Tiếp cận từ mục tiêu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nghiên cứu các doanh nghiệp nhật bản đang hoạt động tại tỉnh bình dương (Trang 64 - 82)

3.2. Định hướng xây dựng giải pháp:

3.2.2. Tiếp cận từ mục tiêu nghiên cứu:

- Phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong việc lập BCLCTT theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam.

- Nâng cao tính hữu ích của thơng tin BCLCTT theo hướng hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế.

- Không ngừng cải thiện nâng cao khả năng hội nhập kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.3. Giải pháp hồn thiện việc lập và trình bày BCLCTT của theo hướng hịa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế của doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam:

Để tận dụng tốt tính hữu ích của thơng tin BCLCTT nhằm thu hút thêm đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Nhật Bản, điều tiên quyết là phải hòa hợp với quốc tế trên mọi phương diện, đây là xu thế của các mọi quốc gia và Nhật Bản cũng khơng ngoại lệ, trong đó đẩy mạnh tiến trình hịa hợp chuẩn mực kế tốn quốc tế là điều quan trọng và cần thiết nhất. Một số giải pháp đề xuất để BCLCTT được hoàn thiện và tiệm cận với quốc tế.

3.3.1. Hoàn thiện VAS 24 theo hướng phù hợp với IAS 7

Theo người viết để hồn chỉnh VAS 24 theo hướng hịa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, VAS 24 cần thay đổi một số chỉ tiêu như sau:

Đối với các luồng tiền liên quan đến các công ty con:

VAS 24 sử dụng phương pháp giá gốc khi tính tốn các luồng tiền liên quan đến các công ty con, phương pháp này có nhược điểm là khơng thể hiện được giá trị hiện tại. Mặc dù thông tư 200/2014 và Luật kế tốn 2015 có đề cập giá trị hợp lý, nhưng tính chất áp dụng vào BCLCTT chưa cụ thể, rõ ràng. Trong khi đó, IAS 7 kết hợp thêm phương pháp vốn chủ sở hữu để làm rõ hơn các luồng tiền liên quan đến công ty con. Để khắc phục nhược điểm này, VAS 24 nên kết hợp sử dụng phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu. Ví dụ, cơng ty cổ phần Sun Steel (Sunsco) tại

Bình Dương được 100% vốn đầu tư từ tập đoàn Maruichi Nhật Bản, thành lập công ty con là công ty TNHH Maruichi Steel Hà Nội (Sunsco Hà Nội). Khi Sunsco lập BCLCTT thì các luồng tiền liên quan đến Sunsco Hà Nội như cấp vốn, chi hộ, thu hộ,…nên kết hợp giữa phương pháp giá gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu để thể hiện được giá trị hiện tại. Đồng thời, nó sẽ thống nhất với cách trình bày luồng tiền liền quan đến công ty con trên BCLCTT của Tập Đồn Maruichi. Từ đó sẽ dễ dàng làm BCLCTT hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Bổ sung, giải thích thơng tin các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ:

VAS 24 cần đề cập đến trường hợp lãi và lỗ chưa thực hiện phát sinh từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Theo IAS 7, lãi và lỗ chưa thực hiện phát sinh từ những thay đổi trong tỷ giá hối đối khơng phải là luồng tiền nhưng ảnh hưởng của thay đổi về tiền và các khoản tương đương tiền hoặc ngoại tệ được trình bày trong BCLCTT nhằm dung hòa tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ. Số tiền này phải được trình bày riêng biệt từ các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, bao gồm sự khác biệt, nếu có, những luồng tiền được báo cáo tỷ giá hối đoái cuối kỳ.

