Nâng cao công tác định giá và sử dụng hiệu quả tài sản đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71)

TP .HCM

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.3.1 Nâng cao công tác định giá và sử dụng hiệu quả tài sản đảm

Cơ Sở:

Hiện tại, MB có chính sách cán bộ quan hệ khách hàng được phép tự định giá một số tài sản đảm bảo đặc thù, do đó việc hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm định giá và hạn chế về khả năng kiểm tra tính pháp lý của tài sản sẽ dẫn đến một số rủi ro liên quan đến TSĐB như định giá không đúng với giá trị tài sản dẫn đến việc thiếu hụt giá trị tài sản khi khách hàng xảy ra tình trạng nợ xấu cần xử lý tài sản; rủi ro về việc MB nhận TSĐB nằm trong phạm vi quy hoạch không xử lý tài sản được và rủi ro liên quan đến đạo đức của các cán bộ ngân hàng.

MB chưa có phần mềm nhắc nhở về việc định giá lại tài sản, dẫn đến đơn vị kinh doanh sẽ phải theo dõi thủ cơng và và do đó dẫn đến việc khơng định giá lại kịp thời tài sản và các rủi ro phát sinh khơng kịp thời phịng tránh.

Nội dung:

Do đó, tác giả đề xuất cần xây dựng cơ chế định giá qua đơn vị định giá độc lập, tuy nhiên với các tài sản đặc thù thì cần có luồng định giá nhanh để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Định kỳ định giá lại các tài sản sẽ được hệ thống phần mềm nhắc nhở khi gần đến kỳ định giá hoặc khi thị trường xảy ra các biến động, các tình huống rủi ro thực tế đang xảy ra phải kịp thời gửi cảnh báo đến đơn vị kinh doanh và thực hiện tập huấn về cách nhận biết và phịng tránh các trường hợp đó nếu cần thiết.

Điều kiện thực hiện:

Hiện tại, MB thực hiện định giá qua đơn vị định giá độc lập là MB AMC và luân chuyển hồ sơ qua phần mềm CMV, tuy nhiên chưa nâng cấp luồng định giá nhanh đối với các sản phẩm đặc thù. Do đó, MB cần nâng cấp thêm các tính năng trên dựa trên phần mềm này.

3.2.3.2 Nâng cao trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên

Cơ Sở:

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thì nguồn nhân lực có chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của ngân hàng. MB hiện đang áp dụng chính sách trả lương theo hiệu suất nhằm chọn lọc nhân sự giỏi, do đó tình trạng nhân sự tại chi nhánh xảy ra khá nhiều biến động, tình trạng nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm nhưng lại nhận được mức lương thấp hơn so với các cán bộ mới, trẻ và giàu nhiệt huyết. Ngoài ra, để tạo niềm tin với khách hàng, chi nhánh luôn phải đặc biệt chú trọng đến đạo đức của cán bộ nhân viên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng.

Nội dung:

Việc đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên cần được chú trọng trong thời gian tới vì họ là những cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, cán bộ có trình độ giỏi sẽ có khả năng phát hiện và khai thác những cơ hội để tìm lợi nhuận và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Trong quá trình làm việc tại ngân hàng, ngồi những chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chi nhánh cần tổ chức thêm những lớp học để nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng quản lý con người và đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, kỹ năng giao tiếp. Đồng thời đề xuất với bộ phận tư vấn pháp lý để cập nhật các tình huống pháp luật xảy ra tại MB và các ngân hàng khác, nêu ra các bài học kinh nghiệm để cán bộ nhân viên thấy rằng vấn đề vi phạm đạo đức là đặc biệt nghiêm trọng và bị xử lý vô cùng nghiêm khắc bởi chính sách của MB và của cả pháp luật.

Ngân hàng cần có một chính sách tuyển dụng chặt chẽ, đảm bảo khách quan, công bằng. Sử dụng các phương pháp quảng cáo, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút các ứng viên có trình độ biết thơng tin và nộp hồ sơ tham gia, tránh tình trạng chỉ thơng tin hẹp để hạn chế ứng viên tham dự. Việc tuyển dụng kỹ lưỡng sẽ giúp cho việc đào tạo sau này được nhanh chóng, thuận lợi và có đội ngũ cán bộ tốt.

 Với cán bộ tín dụng mới tuyển dụng: Đây hầu hết là các cán bộ trẻ, mới ra trường, được đào tạo cơ bản. Tuy nhiên, lại thiếu kinh nghiệm, đồng thời lại được đào tạo ở một số trường khác nhau, chuyên ngành khác nhau vì vậy trong hai năm đầu tiên Ngân hàng cần mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ như: Nghiệp vụ ngân hàng hàng thương mại; nghiệp vụ thẩm định, phân tích tín dụng; quy trình tín dụng; cách sử dụng sổ tay tín dụng; Nghiệp vụ chấm điểm tín dụng. Việc đào tạo này có tác dụng chuẩn hóa ngay từ đầu, thống nhất cách hiểu, cách thực hiện đối với toàn bộ các cán bộ mới này.

