6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.2. Phân tích thực trạng về các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án
2.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án
án phát triển phần mềm tại Công Ty Phần Mềm TMA Solutions
2.2.1. Kết quả khảo sát các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm án phát triển phần mềm
2.2.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Với 23 biến quan sát, số lượng mẫu ít nhất là 23 x 5 = 115 quan sát. Tuy nhiên để tăng độ tin cậy của dữ liệu, cũng như có thể loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ và trong giới hạn khả năng thu thập dữ liệu khảo sát của tác giả, nên tác giả chọn kích thước mẫu là 260 quan sát.
Tác giả đã thực hiện gửi bảng khảo sát đến 260 nhân viên là các kỹ sư trưởng và các nhà quản lý, chuyên gia làm việc trong nhiều dự án phát triển phần mềm từ
các cơ sở khác nhau tại công ty phần mềm TMA Solutions (TP. HCM). Kết quả thu về được 255 bảng khảo sát, bao gồm 150 bảng khảo sát được trả lời qua giấy và 105 bảng khảo sát trả lời qua biểu mẫu của Google. Trong đó tác giả đã loại bỏ 10 bảng trả lời không hợp lệ (trả lời khơng đầy đủ, câu trả lời có nhiều hơn 1 lựa chọn, đánh cùng một kết quà cho tất cả các biến). Vậy kết quả có 250 bảng khảo sát hợp lệ được đưa vào quá trình xử lý số liệu.
Bảng 2.5: Mơ tả mẫu khảo sát
Biến Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 153 61,2 Nữ 97 38,8 Độ tuổi Từ 24 đến 28 tuổi 41 16,4 Từ 29 đến 33 tuổi 102 40,8 Từ 34 đến 38 tuổi 83 33,2 Trên 38tuổi 24 9,6 Mức lương Dưới 10 triệu 55 22,0 Từ 10 đến 20 triệu 150 60,0 Từ 20 đến 30 triệu 36 14,4 Trên 30 triệu 9 3,6 Chức vụ Kỹ sư trưởng 141 56,4 Trưởng nhóm 41 16,4 Trưởng phịng 27 10,8 Nhà quản lý dự án 28 11,2 Khác 13 5,2
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)
Với cỡ mẫu khảo sát hợp lệ là 250, từ bảng 2.5 ta có thể thấy trong đó:
Độ tuổi: Số người tham gia khảo sát với độ tuổi từ 29 đến 33 chiếm 40,8%, 34- 38 chiếm 33,2%, 24-28 chiếm 16,4%, và trên 38 tuổi chiếm 9,6%.
Mức lương: Số người tham gia khảo sát với mức lương dưới 10 triệu chiếm 22%, từ 10 đến 20 triệu chiếm 60%, mức lương trên 30 triệu chiếm 3,6%
Chức vụ: Kỹ sư trưởng chiếm 56,4%, trưởng nhóm chiếm: 16,4%, quản lý dự án chiếm 11,2%, trưởng phòng chiếm 10,8%, chức vụ khác chiếm 5,2%.
2.2.1.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo lường
Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) mà các mục hỏi trong thang đo tương đương với nhau, hay nói cách khác hệ số Cronbach’s Alpha này cho biết các đo lường có liên kết với nhau không. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với nghiên cứu này, tác giả áp dụng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được. Tuy nhiên, nếu một hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (α > 0,95), cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng khác gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ (biến rác). Việc loại bỏ cần phải cân nhắc giá trị nội dung của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Dữ liệu sau khi được làm sạch và mã hóa được đưa vào phân tích Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm cụ thể như sau (chi tiết xem phụ lục 4):
+ Thang đo “Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao” bao gồm 5 biến quan sát (từ QLCC1 đến QLCC5), sau khi phân tích đánh giá độ tin cậy lần thứ nhất thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,646 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của 2 biến QLCC4 (Khi các thành viên dự án có những thắc mắc, kiến nghị, nhà quản lý cấp cao thường lắng nghe ý kiến của các thành viên) và QLCC5 (Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao tới dự án nhằm đạt được mục tiêu của dự án) lần lượt là 0,042 và -0,020 đều nhỏ hơn 0,3. Do đó, tác giả tiến hành loại bỏ 2 biến này và thực hiện đánh giá độ tin cậy lần 2 đối với các biến còn lại thuộc yếu tố Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao.
