Bản đang hoạt động tại Bình Dương:
Để đánh giá chung về thực trạng lập và trình bày BCLCTT thì người viết tiến hành khảo sát trên các đối tượng khác nhau:
+ Khảo sát số 1: Khảo sát những thuận lợi và khó khăn trong việc lập BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
+ Khảo sát số 2: Khảo sát mức độ hiểu biết và sử dụng thông tin BCLCTT được lập theo VAS 24 của nhà quản lý và nhà đầu tư Nhật Bản.
+ Khảo sát số 3: Khảo sát tính tuân thủ khi vận dụng các văn bản pháp quy kế tốn về việc vận dụng và trình bày BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trên tỉnh Bình Dương.
+ Khảo sát số 4: Khảo sát mức độ hội nhập cũng như những thuận lợi khó khăn khi hội nhập kế tốn Việt Nam và quốc tế.
2.2.2.1. Nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi của khảo sát số 1:
Để làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong việc lập BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương theo chuẩn mực kế tốn và chế độ kế toán Việt Nam, người viết tiến hành khảo sát 2 nguồn dữ liệu: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp:
Đối tượng, phạm vi khảo sát:
BCTC của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương niên độ tài chính năm 2016.
Thơng tin về đối tượng khảo sát được trình bày tại phụ lục 2
Nội dung khảo sát:
- Mức độ tuân thủ chế độ kế tốn mà cụ thể là thơng tư 200/2014/TT-BTC.
- Phương pháp các doanh nghiệp thường chọn để lập và trình bày BCLCTT riêng và hợp nhất. Xem xét mối tương quan giữa vốn điều lệ và phương pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng.
- Kiểm chứng mối quan hệ giữa các BCTC. Phương pháp khảo sát:
Thu thập dữ liệu từ BCTC của 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương niên độ tài chính năm 2016.
Dữ liệu sơ cấp:
Đối tượng, phạm vi khảo sát:
Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản và các đối tượng hành nghề kế toán độc lập tại Việt Nam.
Thơng tin về đối tượng khảo sát được trình bày tại phụ lục 3
- Mức độ quan tâm về BCLCTT, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
- Sự hiểu biết về BCLCTT.
- Phương pháp thường dùng để lập và trình bày BCLCTT. - Cách phân loại dịng tiền của BCLCTT.
- Cơng tác kiểm tra các khoản mục khi lập và trình bày BCLCTT. - Mục đích lập và trình bày BCLCTT.
Phương pháp khảo sát
Gửi 50 phiếu câu hỏi khảo sát qua email đến những người làm cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương. Thời gian trung bình từ lúc gửi phiếu khảo sát đến lúc nhận lại phiếu trả lời 30 ngày.
Phiếu câu hỏi khảo sát: xem phụ lục số 4
Kết quả thu về:
Số lượng khảo sát Số phiếu được nhận phúc đáp
Số phiếu hợp lệ Số phiếu dùng để phân tích
50 48 48 48
2.2.2.2.Nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi của khảo sát số 2:
Đối tượng, phạm vi khảo sát:
Để đánh giá mức độ hiểu biết và sử dụng thông tin BCLCTT theo mẫu hiện nay của kế toán Việt Nam ở mức độ nào, thơng tin trên BCLCTT có tính hữu ích đối với đối tượng sử dụng thông tin để ra quyết định, người viết khảo sát những người sử dụng thông tin: nhà quản lý của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và nhà đầu tư Nhật Bản.
Thông tin về đối tượng khảo sát được trình bày tại phụ lục 5
Nội dung khảo sát:
Tìm hiểu nhu cầu thơng tin đối với BCLCTT của nhà quản lý và nhà đầu tư Nhật Bản của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương.
Gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các đối tượng. Thời gian trung bình từ lúc gửi phiếu khảo sát đến lúc nhận lại phiếu trả lời 5 ngày.
Phiếu câu hỏi khảo sát: xem phụ lục số 6
Kết quả thu về: Số lượng khảo sát Số phiếu được nhận phúc đáp Số phiếu hợp lệ Số phiếu dùng để phân tích 10 10 10 10
2.2.2.3.Nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi của khảo sát số 3:
Đối tượng, phạm vi khảo sát:
Để đánh giá về tính tuân thủ khi vận dụng các văn bản pháp quy kế toán về việc lập và trình bày BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương, người viết khảo sát các kiểm toán viên ở 2 cơng ty kiểm tốn có kiểm tốn BCTC cơng ty có vốn đầu tư Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương bao gồm: Cơng ty TNHH Kiểm tốn U&I và Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam.
Thông tin về đối tượng khảo sát được trình bày tại phụ lục 7
Nội dung khảo sát:
- Tuân thủ chế độ kế toán thơng tư 200/2014/TT-BTC.
- Trình bày thuyết minh các khoản mục phi tiền tệ trên BCLCTT. - Trình bày thuyết minh bố sung thông tin trên BCLCTT.
Phương pháp khảo sát
Gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp cho các đối tượng. Thời gian trung bình từ lúc gửi phiếu khảo sát đến lúc nhận lại phiếu trả lời 2 ngày.
Kết quả thu về: Số lượng khảo sát Số phiếu được nhận phúc đáp Số phiếu hợp lệ Số phiếu dùng để phân tích 50 50 50 50
2.2.2.4.Nội dung, phương pháp, đối tượng và phạm vi của khảo sát số 4:
Đối tượng, phạm vi khảo sát:
Để hồn thiện việc lập và trình bày BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương theo hướng hịa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, người viết khảo sát các đối tượng có nghiên cứu sâu rộng về kế toán như: giảng viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán viên và kế toán trưởng.
Nội dung khảo sát:
- Quan điểm về lập và trình bày BCLCTT theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Nhận xét về lập và trình bày BCLCTT theo hướng hịa hợp hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế.
Phương pháp khảo sát
Gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp hoặc qua email.
Phiếu câu hỏi khảo sát: xem phụ lục số 8 (từ câu 1 đến 6)
Kết quả thu về: Số lượng khảo sát Số phiếu được nhận phúc đáp Số phiếu hợp lệ Số phiếu dùng để phân tích 50 50 50 50 2.2.2.5. Phương pháp xử lý:
Đối với khảo sát 1, khảo sát 3 và khảo sát 4 người viết sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh để đánh giá các câu hỏi và phân tích thơng tin; sử dụng phương pháp suy diễn nhằm tổng hợp và đưa ra những giải pháp.
Đối với khảo sát 2, người viết sử dụng thang đo Likert với thang điểm từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường các mức độ đánh giá ( hồn tồn khơng đồng ý – khơng đồng ý – khơng ý kiến – đồng ý – hồn tồn đồng ý). Người viết sử dụng phần mềm SPSS (22.0) để thực hiện các kết quả thống kê mô tả.