Kết quả nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020 (Trang 47 - 88)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2.2. Kết quả nghiên cứu chính thức

2.2.2.1. Mơ hình hiện tại chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS

Tiền thân của TTCS là Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh - công ty liên doanh giữa Tập đồn Bourbon (Pháp), Tổng Cơng ty Mía đường II và Cơng ty Mía đường Tây Ninh. Cuối năm 2010, Tập đồn Bourbon thối vốn và chuyển nhượng 24,5% cổ phần phát hành của Công ty cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Thành Công. Năm 2013, Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh chính thức đổi sang tên mới là Cơng ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh. Ngành nghề kinh doanh của TTCS là sản xuất đường, các sản phẩm cạnh đường (mật rỉ và nước uống hương mía) và các sản phẩm sau đường (điện thương phẩm và phân hữu cơ).

Mơ hình hiện tại chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS được thể thiện qua ba mơ hình (mơ hình dịng hàng hóa, dịng tài chính và dịng thơng tin) như sau:

Mơ hình hiện tại dịng hàng hóa

Quy trình di chuyển của dịng hàng hóa sẽ được mơ tả trong hình 2.2 như bên dưới:

Hình 2.2: Mơ hình hiện tại dịng hàng hóa

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giải thích hình 2.2

(1): Ba trại mía giống sẽ cung cấp hom giống cho người trồng mía theo hợp đồng cung ứng vốn bằng vật tư nông nghiệp.

(2a): Hai NCC sẽ cung cấp phân bón và TBVTV cho người trồng mía theo kế hoạch của Phịng Nguyên Liệu cho từng giai đoạn sinh trưởng của mía.

(2b): Hai NCC sẽ cung cấp phân bón và TBVTV cho nơng trường Svay Riêng.

(2c): Hai NCC sẽ cung cấp phân bón và TBVTV cho ba trại mía giống.

(3): Mía nguyên liệu sẽ từ người trồng mía đến nhà máy sản xuất.

(4): Mía từ nơng trường Svay Riêng chở về nhà máy. Người trồng mía -

Tây Ninh

Nhà máy & VP - Tây Ninh

Nông trường Svay Riêng - CPC Các NCC phân bón & TBVTV - Tây Ninh 3 trại mía giống - Tây Ninh (2a) (2c) (2b) (1) (3) (4)

 Các thành phần của dịng hàng hóa

Các nhà NCC phân bón và TBVTV

Hiện tại, hai công ty đang cung cấp phân bón và TBVTV cho tồn vùng ngun liệu của TTCS là Cơng ty Phân Bón Việt Nhật và Cơng ty Cổ phần Phân bón Miền Nam.

Căn cứ vào kế hoạch giao hàng của Phòng Nguyên Liệu, hai nhà cung cấp sẽ giao hàng tận nơi cho ba trại mía giống, nơng trường Svay Riêng và người trồng mía. Vì là những đối tác chiến lược lâu dài và Phịng Ngun Liệu ln gửi kế hoạch nhu cầu phân bón và TBVTV trước thời vụ, hiện nay, việc cung cấp phân bón và TBVTV đáp ứng được thời gian, số lượng và chất lượng theo yêu cầu của TTCS.

Ba trại mía giống

Ba trại mía giống của TTCS được đặt tại các huyện Bến Cầu, Châu Thành và Tân Châu của Tây Ninh. Ba trại mía giống chịu trách nhiệm cung cấp hom giống cho người trồng mía trong vùng nguyên liệu của TTCS. Đây cũng là những cánh đồng mẫu dùng để thử nghiệm các giống mía mới và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong các khâu canh tác mía.

Diện tích của ba trại mía giống đủ năng lực cung cấp hom giống cho tất cả người trồng mía trong vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, một số người trồng mía tự dùng hom giống do cánh đồng mình trồng để tiết kiệm chi phí.

Nơng trường Svay Riêng

Đây là nông trường do TTCS thuê đất của tỉnh Svay Riêng, Campuchia để trồng mía ngun liệu. Diện tích của nơng trường Svay Riêng là 1.200 ha (TTCS, 2016). Ngồi việc cung cấp mía ngun liệu cho nhà máy sản xuất, nơng trường cũng xây dựng một cánh đồng mẫu cũng như trại mía giống để cung cấp hom giống cho tồn nơng trường.

Vì nơng trường thuộc sở hữu của TTCS, tại nông trường, các loại giống mới, các kỹ thuật canh tác tiên tiến và máy móc, thiết bị cơ giới hóa được áp dụng nhiều hơn so với diện tích hợp tác của người trồng mía. Do đó, năng suất bình qn của nơng trường Svay Riêng (70 tấn/ha và 10 CCS)1 cao hơn năng suất bình qn của tồn vùng ngun liệu của TTCS (65 tấn/ha và 9,3 CCS).

