Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020 (Trang 88 - 94)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2.3. Kết quả khảo sát

Để kiểm chứng lại những điểm mới trong mơ hình đề xuất mang tính khả thi và được người trồng mía đồng thuận, tác giả đã thực hiện khảo sát nhóm người trồng mía.

2.2.3.1. Kết quả thảo luận chuyên gia

Sau khi thảo luận với hai chuyên gia - người trồng mía về bảng khảo sát sơ bộ, tác giả chỉnh sửa và hồn thiện bảng khảo sát chính thức. Tác giả xin tóm lược kết quả thảo luận như sau:

Dịng hàng hóa

- Câu 1-3: Mức độ đồng ý: 2/2 chuyên gia đồng ý nội dung các phát biểu. - Câu 4: Mức độ đồng ý: 1/2 chuyên gia đồng ý nội dung phát biểu.

Chuyên gia Nguyễn Quang Minh điều chỉnh phát biểu “Việc sử dụng máy thu hoạch mía sẽ giúp anh/chị tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm áp lực về nhân công” thành phát biểu “Việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu canh tác sẽ giúp anh/chị tối ưu hóa chi phí, thời gian và giảm áp lực về nhân công”.

- Câu 5-10: Mức độ đồng ý: 2/2 chuyên gia đồng ý nội dung các phát biểu. Chuyên gia Lê Huy Thành bổ sung phát biểu “việc thành lập trạm trung chuyển mía mang lại lợi ích cho anh/chị trong việc theo dõi và đối chiếu thông tin về trọng lượng mía với nhà máy và tiết kiệm chi phí vận chuyển cho TTCS”.

Dịng tài chính

Dịng thơng tin

- Câu 14-16: Mức độ đồng ý: 2/2 chuyên gia đồng ý nội dung các phát biểu.

2.2.3.2. Kết quả khảo sát

Trong nhóm mẫu khảo sát, quy mơ về diện tích của người trồng mía được thể hiện trong hình 2.11 bên dưới:

Hình 2.11: Biểu đồ về quy mơ diện tích của người trồng mía trong mẫu khảo sát sát (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 44% 26% 18% 9% 3% Dưới 5 ha 5 - 10 ha 10 - 50 ha 50 - 300 ha Trên 300 ha

Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 2.8 (xem chi tiết kết quả khảo khảo tại Phụ lục số 14):

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát

STT Nội dung câu hỏi khảo sát Điểm trung bình DỊNG HÀNG HĨA

1

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với ý kiến “Độ sâu cày 40-50cm sẽ giúp mía đạt năng suất cao hơn so với độ sâu cày 30cm trở xuống”

5

2 Anh/chị sẵn sàng thuê dịch vụ cơ giới để đạt độ sâu cày 40-

50cm 4,24

3 Anh chị sẵn sàng áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến để

đạt năng suất và chất lượng mía cao hơn 4,68 4

Việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu canh tác sẽ giúp anh/chị tối ưu hóa chi phí, thời gian và giảm áp lực về nhân cơng

4,12

5

Để áp dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác, anh/chị sẵn sàng dồn điền với các hộ trồng mía khác thành cánh đồng mẫu lớn

4,02

6

Loại giống mía mà anh/chị đang trồng hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của Tây Ninh và đạt được năng suất tối đa

2,82

7 Anh/chị có nghĩ rằng TTCS nên lai tạo loại giống mía mới

phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên của Tây Ninh 4,21 8 Anh/chị đồng ý trồng thử giống mía mới khi được các kỹ

thuật viên tư vấn 4,18

9

Anh/chị đồng ý bầu chọn người đại diện của nhóm người trồng mía để đại diện anh/chị thương thảo các điều kiện hỗ trợ và mua bán với TTCS

1,42

10

Mía sẽ được đưa đến trạm trung chuyển tại trạm nông vụ để cân trọng lượng và chuyển sang xe tải 35 tấn để chở về nhà máy. Việc thành lập trạm trung chuyển mía mang lại lợi ích cho anh/chị trong việc theo dõi và đối chiếu thông tin về trọng lượng mía với nhà máy và tiết kiệm chi phí vận chuyển cho TTCS

4,28

DỊNG TÀI CHÍNH

11

Anh/chị đồng ý nhận hỗ trợ đầu tư từ TTCS bằng vật tư sản xuất và dịch vụ cơ giới thay cho hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt

