- Một phương thức hữu hiệu để giúp nhân viên hiểu biết về ý nghĩa của kiểm soát là đánh giá công việc định kỳ Sau một thời gian hoạt động, công việc của từng
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Chương 1 đã trình bày những nét cơ bản lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 1992 và lồng ghép vào đó những thay đổi quan trọng của COSO 2011 nhằm mục đích làm cơ sở vận dụng cho việc tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống kiểm sốt tại Tổng cơng ty điện lực Miền Trung.
Theo báo cáo COSO 2011 thì một hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng và cuối cùng là giám sát. Năm bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Trong thực tế, tùy thuộc vào loại hình hoạt động, mục tiêu và quy mô của đơn vị mà hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và đạt được sự tn thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Sự phân chia các nhóm mục tiêu như trên chỉ có tính tương đối vì một mục tiêu cụ thể có thể liên quan đến hai hay ba nhóm trên. Sự phân chia này chủ yếu dựa vào sự quan tâm của các nhóm đối tượng khác nhau đối với hệ thống KSNB của đơn vị: nhóm mục tiêu về hoạt động xuất phát từ u cầu của đơn vị là chính; nhóm mục tiêu về BCTC chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của cổ đông, nhà đầu tư và chủ nợ; nhóm mục tiêu về sự tuân thủ xuất phát từ yêu cầu của các cơ quan quản lý.
Báo cáo về kiểm soát nội bộ theo COSO 1992 và dự thảo COSO 2011, là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động KSNB từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động KSNB tại Tổng công ty điện lực Miền Trung.