Kết quả đánh giá độ tin cậy lần 2 đối với các biến thuộc yếu tố Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là khá tốt, đạt mức 0,857 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng của các biến QLCC1 (Hầu hết các nhà quản lý cấp cao hiểu, hỗ trợ về tầm nhìn của dự án) là 0,747; QLCC2 (Hầu hết các nhà quản lý cấp cao của công ty sẽ giúp đỡ, hỗ trợ hơn là tạo ra những khó khăn cho dự án) là 0,729 và QLCC3 (Trong các cuộc họp dự án, quản lý cấp cao thường đưa ra những điểm đạt, chưa đạt nhằm đưa ra quan điểm khuyến khích, khơng đồng tình cụ thể) là 0,728 đều lớn hơn 0,3. Do tất cả các biến QLCC1, QLCC2 và QLCC3 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thang đo “Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên” bao gồm 5 biến quan sát (từ KNGT1 đến KNGT5), sau khi phân tích đánh giá độ tin cậy lần thứ nhất thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,751 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến KNGT2 (Giao tiếp giúp mọi người có chung mục tiêu và cùng nhau phấn đấu) là 0,041 nhỏ hơn 0,3. Do đó, tác giả tiến hành loại bỏ biến này và thực hiện đánh giá độ tin cậy lần 2 đối với các biến còn lại thuộc yếu tố Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên.
Kết quả đánh giá độ tin cậy lần 2 đối với các biến thuộc yếu tố Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là khá tốt, đạt mức 0,827 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Đồng thời, các hệ số tương
quan biến tổng của các biến KNGT1 (Giao tiếp hiệu quả giúp học hỏi được kinh nghiệm của những người khác) là 0,569; KNGT3 (Giao tiếp hiệu quả giúp cùng nhau giải quyết những việc khó trong dự án phần mềm mà nếu làm cá nhân thì khơng thể hồn thành tốt được) là 0,657; KNGT4 (Giao tiếp nhóm giúp giải tỏa căng thẳng, giảm bớt áp lực) là 0,741 và KNGT5 (Giao tiếp giữa các thành viên diễn ra thường xuyên, liên tục) là 0,651 đều lớn hơn 0,3. Do tất cả các biến KNGT1, KNGT3, KNGT4 và KNGT5 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thang đo “Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án” bao gồm 7 biến quan sát (từ QLDA1 đến QLDA7), sau khi phân tích đánh giá độ tin cậy lần thứ nhất thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,749 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của 2 biến QLDA6 (Năng lực cao của quản lý dự án) và QLDA7 (Quản lý dự án tạo động lực và tận tâm hướng dẫn đối với các thành viên trong nhóm) lần lượt là 0,107 và 0,163 đều nhỏ hơn 0,3. Do đó, tác giả tiến hành loại bỏ 2 biến này và thực hiện đánh giá độ tin cậy lần 2 đối với các biến còn lại thuộc yếu tố Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án.
Kết quả đánh giá độ tin cậy lần 2 đối với các biến thuộc yếu tố Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là khá tốt, đạt mức 0,852 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng của các biến QLDA1 (Kỹ năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án thực sự cần thiết để một dự án thành công) là 0,655; QLDA2 (Quản lý dự án thành công là có những kỹ năng, kiến thức sâu rộng) là 0,735; QLDA3 (Quản lý dự án là người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để giúp dự án thành công) là 0,610; QLDA4 (Quản lý dự án là người tạo động lực cho các thành viên tham gia dự án, định hướng tầm nhìn) là 0,632 và QLDA5 (Sự tận tâm của quản lý dự án) là 0,695 đều lớn hơn 0,3. Do tất cả các biến QLDA1, QLDA2, QLDA3, QLDA4 và QLDA5 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thang đo “Kỹ năng chuyên môn của các thành viên” bao gồm 3 biến quan sát (từ KNCM1 đến KNCM3), sau khi phân tích đánh giá độ tin cậy thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,717 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin
cậy). Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng của các biến KNCM1 (Hầu hết các thành viên trong nhóm đều có khả năng làm việc, lập trình trong dự án phát triển phần mềm) là 0,604; KNCM2 (Hầu hết các thành viên trong nhóm dự án đều có năng lực, kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong dự án phát triển phần mềm) là 0,568 và KNCM3 (Các thành viên trong nhóm có kiến thức, năng lực để xử lý các sự cố xảy ra trong dự án) là 0,442 đều lớn hơn 0,3. Do tất cả các biến KNCM1, KNCM2 và KNCM3 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thang đo “Sự tham gia của khách hàng” bao gồm 3 biến quan sát (từ TGKH1 đến TGKH3), sau khi phân tích đánh giá độ tin cậy thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,647 (> 0,6; đảm bảo cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy). Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng của các biến TGKH1 (Mối quan hệ với khách hàng được duy trì tố xuyên suốt quá trình dự án phát triển phần mềm diễn ra) là 0,324; TGKH2 (Người đại diện bên phía khách hàng có đầy đủ thẩm quyền và kiến thức để đưa ra quyết định cuối cùng trong dự án phát triển phần mềm) là 0,564 và TGKH3 (Khách hàng/người sử dụng đầu cuối thường xuyên tham gia vào dự án phát triển phần mềm) là 0,500 đều lớn hơn 0,3. Do tất cả các biến TGKH1, TGKH2 và TGKH3 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 2.6: Tổng hợp các yếu tố sau khi hồn thành phân tích Cronbach’s Alpha Yếu tố Trước phân tích Cronbach’s Alpha Sau phân tích Cronbach’s Alpha Số biến Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến QLCC (Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao) 5 0,857 3 (Loại QLCC4, QLCC5) KNGT (Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên) 5 0,827 4 (Loại KNGT2) QLDA (Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án)
7 0,852 5 (Loại QLDA6, QLDA7)
KNCM (Kỹ năng chuyên môn của các thành viên)
3 0,717 3
TGKH (Sự tham gia
của khách hàng) 3 0,647 3
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả)
Như vậy, với kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của các thang đo, ta có thể kết luận rằng với 23 biến (bao gồm tất cả các biến của 5 yếu tố) đưa vào phân tích thì tất cả các biến đều đạt yêu cầu ngoại trừ biến QLCC4 và QLCC5 (thuộc yếu tố Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao), KNGT2 (thuộc yếu tố Kỹ năng giao tiếp giữa các thành
viên), QLDA6 và QLDA7 (thuộc yếu tố Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án). Do đó, các biến cịn lại (18 biến) bảo đảm trong việc đưa vào phân tích EFA.
