CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
2.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên tạ
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó tác giả tiếp cận với đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thuận tiện. Theo Hair và cộng sự (2006) (trích từ Nguyễn Đình thọ, 2011), để lựa chọn kích
Cơ sở lý luận và mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu định tính
Thảo luận nhóm n = 10
Điều chỉnh thang đo, biến
quan sát Kiểm định thang đo:
- Phân tích
Cronbach’s Alpha. - Phân tích EFA
Nghiên cứu định lượng Bảng khảo sát (n ≥ 200)
Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Sacombank
Phân tích thống kê bằng Excel 2013, SPSS 20.0
Xác định thực trạng và nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Sacombank
Đề xuất giải pháp hoàn
thước mẫu phù hợp cho phân tích nhân tố (EFA), cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu N ≥ 5*x (trong đó x là biến quan sát). Dựa trên thang đo điều chỉnh sau bước nghiên cứu định tính, tác giả dự kiến chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn điều kiện của phương pháp phân tích nhân tố, ứng với thang đo gồm 40 biến quan sát và 07 biến độc lập thì số mẫu yêu cầu tối thiểu là N ≥ 5*40 = 200 mẫu.
Để tăng thêm độ tin cậy của dữ liệu và loại bỏ những bảng trả lời không hợp lệ trong nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện khảo sát với tổng cộng số bảng khảo sát phát ra là 250 bảng, gửi trực tiếp đến các nhân viên đang làm việc tại Sacombank. Kết quả thu về được 239 bảng khảo sát. Sau khi kiểm tra, loại bỏ 14 bảng khảo sát không hợp lệ do bị bỏ trống, một câu hỏi có nhiều câu trả lời hoặc tất cả các câu trả lời đều giống nhau. Kết quả còn lại 225 bảng câu hỏi hợp lệ được sử dụng để phân tích dữ liệu. Thơng tin của mẫu khảo sát được thống kê và trình bày như Bảng 2.4
Bảng 2.4: Thống kê thơng tin mẫu khảo sát
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Phân loại Mẫu Tỷ lệ Lũy kế
Giới tính Nam 119 52.9% 52.9% Nữ 106 47.1% 100% Tổng 225 100% Độ tuổi Dưới 25 tuổi 70 31.1% 31.1% Từ 25 – 34 tuổi 87 38.7% 69.8% Từ 35 – 44 tuổi 48 21.3% 91.1% Trên 44 tuổi 20 8.9% 100% Tổng 225 100% Thâm niên công tác Dưới 1 năm 32 14.2% 14.2% Từ 1 – 3 năm 45 20% 34.2% Từ 3 – 5 năm 52 23.1% 53.7% Trên 5 năm 96 42.9% 100% Tổng 225
Kết quả cho thấy:
- Giới tính: Mẫu khảo sát nhìn chung khơng có sự chênh lệch nhiều trong tỷ trọng giữa nam và nữ, cụ thể nam chiếm 52.9% và nữ chiếm 47.1%.
- Độ tuổi: Vì đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu là nhân viên nên tỷ lệ nhóm tuổi từ 34 trở xuống chiếm gần 70%.
- Thâm niên cơng tác: Nhóm đối tượng nhân viên có thâm niên cơng tác dưới 1 năm tại Sacombank được khảo sát chiếm tỷ trọng thấp nhất với 14.2%. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát là nhóm nhân viên làm việc trên 5 năm, với 42.7%.
- Kết hợp đặc điểm thâm niên công tác với đặc điểm độ tuổi có thể thấy đối tượng khảo sát chủ yếu là ở nhóm nhân viên có độ tuổi từ 25 đến 34 và thâm niên trên 5 năm.
2.2.2.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm tìm ra những mục hỏi cần giữ lại và những mục hỏi cần loại bỏ trong các mục đưa vào kiểm tra, hay nói cách khác hệ số Cronbach’s Alpha giúp loại đi những biến quan sát và thang đo khơng phù hợp (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Để xác định thang đo và biến quan sát nào được giữ lại hoặc bị loại bỏ, tác giả dựa vào các tiêu chí sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):
- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. - Chỉ những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được chọn. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy có 02 biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng < 0.3, cụ thể là biến ĐK3 (thuộc thang đo “Điều kiện làm việc”) có hệ số tương quan biến – tổng là 0.227; và biến ĐN1 (thuộc thang đo “Đồng nghiệp”) có hệ số tương quan biến – tổng là 0.290, tác giả loại bỏ các biến này trên cơ sở đã xem xét qua giá trị nội dung của thang đo. Kết quả tổng hợp còn lại 07 yếu tố với 34 biến quan sát và 04 biến quan sát đo lường yếu tố tạo động lực chung đạt yêu cầu.
