1. Thu dịch vụ Ngân hàng Triệu đồng 22,145 27,217 32,199 2. Chỉ tiêu thẻ
- Phát hành thẻ ATM Thẻ 67,205 72,479 90,078
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ 120 468 442
- Lắp đặt máy thanh toán thẻ Cái 28 30 38
3. Doanh số mua bán ngoại tệ Triệu USD 200 295 380 4. Doanh số chi kiều hối Triệu USD 10 15 14 5. Doanh số bảo lãnh trong
nước Tỷ đồng 110 131 165
6. Doanh số TTQT và TTTM Triệu USD 982 1,152 1,610
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Vietinbank KCN Quế Võ qua các năm
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng VietinBank KCN Quế Võ cũng đặc biệt quan tâm đến các mảng hoạt động khác như: Thu dịch vụ Ngân hàng, các chỉ tiêu thẻ (Thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, máy thanh tốn thẻ …), các hoạt động bảo hiểm, các hoạt động tài trợ thương mại…. nên kết quả thu được là rất khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng và đạt kế hoạch đề ra. Các hoạt động này đều mang lại hiệu quả cao và có tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu lợi nhuận của Chi nhánh, điều đó phù hợp với xu thế chung trong kinh doanh Ngân hàng trên thế giới và trong bối cảnh
hiện nay lợi nhuận từ lĩnh vực tín dụng ngày càng bị thu hẹp thì cho thấy vai trị của các hoạt động dịch vụ này đóng góp cho hoạt động kinh doanh là rất quan trọng.
2.1.3.4 Hoạt động phát triển thị phần và thị trường
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Ninh thì: “Đến cuối 2017, tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 10 Chi nhánh NHTM nhà nước, 18 Chi nhánh NHTM Cổ phần, 01 Chi nhánh NHCS Xã Hội; 01 Chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài; 01 Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã; 01 Chi nhánh tổ chức tài chính vi mơ TNHH một thành viên tình thương và 26 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động. Một số ngân hàng lớn như Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu Tư, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng MB và các Chi nhánh Vietinbank khác, v.v… đều đã hoạt động kinh doanh tại đây từ rất lâu, có một số lượng khách hàng khá lớn và rất am hiểu thị trường. Các NHTM này đều có nhiều sản phẩm – dịch vụ hiện đại, hấp dẫn, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng. Trong khi Vietinbank KCN Quế Võ mới được thành lập và đi vào hoạt động khoảng 10 năm từ năm 2007 đến nay, vì thế việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm phát triển thị phần và thị trường đối với Vietinbank KCN Quế Võ là rất khó khăn. Tuy nhiên Vietinbank KCN Quế Võ cũng đã xác định được mục tiêu thị trường, tập trung vào các phân khúc mà chi nhánh có thể mạnh từ đó đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Một vài số liệu về quy mô, tỷ trọng hoạt động của Vietinbank KCN Quế Võ trên địa bản tỉnh tính đến thời điểm 31/12/2019 được thống kê như sau”:
- Về huy động vốn: Nguồn vốn của Vietinbank KCN Quế Võ tại 31/12/2019 đạt 4.328 tỷ đồng chiếm 7,9% trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn.
- Về tín dụng: Dư nợ tín dụng của Vietinbank KCN Quế võ tại 31/12/2019 đạt 2.830 tỷ đồng chiếm 6,1% trong tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn.
- Về mạng lưới hoạt động: Vietinbank KCN Quế Võ hoạt động với qui mơ 01 trụ sở chính và 03 phịng giao dịch tại địa bàn Thành phố, các huyện lân cận.
