CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan nước ngồi và trong nước, kinh nghiệm của TIS, ý kiến của các chuyên gia và kết quả nghiên cứu ở chương 2, để nâng cao hiệu quả hoạt động của mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-20120, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau. Tuy nhiên, do các vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau nên phải thực hiện đồng thời các giải pháp thì mới đạt hiệu quả cao nhất.
3.1.1. Nhóm giải pháp dịng hàng hóa
3.1.1.1. Quy hoạch lại vùng nguyên liệu
Mục tiêu
Đến năm 2020, phần diện tích nhỏ lẻ từ 1-2 ha đến dưới 50 ha của người trồng mía (chiếm 72% diện tích người trồng mía) sẽ được dồn điền để trở thành cánh đồng mẫu lớn với diện tích tối thiểu là 50 ha để áp dụng cơ giới hóa cho các khâu canh tác.
Cơ sở giải pháp
- Trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao chuỗi giá trị - Một vấn đề cấp bách của ngành mía đường tỉnh Đồng Nai” của Lưu Ngọc Liêm (2012) và nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long” của Lưu Thanh Đức Hải (2009), tác giả tham khảo và vận dụng giải pháp về vùng nguyên liệu của các nghiên cứu này để để làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-2020.
- Trong mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TIS, tác giả tham khảo tính tập trung và chuyên canh của vùng nguyên liệu, từ đó, tác giả vận dụng linh hoạt để đưa
ra giải pháp về vùng nguyên liệu phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nguyên liệu của TTCS.
- Thông qua các buổi thảo luận tay đôi với các chuyên gia người trồng mía và kết quả khảo sát nhóm người trồng mía, tác giả nhận được sự đồng thuận của người trồng mía về việc dồn điền nhằm tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa để nâng cao năng suất và chất lượng mía trong những niên vụ tới.
- Việc dồn điền đã được các địa phương khác áp dụng và gặt hái được những thành công nhất định như tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, v.v… Điển hình là vùng ngun liệu của Cơng ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã tiến hành việc dồn điền, đổi thửa và thành lập năm hợp tác xã chuyên canh mía trong niên vụ 2010-2011 (Minh Trí, 2011).
Nội dung giải pháp
TTCS sẽ tiến hành thương lượng dồn điền của những người trồng mía có diện tích nhỏ lẻ dưới 50 ha liền kề nhau. Tuy nhiên, việc dồn điền ở đây không kèm theo việc chuyển đổi quyền sở hữu (đổi thửa) mà chỉ gom các diện tích liền kề nhau, phá bỏ tồn bộ bờ vùng bờ thửa để trở thành cánh đồng mẫu lớn. Khi các hộ trồng mía đồng ý dồn điền, TTCS sẽ hỗ trợ việc phá bỏ đường bờ bao và san phẳng đồng ruộng. Quy hoạch cánh đồng mẫu lớn sẽ tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác. Việc đổi thửa ruộng khơng nên làm vì sẽ phát sinh mâu thuẫn về lợi ích và tạo ra các bất ổn xã hội khơng đáng có.
3.1.1.2. Áp dụng quy trình canh tác tiên tiến
Mục tiêu
Đến năm 2020, tồn vùng ngun liệu đều áp dụng quy trình canh tác tiên tiến. Năng suất bình quân của vùng nguyên liệu TTCS sẽ đạt 72 tấn/ha và chữ đường đạt trên 9,5 CCS (TTCS, 2016).
Cơ sở giải pháp
- Định hướng phát triển của ngành mía đường là chuyển mục tiêu tăng trưởng của ngành đường theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Đến năm 2030, năng suất mía bình qn đạt 75-80 tấn/ha và chữ đường bình quân 12-13 CCS.
- Định hướng phát triển của TTCS giai đoạn 2017-2020 là áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc canh tác nông nghiệp giúp tiết giảm chi phí sản xuất.
- Trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao chuỗi giá trị - Một vấn đề cấp bách của ngành mía đường tỉnh Đồng Nai” của Lưu Ngọc Liêm (2012) và nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long” của Lưu Thanh Đức Hải (2009), tác giả tham khảo và vận dụng linh hoạt đề xuất về việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào các khâu canh tác mía để làm cơ sở đề xuất giải pháp.
- Trong mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TIS, việc thực hiện kỹ thuật canh tác tiên tiến mang lại hiệu quả cao cho q trình trồng mía của vùng ngun liệu TIS.
- Từ kết quả của các buổi thảo luận tay đôi với các chuyên gia người trồng mía và kết quả khảo sát nhóm người trồng mía, đa số người trồng mía nhận thức rõ hiệu quả của các kỹ thuật canh tác tiên tiến trong q trình trồng mía.
- Các chun gia của Hãng John Deere sẵn sàng hỗ trợ và hướng dẫn các kỹ thuật canh tác tiên tiến của Thái Lan, Brazil, Úc, .v.v…
- Hiện nay, tại Tây Ninh, một số nhà thầu cơ giới sẵn sang đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để thực hiện dịch vụ cơ giới cho các nông trường, đồn điền, v.v… Theo bảng giá dịch vụ cơ giới mà các nhà thầu cơ giới đã chào giá cho TTCS, họ đã thực hiện được dịch vụ làm đất với độ sâu cày từ 40-50cm.
Nội dung giải pháp
Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác tiên tiến cho các kỹ thuật viên nông vụ định kỳ 1 năm/lần. Việc hướng dẫn các kỹ thuật canh tác tiên tiến sẽ do các chuyên gia của Hãng John Deere đảm nhận. Họ sẽ truyền đạt các kỹ thuật tiên tiến đến các kỹ thuật viên và thông qua các kỹ thuật nông vụ, các kỹ thuật canh tác tiên tiến này sẽ đến được với người trồng mía.
Đối với các hợp đồng hỗ trợ đầu tư và hợp đồng thu mua mía, TTCS sẽ lập thêm điều khoản ràng buộc về quy trình canh tác trong hợp đồng. Nếu người trồng mía khơng thực hiện theo quy định, giá thu mua mía sẽ bị trừ 5% trên mỗi tấn mía. Việc áp dụng hình thức trừ tiền thu mua mía khơng mang mục đích cắt giảm thu nhập của người trồng mía, chỉ mang mục đích khuyến khích và ràng buộc họ thực hiện theo những quy trình canh tác tiên tiến do kỹ thuật viên các trạm nông vụ hướng dẫn.
3.1.1.3. Áp dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác
Mục tiêu
- Nâng cao chất lượng và năng suất mía của vùng nguyên liệu.
- Tối ưu hóa chi phí và giảm áp lực về lao động trong các khâu canh tác bằng cách tăng tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác như hình 3.1.
Làm đất Gieo trồng Chăm sóc Thu hoạch 100% 94% 94% 29% 100% 48% 42% 10%
Mơ hình hiện tại Mơ hình đề xuất
Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ cơ giới hóa của các khâu canh tác vào năm 2020
(Nguồn: Phòng Nguyên Liệu cung cấp và tác giả tổng hợp)
Cơ sở giải pháp
- Định hướng phát triển của ngành mía đường là chuyển mục tiêu tăng trưởng của ngành đường theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Đến năm 2030, năng suất mía bình qn đạt 75-80 tấn/ha và chữ đường bình quân 12-13 CCS.
- Định hướng phát triển của TTCS giai đoạn 2017-2020 là áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc canh tác nơng nghiệp giúp tiết giảm chi phí sản xuất.
- Trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao chuỗi giá trị - Một vấn đề cấp bách của ngành mía đường tỉnh Đồng Nai” của Lưu Ngọc Liêm (2012) và nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long” của Lưu Thanh Đức Hải (2009), tác giả tham khảo và vận dụng giải pháp về ứng dụng cơ giới hóa vào vùng sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch của các nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-2020.