Người trồng mía

Diện tích hợp tác với người trồng mía là 11.083 ha (TTCS, 2016), phân bố tại sáu huyện Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên và Tân Châu.

Phần diện tích nhỏ lẻ từ 1-2 ha đến dưới 50 ha của người trồng mía chiếm 72% trên tổng diện tích của người trồng mía trong vùng nguyên liệu của TTCS.

Hiện nay, việc mua bán mía nguyên liệu giữa TTCS và người trồng mía được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hỗ trợ đầu tư và hợp đồng mua mía.

- Hợp đồng hỗ trợ đầu tư: Việc tạm ứng vốn sẽ được thực hiện dưới hai hình thức, một là tạm ứng bằng vật tư nông nghiệp, hai là tạm ứng bằng tiền mặt. Điều kiện để TTCS hỗ trợ đầu tư là chủ mía phải thế chấp tồn bộ diện tích mía được nhận đầu tư vốn từ TTS cũng như tồn bộ sản phẩm mía có được trên diện tích đã nhận đầu tư. Ngoài ra, TTCS áp dụng mức lãi suất cho khoản tiền ứng trước tương đương lãi suất cơ bản cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố tính từ ngày người trồng mía nhận khoản tạm ứng từ TTCS.

- Hợp đồng mua mía: Những người trồng mía khơng nhận tạm ứng vốn sẽ ký hợp đồng mua mía với TTCS. Trong hợp đồng này, người trồng mía sẽ cung cấp mía cho TTCS theo giá mua được TTCS quy định. Trước khi đến vụ thu hoạch, hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho bên kia theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Diện tích người trồng mía nhận hỗ trợ đầu tư từ TTCS chiếm 93% trên tổng diện tích của người trồng mía.

Các cơng ty vận tải

TTCS đang sử dụng dịch vụ vận chuyển của các công ty vận tải tại Tây Ninh, Bình Dương, Long An và Tp. Hồ Chí Minh. Vì TTCS là đối tác quan trọng và lâu dài, các công ty vận tải luôn đáp ứng tối đa nhu cầu về vận tải cho TTCS. Trong suốt mùa thu hoạch, các công ty vận tải luôn cung cấp đủ số lượng xe tải 20 tấn theo yêu cầu của Phòng Nguyên Liệu.

Nhà máy và VP của TTCS

Chức năng của Phòng Nguyên Liệu là thực hiện các công việc liên quan để cung cấp mía nguyên liệu cho nhà máy sản xuất.

Nhà máy của TTCS thực hiện chức năng tiếp nhận mía nguyên liệu, lấy mẫu & đo chữ đường và sản xuất đường từ mía nguyên liệu.

 Các nội dung khác của dịng hàng hóa

Vùng ngun liệu

- Tổng diện tích vùng nguyên liệu của TTCS là 12.283 ha (TTCS, 2016).

- Giống mía: Chín loại giống đang được gieo trồng tại vùng nguyên liệu, trong đó, phổ biến nhất là giống Suphanburi 7, LK92-11 và KK3 với năng suất từ 100-120 tấn/ha, chữ đường trên 11 CCS (Cao Anh Đương, 2015). Xét về thời gian mía chín, có ba loại giống điển hình là giống chín sớm2, giống chín trung bình3 và giống chín muộn4. Chi tiết các giống mía đang được trồng tại vùng nguyên liệu của TTCS được tác giả trình bày trong Phụ lục 18.

Các khâu canh tác

- Làm đất: Thực hiện cày phá bỏ gốc mía  Cày sâu 30-40cm để phá vỡ lớp đất cứng trên bề mặt, đảo đất từ dưới lên và tạo độ tơi xốp cho đất  Bừa để tơi đất. Tại nông trường Svay Riêng, độ sâu cày đạt từ 35-40cm. Tại cánh đồng của người trồng mía, do suất đầu tư máy kéo lớn quá cao, họ đã dùng những loại máy kéo và dàn cày với công suất nhỏ hơn nên chỉ đạt được độ sâu khoảng 30 cm.

- Trồng mía: hai kỹ thuật canh tác

 Kỹ thuật canh tác cũ: trồng hàng đơn và khoảng cách hàng là 1,1-1,2m.

 Kỹ thuật canh tác mới: trồng mía hàng đơi với khoảng cách giữa hai hàng là 0,35m và khoảng cách từ tâm luống này đến tâm luống kia là 1,6-1,8m. Kỹ thuật này vừa tăng năng suất, tiết kiệm chi phí vừa tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa hồn tồn từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch.