2.1.3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoanh từ 2017-2019 hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ đã và đang đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ khơng chỉ về doanh thu mà cịn cả về lợi nhuận. Cụ thể:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank KCN Quế Võ giai đoạn 2017-2019 Đvt: tỷ đồng, % Chỉ tiêu/năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Số tiền Chênh lệch 2018/2017 Số tiền Chênh lệch 2019/2018 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 632 852 220 35% 1052 200 23% Tổng chi phí 549 757 208 38% 927 170 22%
Lợi nhuận trước thuế 83 95 12 14% 125 30 32%
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Vietinbank KCN Quế Võ qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
0 200 400 600 800 1000 1200
T ng doanh thuổ T ng chi phíổ L i nhu n tr c thuợ ậ ướ ế
Biểu đồ 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank KCN Quế Võ giai đoạn 2017-2019
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Vietinbank KCN Quế Võ qua các năm
Qua bảng có thể thấy hoạt động kinh doanh của Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ về doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2018 doanh thu tăng 35% và lợi nhuận tăng 14 % so với năm 2017, năm 2019 doanh thu tăng 23% và lợi nhuận tăng 32% so với năm 2018. Có được kết quả này là q trình nỗ lực của đội ngũ Cán bộ công nhân viên Chi nhánh, cũng như tận dụng các yếu tố thuận lợi để có thể nâng cao hiệu quả kế hoạch kinh doanh. Tiết kiệm chi phí, tối đa hóa doanh thu thơng qua các hoạt động huy động vốn, phí dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc của thu nhập dựa vào các khoản lãi tiền vay
2.2 Thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh KCN Quế Võ.
2.2.1 Một số quy định chung về tín dụng bán lẻ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam Chi nhánh KCN Quế Võ.
Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về thể lệ tín dụng ngắn hạn: Đối tượng cho vay ngắn hạn bao gồm giá trị vật tư hàng hoá trong các khâu dự trữ, lưu thơng và các chi phí cấu thành giá mua hoặc giá thành sản phẩm, các khoản chi phí khác để doanh nghiệp tiến hành phương án sản xuất kinh doanh; Số tiền thuế xuất nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lơ hàng xuất khẩu đó TCTD có tham gia cho vay và số tiền phục vụ cho nhu cầu mua sắm tiêu dùng của các hộ gia đình và cá nhân như mua nhà cửa, xe máy, ô tô và các phương tiện cần thiết khác.
Điều kiện cho vay: khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng luật hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể là: pháp nhân, cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện của hộ gia đình, đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật dân sự. Khách hàng phải có đủ khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, hướng dẫn của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước.
2.2.1.2. Tài sản đảm bảo
Theo Khoản 7, Điều 3 Nghị định 163//2006/NĐ- Chính phủ (29/12/2006) về giao dịch bảo đảm, tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm, HĐQT Vietinbank quy định các nội dung cụ thể về bảo đảm tiền vay như các loại hình tài sản bảo đảm, thủ tục định giá, quản lý, giải chấp, và xử lý tài sản bảo đảm, với các nguyên tắc cơ bản sau:
- Việc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản phải được xem xét trên nguyên tắc thận trọng, và chỉ áp dụng với các khách hàng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, bảo đảm chắc chắn khả năng trả nợ. Để quản lý danh mục cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, hàng năm, Trụ sở chính sẽ giao kế hoạch tỷ trọng cấp tín dụng khơng có bảo đảm trong tổng cơ cấu tín dụng của từng chi nhánh theo hướng tỷ trọng cấp tín dụng khơng có bảo đảm chỉ chiếm một
phần nhỏ khơng có tác động trọng yếu đến hoạt động của chi nhánh, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển tín dụng lành mạnh.
- Các tài sản nhận bảo đảm nợ vay phải có tính thanh khoản cao và nguồn tiền thu được từ tài sản bảo đảm khi phát mại phải đủ lớn để trang trải nợ gốc và lãi.
- Gắn các điều kiện vay vốn và mức vốn cho vay với loại hình tài sản bảo đảm theo hướng giá trị và chất lượng tài sản bảo đảm càng lớn thì các điều kiện vay vốn và mức vốn cho vay càng ưu đãi.
- Việc nhận tài sản bảo đảm khơng được phép thay thế cho việc đánh giá tồn diện về bên vay và khoản vay
2.2.1.3. Quy trình tín dụng bán lẻ ngắn hạn
Hầu hết các Ngân hàng Thương mại đều tự thiết kế cho mình một quy trình cho vay cụ thể. Việc thiết lập và không ngừng hồn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình cho vay hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Về mặt quản trị, quy trình cho vay có tác dụng phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong hoạt động cho vay, làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn, chỉ rõ các mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động cho vay.