Đây là một sự bổ sung cần thiết vì các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương thường sử dụng các luồng tiền liên quan đến ngoại tệ như các doanh nghiệp Nhật Bản cấp vốn bằng yên, đô la mỹ,…; trả lương cho nhà quản lý nước ngồi; doanh thu xuất khẩu; nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị;…

Tính linh hoạt trong việc phân loại luồng tiền tại doanh nghiệp:

VAS 24 cần linh hoạt hơn trong việc phân loại các khoản mục ảnh hưởng đến các luồng tiền. VAS 24 quy định cụ thể cách phân loại tiền lãi, cổ tức theo từng hoạt động. Theo đó, IAS 7 lại khuyến khích sự linh hoạt phân loại luồng tiền. Lãi vay đã trả, lãi và cổ tức nhận được có thể được phân loại là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng tham gia vào việc xác định lãi hoặc lỗ. Và lãi vay đã trả, lãi và cổ tức nhận được có thể được phân loại là dịng tiền từ hoạt động tài chính và dịng tiền từ hoạt động đầu tư tương ứng, vì chúng là chi phí có được từ nguồn lực tài chính hoặc lợi nhuận từ đầu tư. Dòng tiền liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp được

phân loại là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (trừ trường hợp được xác định là dòng tiền từ hoạt động tài chính hoặc đầu tư) và được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trên BCLCTT.

Bổ sung các thông tin liên quan đến thuyết minh BCLCTT

VAS 24 cần bổ sung các thơng tin có liên quan cần thiết cho người sử dụng trong việc tìm hiểu tình hình tài chính và khả năng thanh toán của một đơn vị kinh doanh. Doanh nghiệp cần công bố những thông tin sau đây:

- Tổng số tiền cho vay chưa rút có thể dùng cho hoạt động kinh doanh trong tương lai và giải quyết các cam kết về nguồn vốn, phải chỉ ra bất kỳ hạn chế nào về việc sử dụng các khoản này.

- Tổng số tiền từ luồng tiền về sự tăng khả năng kinh doanh phải được trình bày một cách riêng biệt với luồng tiền duy trì khả năng kinh doanh.

3.3.2.Hồn thiện quy trình lập BCLCTT phương pháp gián tiếp theo chuẩn mực kế toán quốc tế:

Qua khảo sát về việc lập và trình bày BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Bình Dương ở chương 2, đa số các doanh nghiệp đều lập theo phương pháp gián tiếp. Do đó, Việt Nam nên tập trung nghiên cứu chuyên sâu và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cách lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp dựa trên quan điểm của chuẩn mực kế tốn quốc tế để hồn thiện BCLCTT. Chúng ta có thể dựa Dựa theo đề tài nghiên cứu "How to Prepare Statement of Cash Flows in 7 Steps" được đăng trên ifrs.com, trên cơ sở đối chiếu bản dịch "Làm cách nào để lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 7 bước" của Vietsourcing, người viết tóm tắt lại phương pháp lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, phương pháp này được trình bày theo quan điểm của IFRS.

Bước 1: Chuẩn bị - Tập hợp tất cả các tài liệu và dữ liệu cơ bản.

Để lập BCLCTT, cần chuẩn bị:

- Bảng số dư đầu kỳ và cuối kỳ của báo cáo tình hình tài chính. - Báo cáo thu nhập tồn diện cho kỳ báo cáo hiện tại.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho kỳ báo cáo trước.

- Cần thu thập thông tin về các giao dịch liên quan đến nguồn nguyên liệu, vật liệu trong suốt kỳ báo cáo hiện tại. Ta cũng có thể điều chỉnh BCLCTT cho các hạng mục không quan trọng mà nó khơng thay đổi đáng kể đến giá trị thông tin của BCLCTT.

Bước 2: Tính tốn những thay đổi trên báo cáo tình hình tài chính.

Ta sẽ lập bảng số dư cuối kỳ và đầu kỳ của báo cáo tài chính, bằng việc tạo một bảng đơn giản với 3 cột: cột đầu tiên là tiêu đề của các mục trong bảng báo cáo tình hình tài chính, cột thứ 2 là số dư cuối kỳ và cột thứ 3 là số dư đầu kỳ cho kỳ hiện tại. Mỗi bảng báo cáo tình hình tài chính đều có 2 phần: phần tài sản và phần vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Và phần tài sản phải luôn bằng phần vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Vì vậy, khi lập báo cáo tình hình tài chính, ta nhập các loại tài sản là dấu "+", còn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả là dấu "-". Sau đó ta tiến hành kiểm tra, nếu ta nhập dấu và số đúng thì tổng tài sản trừ cho tổng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả sẽ bằng 0. Để tính tốn các thay đổi trong bảng Báo cáo tình hình tài chính qua kỳ hiện tại thì ta tạo thêm một cột thứ 4 và sử dụng công thức trong cột này là: số dư đầu kỳ trừ đi số dư cuối kỳ. Khi tổng các thay đổi đó sẽ bằng 0, điều này chứng minh rằng ta tính tốn các thay đổi đúng. Nếu ta có thể sử dụng số liệu các tài khoản trên sổ kế tốn tổng hợp thay vì bảng Báo cáo tình hình tài chính thì ta sẽ nhận được các dữ liệu chi tiết hơn bảng Báo cáo tình hình tài chính chỉ có các số liệu tổng hợp. Điều này cũng còn phụ thuộc vào chúng ta cần chi tiết số liệu đến mức độ nào.