2.2.1.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp rút trích được chọn để phân tích yếu tố là phương pháp Principal Components Analysis với phép xoay Varimax. Bước tiếp theo trong việc phân tích các yếu tố trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO). Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0,5 (0,5 ≤ KMO ≤ 1). Trường hợp KMO < 0,5 thì có thể dữ liệu khơng thích hợp với phân tích nhân tố khám phá (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Tiêu chuẩn Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến trong việc xác định số lượng yếu tố trích trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng yếu tố được xác định ở yếu tố có Eigenvalue tối thiểu bằng 1. Ngồi ra, tổng phương sai trích (TVE) cần phải được xem xét, tổng này phải lớn hơn 0,5 (50%), nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Tiêu chuẩn hệ số tải yếu tố (Factor loadings) hay trọng số yếu tố biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các yếu tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và cộng sự (1998) thì Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Ngồi ra, chênh lệch giữa các hệ số tải yếu tố của một biến quan sát phải lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, cũng giống như Cronbach’s Alpha, việc loại bỏ các biến quan sát cần phải xem xét sự đóng góp về mặt nội dung của biến đó trong khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cụ thể như sau (chi tiết xem Phụ lục):
Chỉ số KMO của thang đo các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của các dự án phát triển phần mềm tại Công Ty Phần Mềm TMA Solutions là 0,825 lớn hơn 0,5. Nên phân tích yếu tố EFA hồn tồn thích hợp.
Kiểm định Barlett cho giá trị Sig = 0,000 < 0,05, như vậy giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể hoàn toàn bác bỏ. Các biến quan sát trong tổng thể là có tương quan với nhau.
Kết quả phân tích các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm gồm 5 yếu tố với phương sai trích là 67,331% > 50%. Như vậy, các chỉ tiêu phân tích đều đạt yêu cầu. Và điểm dừng khi trích các yếu tố tại yếu tố thứ 5 với eigenvalue = 1,038 lớn hơn 1 (điều này khẳng định các biến đưa vào được sắp xếp thành 5 nhóm yếu tố).
Căn cứ vào bảng Rotated Compoment Matrix ta có thể thấy được các hệ số đều thỏa mãn yêu cầu (các giá trị hệ số tải yếu tố đều lớn hơn 0,5) và sắp xếp theo 5 nhóm yếu tố riêng biệt, đó là các nhóm yếu tố Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao (bao gồm các biến QLCC1, QLCC2, QLCC3), Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên (bao gồm các biến KNGT1, KNGT3, KNGT4, KNGT5), Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án (bao gồm các biến QLDA1, QLDA2, QLDA3, QLDA4, QLDA5), Kỹ năng chuyên môn của các thành viên (bao gồm các biến KNCM1, KNCM2, KNCM3) và Sự tham gia của khách hàng (bao gồm các biến TGKH1, TGKH2, TGKH3).
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm bao gồm 5 yếu tố: Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao, Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên, Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án, Kỹ năng chuyên môn của các thành viên và Sự tham gia của khách hàng.
2.2.1.4. Kết quả thống kê mô tả:
Theo kết quả kiểm định, các yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của dự án phát triển phần mềm bao gồm 5 yếu tố: Sự hỗ trợ từ nhà quản lý cấp cao, Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên, Khả năng lãnh đạo của nhà quản lý dự án, Kỹ năng chuyên