- Chăm sóc: bón phân lót bằng phân phốt phát và phun thuốc diệt cỏ mầm

 Nhổ cỏ bằng dàn cào cỏ  bón phân NPK  phun thuốc diệt mầm và hậu nảy

mầm.

- Thu hoạch: hai phương án thu hoạch

 Thủ cơng: diện tích của người trồng mía.

 Cơ giới hồn tồn: nơng trường Svay Riêng.

Hiện nay, tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác của ngành mía đường tại Việt Nam còn thấp.

- TTCS: làm đất – 100%, gieo trồng – 48%, chăm sóc – 42%, thu hoạch – 10%5.

0% 20% 40% 60% 80% 100% Làm đất Gieo trồng Chăm sóc Thu hoạch 35% 30% 3% 100% 48% 42% 10% 100% 100% 68%

TIS TTCS Việt Nam

- TIS: làm đất – 100%, gieo trồng – 100%, chăm sóc – 100%, thu hoạch – 68%.

- Việt Nam: làm đất – 100%, gieo trồng – 35%, chăm sóc – 30%, thu hoạch – 3% (Ngoc Luan Nguyen, 2016).

Các tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác mía tại vùng ngun liệu của TIS, ngành mía đường Việt Nam và vùng ngun liệu của TTCS được mơ hình hóa trong hình 2.3 bên dưới:

Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác mía tại vùng nguyên liệu của TIS, ngành mía đường Việt Nam và vùng nguyên liệu của TTCS

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tổ chức vận chuyển

TTCS sắp xếp và điều động xe tải 20 tấn đến các đồng mía của người trồng mía và nơng trường Svay Riêng để chở mía nguyên liệu về nhà máy. Tùy thuộc vào số lượng mía thu hoạch, TTCS sẽ điều động số lượng xe tải 20 tấn tương ứng.

Lý do vì sao xe tải từ 25 tấn trở lên không thể chạy trực tiếp trên ruộng mía là những xe kéo mía nặng từ 25-40 tấn sẽ sản sinh ra sức nén lên đến 5-5,7 kg/cm2

tác động đến đất của ruộng mía. Đất bị nén chặt làm giảm độ thẩm thấu nước, giảm độ thống khí, thiếu khí ơ xy làm cho bộ rễ của mía trong những vụ sau sẽ kém phát triển dẫn đến hậu quả là năng suất mía sẽ giảm (Trouse và Humbert, 1961).

 Những tồn tại

- Năng suất bình quân của vùng nguyên liệu TTCS đạt 65 tấn/ha (TTCS, 2016) thấp so với năng suất bình quân của vùng nguyên liệu TIS là 75,7 tấn/ha.

- Chất lượng mía cịn thấp. Chữ đường bình qn của TTCS là 9,3 CCS so với chữ đường bình quân của TIS là 11,89 CCS.

- Năng suất cũng như chất lượng mía khơng đồng đều giữa những người trồng mía trong vùng nguyên liệu.

- Số lượng đường thu hồi từ mía thấp. Trong vụ ép 2015/2016, TTCS thu về 99,2 kg đường/tấn mía (TTCS, 2016), trong khi nhà máy đường TIS thu về 106,7 kg đường/tấn mía6, ngành đường Thái Lan thu về trung bình được 103,98 kg đường/tấn mía (Ponnarong Prasertsri, 2016).

- Nguồn cung mía cho nhà máy khơng ổn định, ln xảy ra tình trạng thiếu mía ngun liệu để nhà máy sản xuất. Do đó, nhà máy hoạt động thấp hơn công suất hoạt động rất nhiều.

 Nguyên nhân

Vùng ngun liệu

- Diện tích bình qn trên một hộ dân tại vùng nguyên liệu của TTCS nhỏ lẻ, manh mún, bình qn từ là 3-4 ha/hộ trồng mía (TTCS, 2016), so với Thái Lan là là 10 ha/hộ (Pipat Weerathaworn, 2015). Xét về hiệu quả theo quy mô, hiệu quả sản xuất của vùng nguyên liệu thuộc TTCS thấp hơn hiệu quả của vùng nguyên liệu của Thái Lan. Ngồi ra, do diện tích nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong q trình sản xuất.

- Đặc điểm vùng nguyên liệu của TTCS nói riêng và của Việt Nam nói chung là phân tán. Vùng ngun liệu khơng nằm liền kề nhau mà bị phân tán, rải rác nhiều nơi trong cùng một huyện, dẫn đến giảm hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Kỹ thuật thực hiện các khâu canh tác

- Làm đất: Tại vùng nguyên liệu của TTCS, độ sâu cày chỉ đạt từ 30-40cm, trong khi độ sâu cày trung bình tại vùng phía Bắc và Trung tâm của Thái Lan đạt từ 40-60cm (Pipat Weerathaworn, 2015).