Bước 3: Chuyển các thay đổi từ bảng báo cáo tình hình tài chính sang báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Trong bước này, để tiến hành lập BCLCTT nhanh thì ta nên có một mẫu BCLCTT chưa điền số liệu. Và ta có thể sử dụng BCLCTT của kỳ trước, rồi điền tiêu đề cho các chỉ tiêu mà ta muốn bổ sung vào. Đồng thời, cần lưu ý rằng mỗi thay đổi trong bảng Báo cáo tình hình tài chính cũng tác động đến BCLCTT và nếu khơng (khi sự thay đổi trong Báo cáo tình hình tài chính là ở mục khơng dùng tiền mặt) nó sẽ được điều chỉnh sau.

Tiếp theo, ta tìm tất các thay đổi trong Báo cáo tình hình tài chính và nhập mỗi số vào mẫu trống trong BCLCTT. Ví dụ, ta đã tính tốn được sự thay đổi trong nợ phải trả như phải trả cho người bán giảm2,000 usd và ta sẽ nhập con số này vào chỗ trống của phần dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong BCLCTT dưới tiêu đề "tăng, giảm các khoản phải trả" (như vậy có một sự thay đổi là âm 2,000, điều này có nghĩa là cơng ty đã dành số tiền đó để trả tiền mua hàng cho người bán)

Ta tiếp tục tìm kiếm và chuyển các thay đổi đó từ Báo cáo tình hình tài chính để điền vào các chỉ tiêu trên BCLCTT cho đến khi hoàn thành. Khi thực hiện, ta phải chia BCLCTT thành 2 cột: cột 1 là tiêu đề của các mục chi tiết về dòng tiền, cột 2 là sự thay đổi tương ứng trong Báo cáo tình hình tài chính. Sau đó, tiến hành kiểm tra tổng của cột 2 xem nó có bằng 0 hay khơng.Nếu tổng của chúng khơng bằng 0, hãy kiểm tra và sửa lại các lỗi sai và sau đó xem lại.

Bước 4: Tiến hành điều chỉnh cho các mục không dùng tiền mặt từ báo cáo tổng thu nhập:

Ta sẽ xác định các giao dịch khơng dùng tiền mặt có thể được ghi nhận trên báo cáo lãi lỗ và báo cáo toàn diện thu nhập khác. Ta phải điều chỉnh các nghiệp vụ không dùng tiền mặt như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuế thu nhập, các thay đổi về đánh giá lại, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ vào cuối kỳ, giao dịch hàng đổi hàng,…. Ta sẽ điều chỉnh các chỗ trống trong BCLCTT sau khi xác định được các giao dịch không dùng tiền mặt và điều chỉnh từng cột riêng biệt (tức là cộng vào từng số trong 1mục và giảm số đi từ mục tương ứng, giống như việc ghi sổ kép). Ta sẽ tiến hành xác định như sau: Một là,xác định mục nào trong dòng tiền bị tác động bởi mục không dùng tiền mặt. Và hai là, xác định bên cộng và bên trừ.

Ta cứ tiếp tục cho đến khi đã điều chỉnh tất cả các khoản không dùng tiền mặt đã được xác định từ báo cáo tổng thu nhập. Và chú ý xác minh lại tổng thu nhập sau mỗi lần điều chỉnh.

