếu tố quan trọng, góp phần quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả.

1.3.4.4 Khả năng đáp ứng hàng theo yêu cầu của khách hàng

Sẵn sàng đáp ứng nhanh nhất, đầy đủ nhất yêu cầu đặt hàng của khách hàng là lợi thế giúp DN giành được đơn hàng, giành được khách hàng từ đó gia tăng doanh số, tăng thị phần. Mức độ đáp ứng đơn hàng cao đồng nghĩa với sự đảm bảo về mặt thực hiện chỉ tiêu doanh số, và ngược lại nếu mức độ đáp ứng hàng theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng của khách hàng thấp, tức DN đã bị lỡ mất các cơ hội kinh doanh, chịu áp lực cạnh tranh lớn và khó đạt kết quả kinh doanh mong muốn, từ đó khó có thể đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp thương mại củ chi , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)