 Với cán bộ tín dụng đã có kinh nghiệm làm việc: Đây là các cán bộ đã ít nhiều có kinh nghiệm thực tế sau hai năm làm việc trực tiếp. Các cán bộ này cần được đào tạo về các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng để khai thác hiệu quả và an tồn các khách hàng có quy mơ lớn và hoạt động kinh doanh phức tạp.

 Với cán bộ quản lý tầm trung, trưởng, phó các phịng ban, bộ phận và các cán bộ tín dụng nằm trong diện quy hoạch của Chi nhánh thì cần được đào tạo thêm các kỹ năng nâng cao như: Kỹ năng thiết kế sản phẩm; kiểm toán báo cáo tài chính; quản lý rủi ro; hệ thống ngân hàng hiện đại và sản phẩm ngân hàng, kỹ năng thay đổi và làm chủ sự thay đổi…

Điều kiện thực hiện:

Nâng cao trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên là một việc làm cần được chú trọng thường xuyên, nó liên quan đến yếu tố con người đó là trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp, Điều kiện thực hiện của giải pháp này là rất lớn cần được áp dụng thường xuyên.

3.2.4 Nhóm giải pháp kiểm sốt và xử lý rủi ro 3.2.4.1 Kiểm soát trước cho vay

Cơ Sở: Việc thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng

chưa hiệu quả, phụ thuộc nhiều vào năng lực và đạo đức của chuyên viên.

Nội dung: Thẩm định phương án cần đưa ra trước các rủi ro có thể xảy ra và

đề xuất biện pháp giảm thiểu hạn chế khi rủi ro xảy ra, đối với những phương án khơng hợp lý, rõ ràng thì nên từ chối ngày từ ban đầu. Phát hiện kịp thời trường hợp vay hộ, vay khống, sử dụng vốn vào mục đích trái pháp luật, khách hàng thuộc đối tượng hạn chế hoặc cấm cho vay…

Điều kiện thực hiện: Cần phân tách dần hai chức năng, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ không tác động đến quả trình thẩm định hồ sơ và có hình phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp cố ý bao che thơng tin cho khách hàng.

3.2.4.2 Kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân Cơ Sở: Cơ Sở:

Chi nhánh cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn không chỉ dựa vào việc thẩm định phương án kinh doanh ban đầu, sử dụng vốn vay đúng mục đích mà điều quan trọng khơng kém đó là phải kiểm sốt được dịng tiền của khách hàng, thực hiện quản lý dòng tiền theo từng phương án, tiền cho vay để thực hiện phương án nào thì khi dòng tiền về trước hết phải ưu tiên trả nợ cho MB, sau đó MB sẽ xem xét để tiếp tục tài trợ đầu vào cho khách hàng.

Nội dung:

Kiểm soát từng nguồn tiền về của phương án phải được sử dụng để phục vụ phương án kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân, đảm bảo khách hàng có đủ năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng đó. Đồng thời ngồi việc kiểm tra hồ sơ chứng từ phù hợp với quy trình, quy định của MB thì định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng đơn vị phải kiểm tra tiến độ thực hiện của cơng trình/ phương án MB đang tài trợ, cập nhật đánh giá về hiệu quả của phương án qua từng kỳ để có giải pháp xử lý kịp thời, ngồi ra phải đánh giá lại định kỳ hoặc bất thường các biến động về pháp lý tài sản, giá trị TSĐB và phân tích khả năng trả nợ.

Chi nhánh cần tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát để đánh giá đúng thực trạng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, cần có ý thức hơn trong việc kiểm sốt hồ sơ, theo dõi các biến động để nhằm ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra chứ khơng thực hiện kiểm tra đối phó với đơn vị kiểm soát nội bộ của MB.

Điều kiện thực hiện:

Để nâng cao Điều kiện thực hiện của giải pháp cần có những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và đạo đức để đánh giá hiệu quả đúng đắn, sát với thực tế phát sinh của khách hàng, đồng thời là phải có sự trao đổi thơng tin cập nhật và thắng thắn với khách hàng về các vấn đề phát sinh thực tế để cùng tìm hướng xử lý.

vị kinh doanh trong việc quản lý khách hàng, nếu phát hiện ra trường hợp vi phạm sẽ bị trừ điểm kinh doanh, hạ bậc xếp loại…Điều này cũng là một chế tài để thúc đẩy hiệu quả kiểm soát sau khách hàng ở các đơn vị kinh doanh.

3.2.4.3 Xử lý nợ có vấn đề: Cơ Sở: Cơ Sở:

Qua việc kiểm tốn của đồn kiểm tốn nhà nước về các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản năm 2016 tại chi nhánh, đồn kiểm tốn đã phát hiện ra một số các sai phạm của chi nhánh và buộc chi nhánh phải điều chỉnh nhóm nợ của một số khách hàng và tăng tỷ lệ trích lập dự phòng, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần tập trung xử lý có hiệu quả nợ quá hạn, nợ xấu, nợ ngoại bảng đang tồn tại hiện nay.