Quy trình cho vay tín dụng bán lẻ ngắn hạn của Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ gồm các bước sau:
Bước 1: Trao đổi nhu cầu khách hàng và lập hồ sơ vay vốn
- Mục đích phỏng vấn người vay nhằm:
+ Quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng, phát hiện những mâu thuẫn và các vấn đề không nhất quán, hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn.
+ Nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất, đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay.
+ Giải thích những điểm cịn chưa rõ ràng hoặc cịn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.
Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận, cán bộ tín dụng (CBTD) hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. CBTD có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục, hồ sơ xin vay để tránh khách hàng phải đi lại nhiều lần gây phiền hà cho khách hàng.
Bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cần thu thập những thông tin sau từ khách hàng: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoản trả vốn của khách hàng. - Thơng tin về bảo đảm tín dụng.
Để thu thập được những thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng nộp các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ.
- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ gần nhất. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. - Các giấy tờ khác.
Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng điều kiện vay vốn
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả của khoản vay. Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, CBTD thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn thơng tin về khách hàng. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định cho một món vay. Các vấn đề trọng tâm cần tập trung phân tích thẩm định như sau:
Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, có chứng minh thư nhân dân, đăng ký hộ khẩu , có giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với những ngành, nghề pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề), có giấy ủy quyền đối với cho vay hộ gia đình...
Thẩm định tính cách và uy tín của khách hàng và khả năng quản lý của khách hàng
Mục tiêu của thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lực, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường và đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Bên cạnh đó phải thẩm định khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng, quy mô của khách hàng, quản lý nợ phải thu, phải trả, hàng tồn kho, sử dụng nhân công, nắm bắt thị trường...
Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn
- Đối chiếu mục đích đề nghị vay vốn của khách hàng với danh mục hàng hố bị cấm lưu thơng và dịch vụ thương mại bị cấm theo quy định của Pháp luật và các nhu cầu vốn mà Vietinbank không cho vay.
- Đối chiếu nhu cầu sử dụng tiền vay theo đề nghị của khách hàng với nhu cầu thực tế và quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và NHNN Việt Nam (nếu khách hàng đề nghị cho vay bằng ngoại tệ).
Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay - trả nợ
Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính; khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động kinh doanh, khả năng thanh tốn và hồn trả nợ của người vay. Đối chiếu số vốn tự có tham gia phương án vay - trả nợ của khách hàng với quy định của Vietinbank về tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia vào phương án vay - trả nợ, đánh giá tính khả thi của vốn tự có. Đánh giá thu nhập của khách hàng và người liên quan: lương, thu nhập từ tiền gửi, chứng khoán, cho thuê tài sản và các thu nhập
hợp pháp khác bằng tiền và tài sản khác ... dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp và điều tra thực tế.
Thẩm định TSBĐ
Để quyết định cho vay hay không, việc thẩm định khách hàng, phương án sử dụng vốn vay, phương án sản xuất kinh doanh... là điều cần thiết. Tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được, đồng thời TSBĐ cũng tăng trách nhiệm trả nợ của người vay và hạn chế sự lừa đảo và trốn tránh trách nhiệm trả nợ của người vay.
Do đó mục đích thẩm định tài sản bảo đảm là để xác định tài sản có đúng chủ sở hữu khơng? Có tranh chấp khơng? Khi phát mại có dễ bán khơng? Giá trị thu được thực tế có bù đắp đủ nợ vay gốc, lãi và các loại thuế, phí theo quy định hay khơng? Việc thẩm định TSBĐ được thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và
Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của Vietinbank.
Bước 3. Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay; định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán
Xác định số tiền cho vay CBTD căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị TSBĐ, khả năng nguồn vốn của NH và quy định về mức cho vay để xác định số tiền cho vay.
Xác định phương thức cho vay CBTD thoả thuận với khách hàng về việc áp dụng phương thức cho vay. Một số phương thức cho vay chủ yếu được áp dụng khi