- Gieo trồng: Đa phần người trồng mía vẫn áp dụng kỹ thuật canh tác cũ do thói quen làm việc.

- Chăm sóc: Đa phần người trồng mía chăm sóc mía theo kinh nghiệm của bản thân, ít theo hướng dẫn của kỹ thuật viên nông vụ.

- Thu hoạch: Phương án bằng thủ công chưa đúng kỹ thuật như việc khơng chặt sát gốc sẽ dẫn đến thất thốt cả về năng suất và chất lượng đường trong mía ngun liệu, việc khơng rọc sạch rễ và lá mía sẽ làm tăng tỉ lệ tạp chất trong quá trình sản xuất. Trong niên vụ 2015-2016, năng suất và chữ đường bình quân của TTCS chỉ đạt 65 tấn/ha và 9,3 CCS, tạp chất bình quân lên đến 5,1% (Cao Anh Đương, 2016). Theo chuyên gia Cao Anh Đương, cứ 1% tạp chất sẽ giảm đi 0,1-02,% tổng thu hồi trong chế biến có nghĩa là cứ tăng 1% tạp chất sẽ mất đi từ 2-4 kg đường/tấn mía ép (Đức Trung, 2016).

Vật tư sản xuất và công cụ sản xuất

- Giống mía:

 TTCS chưa lai tạo được những bộ giống thuần Việt phù hợp với điều

kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của từng vùng tại Tây Ninh. Các giống mía hầu hết là giống nhập nội từ Thái Lan. Vì những loại giống của Thái Lan sẽ khơng hồn tồn

 Vì thói quen nên người trồng mía lựa chọn trồng liên tục một loại giống

cũ mặc dù được khuyến cáo các giống mía mới hiệu quả hơn.

- Máy móc, thiết bị phục vụ các khâu canh tác: Thiếu máy móc, thiết bị tiên tiến để thực hiện các khâu canh tác tại vùng nguyên liệu của TTCS, đặc biệt là diện tích mía của các hộ nơng dân, từ đó, dẫn đến việc lệ thuộc vào lao động thủ công. Đặc biệt là khâu thu hoạch, do chưa được trang bị máy thu hoạch cho cả vùng nguyên liệu nên người trồng mía phải thu hoạch bằng thủ công.

Tổ chức vận chuyển

Năng suất vận chuyển thấp vì chỉ sử dụng được xe tải 20 tấn để vào đồng chở mía.

Mơ hình hiện tại dịng tài chính

Sự di chuyển của dịng tài chính giữa các thành phần trong mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS được diễn đạt chi tiết trong hình 2.4.

Dịng tài chính – tạm ứng vốn bằng tiền mặt Dịng tài chính

Hình 2.4: Mơ hình hiện tại dịng tài chính

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Giải thích hình 2.4

(1’): TTCS hỗ trợ tạm ứng vốn bằng tiền mặt cho người trồng mía. (1): TTCS thanh tốn tiền mua phân bón và TBVTV cho các nhà cung cấ

(2): TTCS thanh tốn tiền vận chuyển cho các cơng ty vận tải

(3): TTCS thanh tốn tiền mua mía cho người trồng mía. Nhà máy & VP - Tây Ninh Các NCC phân bón & TBVTV - Tây Ninh Các cơng ty vận tải Người trồng mía - Tây Ninh (1) (2) (1’) (3)

 Các thành phần của dịng tài chính

Các nhà NCC phân bón và TBVTV

- Giá phân bón và TBVTV: Giá mà TTCS đang mua thấp hơn giá thị trường khoảng 20%7.

- Thời gian thanh tốn: Phân bón và TBVTV: trong vịng 60 ngày kể từ ngày giao hàng kèm theo biên bản giao nhận có xác nhận của người nhận & trạm nơng vụ.

- Hình thức thanh tốn: bằng chuyển khoản.

Các công vận tải

- Chi phí vận chuyển: Nếu tải trọng mía đạt từ 80% trở lên, với quãng đường từ 50km trở xuống, giá vận chuyển là 108.000 đồng/tấn mía, từ 50-100km, giá vận chuyển là 120.000 đồng/tấn. Trong trường hợp xe không đủ 80% tải trọng, TTCS phải bù tải bằng số tiền chênh lệch để cước vận chuyển của chuyến đó bằng 80% trọng tải xe8.

- Thời gian thanh toán: vào ngày 25 hàng tháng, hai bên sẽ đối chiếu số chuyến đã thực hiện trong tháng và chốt số tiền phải trả. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày chốt số liệu, TTCS sẽ tiến hành thanh toán cho các nhà cung cấp.

- Hình thức thanh tốn: bằng chuyển khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh giai đoạn 2017 – 2020 (Trang 47 - 88)