12 Anh/chị đồng ý việc áp dụng linh hoạt chính sách lãi suất của

vốn tạm ứng từ TTCS 4,41

13 Anh/chị đồng ý áp dụng phương pháp lấy mẫu tại ruộng để

đo chữ đường 4,55

DỊNG THƠNG TIN

14

Anh/chị hài lòng khi được tham gia giám sát quá trình lấy mẫu tại ruộng, cân trọng lượng và đo chữ đường cùng với nhà máy TTCS

5

15 Việc trao đổi thông tin giữa anh/chị với TTCS hoàn toàn

thông suốt và thường xuyên thông qua trạm nông vụ 4,39 16

Anh/chị hài lịng với kỹ thuật viên của trạm nơng vụ trong vai trò là người hỗ trợ kỹ thuật nông học và cầu nối thông tin giữa anh/chị với TTCS

4,36

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ kết quả khảo sát, tác giả xin tóm lược như sau:

14/16 phát biểu nhận được sự đồng ý của đối tượng tham gia khảo sát. Điều này chính minh những đề xuất của tác giả được người trồng mía đồng thuận và khả thi trong việc áp dụng thực tế.

Hai phát biểu nhận sự khơng đồng tình của người tham gia khảo sát. Một phát biểu về giống mía đang trồng phù hợp với Tây Ninh và đạt năng suất tối đa. Điều này chứng minh người trồng mía mong muốn có bộ giống mới phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên của từng vùng tại Tây Ninh. Nội dung này phù hợp với các đề xuất của tác giả về giống mía trong mơ hình đề xuất chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS.

Ngoài ra, người tham gia khảo sát khơng đồng tình việc bầu chọn người đại diện của nhóm người trồng mía để đại diện họ thương thảo các điều kiện hỗ trợ và mua bán với TTCS. Tác giả lưu ý và không vận dụng thành phần “Đại diện người trồng mía” trong mơ hình đề xuất.

Tóm lại, kết quả khảo sát chứng minh rằng các đề xuất của tác giả trong mơ hình đề xuất mang tính khả thi và phù hợp để ứng dụng thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những nội dung ở Chương 2 với mục đích trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Ở phần phương pháp nghiên cứu, tác giả trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng cách thực hiện phỏng vấn chuyên gia nhằm điều chỉnh dàn bài thảo luận sơ bộ cho phù hợp để thu thập được đầy đủ thơng tin khi nghiên cứu chính thức. Dựa vào ý kiến góp ý của hai chuyên gia, tác giả hoàn chỉnh hai dàn bài thảo luận dành cho hai đối tượng thảo luận là người trồng mía và nơng trường. Đến giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả nghiên cứu mơ hình hiện tại của chuỗi cung ứng đầu vào thuộc TTCS thông qua thảo luận tay đôi với các chuyên gia là nhà cung cấp – người trồng mía và nơng trường Svay Riêng cùng với các số liệu báo cáo của TTCS. Sau đó, nhằm kiểm chứng sự phù hợp và khả thi của mơ hình đề xuất, tác giả thực hiện khảo sát nhóm người trồng mía. Để hồn thiện bảng khảo sát chính thức, tác giả thực hiện thảo luận với hai chuyên gia là người trồng mía. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích và xử lý số liệu.

Ở nội dung kết quả nghiên cứu, tác giả trình bày kết quả hai lần thảo luận sơ bộ với các chuyên gia để điều chỉnh dàn bài thảo luận chính thức. Tại nội dung kết quả nghiên cứu chính thức, tác giả thảo luận tay đơi với các chun gia, phân tích những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong mơ hình hiện tại chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS. Căn cứ vào lý thuyết chuỗi cung ứng đầu vào, các nghiên cứu nước ngoài và trong nước cùng, kinh nghiệm của TIS và kết quả thảo luận tay đôi với các chuyên gia, tác giả đề xuất mơ hình mới cho chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS. Trong từng mơ hình đề xuất, tác giả giải thích mơ hình, đồng thời, tác giả so sánh mơ hình hiện tại và mơ hình đề xuất để nêu ra những hiệu quả khi áp dụng mơ hình đề xuất. Sau đó, tác giả trình bày kết quả thảo luận với hai chuyên gia để góp ý bảng

khảo sát cùng với kết quả khảo sát. Sau cùng, tác giả rút ra kết luận từ những kết quả nghiên cứu.

Những nội dung tác giả trình bày trong chương 2 là một trong những cơ sở để tác giả đề xuất các nhóm giải pháp trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO CỦA TTCS

GIAI ĐOẠN 2017-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020 (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)