Kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 76)

TP .HCM

3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỒN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

3.2.4.2 Kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân

Cơ Sở:

Chi nhánh cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn không chỉ dựa vào việc thẩm định phương án kinh doanh ban đầu, sử dụng vốn vay đúng mục đích mà điều quan trọng khơng kém đó là phải kiểm sốt được dòng tiền của khách hàng, thực hiện quản lý dòng tiền theo từng phương án, tiền cho vay để thực hiện phương án nào thì khi dịng tiền về trước hết phải ưu tiên trả nợ cho MB, sau đó MB sẽ xem xét để tiếp tục tài trợ đầu vào cho khách hàng.

Nội dung:

Kiểm soát từng nguồn tiền về của phương án phải được sử dụng để phục vụ phương án kiểm sốt có hiệu quả sau giải ngân, đảm bảo khách hàng có đủ năng lực tài chính để thực hiện hợp đồng đó. Đồng thời ngồi việc kiểm tra hồ sơ chứng từ phù hợp với quy trình, quy định của MB thì định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng đơn vị phải kiểm tra tiến độ thực hiện của cơng trình/ phương án MB đang tài trợ, cập nhật đánh giá về hiệu quả của phương án qua từng kỳ để có giải pháp xử lý kịp thời, ngoài ra phải đánh giá lại định kỳ hoặc bất thường các biến động về pháp lý tài sản, giá trị TSĐB và phân tích khả năng trả nợ.

Chi nhánh cần tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát để đánh giá đúng thực trạng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, cần có ý thức hơn trong việc kiểm sốt hồ sơ, theo dõi các biến động để nhằm ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra chứ khơng thực hiện kiểm tra đối phó với đơn vị kiểm sốt nội bộ của MB.

Điều kiện thực hiện:

Để nâng cao Điều kiện thực hiện của giải pháp cần có những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và đạo đức để đánh giá hiệu quả đúng đắn, sát với thực tế phát sinh của khách hàng, đồng thời là phải có sự trao đổi thơng tin cập nhật và thắng thắn với khách hàng về các vấn đề phát sinh thực tế để cùng tìm hướng xử lý.

vị kinh doanh trong việc quản lý khách hàng, nếu phát hiện ra trường hợp vi phạm sẽ bị trừ điểm kinh doanh, hạ bậc xếp loại…Điều này cũng là một chế tài để thúc đẩy hiệu quả kiểm soát sau khách hàng ở các đơn vị kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75 - 76)