Nội dung:

Đối với những khách hàng có nợ quá hạn tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, chi nhánh xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tiếp theo để quyết định phương án tài trợ tiếp theo cho khác hàng.

Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, chưa xác định được nguồn trả nợ, chi nhánh cần quản lý chặt chẽ khoản vay. Chi nhánh theo dõi rà soát tài sản bảo đảm, tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý của các khách hàng này để có thể phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn. Phối hợp cùng các bộ, ban, ngành cho tiến hành thanh lý, phát mại tài sản bảo đảm cho vay theo chỉ định để thu hồi vốn. Trong trường hợp phát mại tài sản bảo đảm cho vay theo chỉ định để thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần cịn lại thơng qua việc bán tiếp tài sản, nếu khơng chi nhánh có thể tun bố phá sản. Do đó rủi ro tín dụng này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Đối với khoản vay khơng có bảo đảm: Chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ nguồn thu tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của

các dự án qua thông báo vốn hằng năm hay các kỳ thu tiền và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại chi nhánh, thực hiện thu hồi dần dư nợ khi có nguồn tiền về.

Điều kiện thực hiện:

Chi nhánh cần tăng cường giám sát nợ xấu hiệu quả thơng qua phân tích nợ có vấn đề đồng thời phân loại nợ xấu định kỳ. Để việc xử lý nợ có vấn đề cảnh báo nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu từ các khoản nợ có vấn đề từ lúc chưa phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này. Chi nhánh cần duy trì thường xuyên các hoạt động kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề và nợ xấu, cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan nếu tình trạng một đơn vị hay một cá nhân cán bộ có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động cho vay. Sau khi phát hiện ra các khoản nợ có vấn đề cần tiến hành phân tích nguyên nhân của khách hàng từ đó có biện pháp tháo gỡ. Thêm vào đó, để có thể xử lý nợ quá hạn tốt ngân hàng nên tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương, bộ phận xử lý nợ có vấn đề phải gồm những người có chun mơn, nghiệp vụ cao vừa am hiểu pháp luật vừa nhạy bén trong kinh doanh để có thể giúp công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả. Tăng cường đề xuất kiểm toán nội bộ và liên kết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

3.2.4.4 Tăng cường kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng. Cơ sở: Cơ sở:

Chi nhánh cần chú trọng vào việc kiểm sốt tính tn thủ đối với các quy định của MB và của pháp luật, tập trung kiểm toán nội bộ.

Cơng tác kiểm tốn nội bộ sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời công tác này cũng giúp cho giám đốc chi nhánh nhận biết được các rủi ro tiềm tàng có thể xuất hiện trong

tương lai, giúp Ban lãnh đạo chi nhánh quản lý tốt rủi ro trong Chi nhánh mình.

Nội dung:

Kiểm tra báo cáo tài chính của ngân hàng cũng như bảng tổng kết tài sản theo từng quý nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, gian lận để có biện pháp xử lý.

Rà sốt lại tồn bộ quy trình tín dụng xem cán bộ tín dụng có sơ hở, yếu kém hay bỏ sót khâu nào khơng. Kiểm tra đột xuất những vụ việc, những mặt những khâu có vấn đề có thể dẫn tới rủi ro, từ đó thanh lọc những cán bộ tín dụng mất phẩm chất tiêu cực, gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của Ngân hàng.

Quản lý chặt chẽ những khách hàng có số dư nợ lớn, phân tích đánh giá khách hàng để có định hướng quản lý dư nợ và đầu tư trong từng thời kỳ. Ngoài ra cũng cần giám sát chặt chẽ đối với khách hàng có gia hạn nợ lớn và nhiều lần.

Điều kiện thực hiện:

Để công tác kiểm tốn đạt kết quả tốt thì địi hỏi bộ phận kiểm toán nội bộ phải làm việc độc lập, trung thực, khi phát hiện sai phải xử lý nghiêm minh; đào tạo kiểm toán viên nội bộ, đảm bảo có năng lực chuyên môn cao để nâng cao chất lượng kiểm toán; thực hiện kiểm tra đột xuất để chi nhánh không thể che đậy được các sai phạm của mình.

3.2.4.5 Liên kết đồng bộ với các tổ chức tín dụng. Cơ sở: Cơ sở:

Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều xây dựng cho ngân hàng mình những cơ chế, quy định riêng trong việc hạn chế rủi ro mà chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này một phần cũng vì các ngân hàng ngại hy sinh quyền lợi của ngân hàng mình, ngại chia sẻ thông tin với ngân hàng khác. Và việc chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho các ngân hàng. Vì vậy, các TCTD nên cùng nhau xây dựng mối liên kết bền chặt với nhau.

Việc liên kết này sẽ mang lại cho các ngân hàng những lợi ích sau:

 Có được những thông tin quý báu về nhìn nhận, đánh giá khách hàng đúng đắn, tồn diện hơn, nhanh hơn. Thơng qua việc trao đổi thông tin giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)