- Theo kinh nghiệm của chuỗi cung ứng đầu vào của TIS, tác giả vận dụng linh hoạt nội dung “nhà máy đường cung cấp dịch vụ cơ giới cho người trồng mía”. Tuy nhiên, tác giả sẽ điều chỉnh giải pháp để phù hợp với điều kiện thực tế của TTCS. Ngoài ra, trong mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TIS, các khâu canh tác đã đạt tỉ lệ cơ giới hóa khá cao.
- Từ kết quả thảo luận tay đơi với chun gia người trồng mía và kết quả khảo sát, người trồng mía nhận thức được hiệu quả của việc cơ giới hóa các khâu canh tác và họ đồng ý thuê dịch vụ làm đất bên ngoài để đạt được yêu cầu về khâu làm đất.
- Hiệu quả của việc áp dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác đã được kiểm chứng tại cánh đồng mẫu của nông trường Svay Riêng.
- Các nhà thầu cơ giới tại Tây Ninh đã đầu tư các loại thiết bị, máy móc cần thiết để thực hiện các khâu canh tác.
- Giải pháp dồn điền thành cánh đồng mẫu lớn đã tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác.
- Các chính sách hỗ trợ đầu tư thiết bị của TTCS cho người trồng mía.
Nội dung giải pháp
Đối với khâu làm đất, gieo trồng và chăm sóc, trong giai đoạn 2017-2020, TTCS thương thảo và ký hợp đồng dịch vụ với các nhà thầu cơ giới. Căn cứ vào hợp đồng ứng vốn, các nhà thầu cơ giới sẽ thực hiện dịch vụ cơ giới cho những người trồng mía trong vùng nguyên liệu của TTCS.
Đối với khâu thu hoạch, trong giai đoạn 2017-2020, vì vấn đề tài chính nên những người trồng mía chưa thể trang máy thu hoạch để thực hiện thu hoạch toàn bộ vùng nguyên liệu của TTCS. Trong giai đoạn này, TTCS sẽ khuyến khích các hộ có diện tích trồng mía lớn hơn 300 ha mua máy thu hoạch mía bằng cách cho vay vốn khơng tính lãi trong ba năm và trả bằng mía nguyên liệu. Khi đã đầu tư máy thu hoạch
hộ có thể làm dịch vụ thu hoạch thuê cho các hộ chưa đầu tư máy móc để tận dụng hiệu quả hoạt động của máy thu hoạch mía.
3.1.1.4. Giống mía
Mục tiêu
Đến năm 2020, năng suất bình quân của vùng nguyên liệu TTCS sẽ đạt 72 tấn/ha và chữ đường đạt trên 9,5 CCS.
Ngồi ra, trong vịng 3 năm, Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Cơng sẽ thử nghiệm một giống mía mới phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên của Tây Ninh.
Cơ sở giải pháp
- Định hướng phát triển của ngành mía đường là chuyển mục tiêu tăng trưởng của ngành đường theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Đến năm 2030, năng suất mía bình qn đạt 75-80 tấn/ha và chữ đường bình quân 12-13 CCS.
- Trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao chuỗi giá trị - Một vấn đề cấp bách của ngành mía đường tỉnh Đồng Nai” của Lưu Ngọc Liêm (2012) và nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mía đường ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của Lưu Thanh Đức Hải (2009), tác giả vận dụng giải pháp về giống mía của các nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-2020.
- Theo kinh nghiệm của chuỗi cung ứng đầu vào của TIS, vùng nguyên liệu của TIS chỉ trồng các loại giống thuần của Thái Lan, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nguyên liệu nên đạt hiệu quả tối đa về năng suất và chữ đường. Tác giả vận dụng linh hoạt nội dung này để làm cơ sở đề xuất giải pháp.
- Từ kết quả thảo luận tay đơi với chun gia người trồng mía và kết quả khảo sát, người trồng mía nhận thức những vấn đề về giống mới đang trồng và kỳ vọng TTCS sẽ lai tạo những bộ giống mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của Tây Ninh.