2.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Tác giả tiến hành thực hiện phân tích EFA dựa trên các tiêu chí sau (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):
- Chỉ số KMO > 0.5 và kiểm định Barlett’s có ý nghĩa (Sig < 0.05) thì các biến quan sát mới có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Hệ số tải nhân tố ≥ 0.5. Nếu có biến tải ở hai nhân tố thì các giá trị phải chênh nhau ≥ 0.3.
- Tổng phương sai trích ≥ 50% thì thang đo mới được chấp nhận. - Hệ số Eigenvalue > 1.
Sau khi kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho 08 thang đo và 40 biến quan sát, kết quả có 02 biến bị loại. Như vậy 38 biến quan sát đạt yêu cầu còn lại được đưa vào sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA.
a) Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập
Tác giả đưa 34 biến quan sát vào phân tích EFA (kết quả kiểm định EFA chi tiết được trình bày ở Phụ lục 4.1). Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho
thấy:
- Chỉ số KMO = 0.787, thỏa mãn điều kiện KMO > 0.5 nên phân tích EFA là hoàn toàn phù hợp.
- Kiểm định Barlett cho giá trị Sig. = 0.000 < 0.05, vì vậy các biến quan sát trong tổng thể là có tương quan với nhau.
- Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 7 có Eigenvalue =1.608 > 1 cho thấy kết quả phân tích nhân tố là phù hợp
- Tổng phương sai trích là 58.273% > 50%, điều này có nghĩa rằng 7 nhân tố này giải thích được 58.273% sự biến thiên của dữ liệu.
- Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát dao động từ 0.658 đến 0.815 (>0.5) và khơng có biến nào có hệ số tải cao ở đồng thời 2 nhân tố.
Như vậy, thang đo các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên sau khi phân tích EFA bao gồm 34 biến quan sát đo lường 07 nhân tố:
Nhân tố thứ nhất: bao gồm 07 biến quan sát CV1, CV2, CV3, CV4, CV5,
CV6, CV7. Các biến quan sát này đều thuộc thành phần Tính chất cơng việc, vì vậy tên gọi được giữ nguyên là “Tính chất cơng việc”.
Nhân tố thứ hai: bao gồm 05 biến quan sát TN1, TN2, TN3, TN4,TN5. Các
biến quan sát đều thuộc thành phần Thu nhập, vì vậy tên gọi được giữ nguyên là
“Thu nhập và phúc lợi”.
Nhân tố thứ ba: bao gồm 04 biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4. Các biến
quan sát đều thuộc thành phần Được công nhận nên tên gọi được giữ nguyên là
“Đƣợc công nhận”.
Nhân tố thứ tƣ: bao gồm 03 biến quan sát ĐK1, ĐK2, ĐK4. Các biến quan
sát đều thuộc thành phần Điều kiện làm việc nên tên gọi được giữ nguyên là “Điều
kiện làm việc”.
Nhân tố thứ năm: bao gồm 06 biến quan sát TT1, TT2, TT3, TT4, TT5, TT6.
Các biến quan sát đều thuộc thành phần Đào tạo và thăng tiến, vì vậy tên gọi được giữ nguyên là “Đào tạo và thăng tiến”.
Nhân tố thứ sáu: gồm 06 biến quan sát LĐ1, LĐ2, LĐ3, LĐ4, LĐ5, LĐ6.
Các biến quan sát đều thuộc thành phần Lãnh đạo nên tên gọi được giữ nguyên là
“Lãnh đạo”.
Nhân tố thứ bảy: bao gồm 03 biến quan sát ĐN2, ĐN3, ĐN4. Các biến quan
sát đều thuộc thành phần Đồng nghiệp nên tên gọi được giữ nguyên là “Đồng nghiệp”.
b) Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc “Động lực làm việc”
Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo “Động lực làm việc” cho thấy 04 biến quan sát của thang đo này được nhóm thành 01 nhân tố, khơng có biến quan sát nào bị loại. Hệ số KMO = 0.705; Eigenvalue = 2,723; Phương sai trích = 68.075%; Hệ số tải nhân tố của 04 biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Kết quả phân tích Động lực làm việc chung được trình bày tại Phụ lục 4.2.
Bảng 2.5: Kết quả phân tích EFA cho biến Động lực làm việc Biến quan sát Hệ số tải nhân tố Biến quan sát Hệ số tải nhân tố
ĐL1 0.851
ĐL2 0.848
ĐL3 0.822
ĐL4 0.778
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)