Bước 5: Điều chỉnh các mục không dùng tiền mặt từ các nguồn thông tin khác

Bước 5 giống khá nhiều bước 4, tại bước 5 ta sẽ tìm các nguồn thơng tin khác, đó là các thơng tin đã được đề cập trong bước 1.

Bước 6: Chuẩn bị thay đổi các mục nguyên liệu trong Báo cáo tình hình tài chính để hồn thiện các mục:

Tìm các mục về nguyên vật liệu hoặc các mục lớn trong bảng Báo cáo tình hình tài chính và đưa chúng vào vị trí thích hợp giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.Sau đó kiểm tra lại mỗi sự thay đổi được đưa vào từng tài khoản trong báo cáo lưu chuyển tiên tệ.

Bước7: Tính tốn tổng cộng các số liệu và trình bày và thực hiện việc kiểm tra cuối cùng:

Trong bước này, ta sẽ hồn thiện phần cịn lại của BCLCTT. Một bảng bao gồm 3 cột:cột thứ 1 là tiêu đề của BCLCTT, cột thứ 2 là những thay đổi trong bảng Báo cáo tình hình tài chính và cột thứ 3 phản ánh sự điều chỉnh. 3 cột này đã có số liệu và dữ liệu đầy đủ. Ta sẽ tiến hành hoàn thiện thêm một cột cuối cùng để phản ảnh các báo cáo về dòng tiền. Trong các dòng hoặc các mục riêng biệt từ bảng dòng tiền, ta tạo 1 cột nằm ngang hay dịng tổng tiền, nói cách khác tổng từ số 2 đến x. Ta sẽ tính tốn hiệu quả sự thay đổi của Báo cáo tình hình tài chính từ các mục riêng biệt được điều chỉnh bởi các mục không dùng tiền mặt, điều này sẽ cung cấp cho ta những thay đổi phù hợp về tiền mặt cho từng mục.

Sau các bước trên, ta kiểm tra xem nó có ý nghĩa hay khơng. Cuối cùng, xem lại tổng của cột cuối cùng, nếu kết quả bằng 0, ta đã hoàn thành việc lập BCLCT.

Kết luận chương 3

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, việc lập BCTC nói chung và BCLCTT nói riêng hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế là điều tiên quyết quan trọng. Người viết đã tổng hợp một số quan điểm hồn thiện, đồng thời đóng góp một vài giải pháp cho các doanh nghiệp, các tổ chức lập quy, các hội nghề nghiệp khơng ngồi mục đích hồn thiện việc lập và trình bày BCLCTT theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Các đề xuất dựa trên thực trạng mà người viết đã khảo sát từ những người làm cơng tác kế tốn, kiểm tốn; những người am hiểu sâu sắc và những người sử dung BCLCTT, kết hợp với việc tham khảo các tạp chí, bài nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế.

KẾT LUẬN

Báo cáo tài chính nói chung và BCLCTT nói riêng là đầu ra của hệ thống thơng tin kế tốn. Mục đích của BCTC nói chung và BCLCTT nói riêng là cung cấp thơng tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Những yêu cầu của q trình hội nhập, ưu thế về lợi ích mang lại của việcsử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ q trình hịa hợp và hội nhập với IAS/IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới.

Do đó, người viết mong muốn hồn thiện phương pháp lập và trình bày BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Người viết tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về BCLCTT.

- Làm rõ thực trạng lập và trình bày BCLCTT của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

- Đưa ra ý kiến đóng góp hồn thiện việc lập và trình bày BCLCTT theo hướng hịa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Đề tài của người viết còn nhiều hạn chế:

- Người viết chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ nên việc khảo sát các đối tượng còn nhiều điểm chưa phù hợp.

- Người viết chưa có điều kiện tiếp cận phương pháp chuyển đổi từ VAS sang IFRS của các doanh nghiệp.

Trong q trình làm đề tài luận văn khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong Q Thầy Cơ, các bạn đọc giúp đỡ để đề tài hồn thiện hơn.

Tiếng Việt

1. Bộ tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC

2. Bộ tài chính (2014), Thơng tư 200/2014/TT – BTC hướngdẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nghiên cứu các doanh nghiệp nhật bản đang hoạt động tại tỉnh bình dương (Trang 64 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)