- Tập đồn Thành Thành Cơng đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Cơng vào năm 2013 với sứ mệnh là nghiên cứu, lựa chọn và lai tạo giống mía mới chất lượng cao phù hợp với từng vùng nguyên liệu để cung cấp cho các cơng ty đường thuộc Tập đồn cũng như trong khu vực.
- Dựa vào mối quan hệ mật thiết giữa Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Cơng và Viện Nghiên cứu Mía đường Việt Nam, hai bên làm việc và hỗ trợ lẫn nhau trong việc nghiên cứu và lai tạo ra các giống mía mới.
- Thông qua hợp đồng hỗ trợ đầu tư, TTCS cung cấp dịch vụ làm đất, hom giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho người trồng mía.
Nội dung giải pháp
Đối với các loại giống hiện có, TTCS làm việc với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Cơng và Viện Nghiên cứu Mía đường Việt Nam để tuyển chọn và gieo trồng những loại giống mía tốt có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt và phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Căn cứ vào hợp đồng hỗ trợ đầu tư, TTCS cung cấp hom giống cho người trồng mía. Đối với các hợp đồng thu mua mía, nếu người trồng mía gieo trồng các loại giống được trạm nơng vụ khuyến cáo thì giá thu mua mía sẽ được cộng thêm 1% trên mỗi tấn mía để khuyến khích người trồng lựa chọn các loại giống tốt theo khuyến cáo.
Đối với việc nghiên cứu và lai tạo giống mía mới, TTCS đặt hàng để Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Mía đường Thành Thành Cơng lai tạo ra giống mía mới phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên của Tây Ninh.
3.1.1.5. Thành lập các trạm trung chuyển và sử dụng xe tải 35 tấn kết hợp với xe tải 25 tấn và rơ móc 8 tấn
Mục tiêu
Tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm số lượt xe ra vào cổng nhà máy, giảm thời gian xử lý, từ đó, tăng hiệu quả làm việc của các bên liên quan. Ngồi ra, việc cung ứng mía ngun liệu cho nhà máy sản xuất sẽ nhịp nhàng và ổn định hơn.
Cơ sở giải pháp
- Trong nghiên cứu chun đề “Những mơ hình logistic đầu vào của ngành đường Thái Lan chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN” của Sethanan và công sự (2012) và nghiên cứu “Đánh giá những vấn đề vận chuyển trong ngành đường tại Thái Lan” của Chetthamrongchai và cộng sự (2001), tác giả vận dụng giải pháp trạm trung chuyển làm cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TTCS giai đoạn 2017-2020.
- Từ kinh nghiệm về trạm trung chuyển và phương tiện vận chuyển trong mơ hình chuỗi cung ứng đầu vào của TIS, tác giả vận dụng linh hoạt kinh nghiệm này để đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nguyên liệu của TTCS.
- Thông qua các buổi thảo luận tay đôi với các chuyên gia - người trồng mía và bảng khảo sát, tác giả nhận được sự đồng thuận của người trồng mía về việc vận dụng trạm trung chuyển và xe tải 35 tấn tại vùng nguyên liệu của TTCS.
- Không gian tại các trạm nông vụ đủ để chuyển đổi phương tiện vận tải. Ngồi ra, các trạm nơng vụ đã được trang bị trạm cân nên phù hợp để thành lập trạm trung chuyển mía khi vào mùa thu hoạch.
- Việc thành lập trạm trung chuyển khơng phát sinh chi phí nên khơng gặp khó khăn về việc thành lập.
Giải pháp
Tại mỗi trạm nông vụ, khi đến mùa thu hoạch, nhân viên trạm nông vụ và người trồng mía sẽ có mặt tại trạm trung chuyển để ghi chép số liệu về trọng tải và số xe chở mía. Số liệu này sẽ đối chiếu với số liệu mà nhà máy sẽ báo vào cuối mỗi ngày.