Quy mô, cơ cấu và quản trị huy động vốn tại MHB:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

SGD TP .HCM

2.3.2. Quy mô, cơ cấu và quản trị huy động vốn tại MHB:

Quy mô của ngân hàng MHB so với các ngân hàng TMCP khác trong ngành về huy động vốn:

Bảng 2.2: Tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng.

ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Các năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Q 1 năm 2013

Qui mơ Qui mô Tốc độ Qui mô Tốc độ Qui mô Tốc độ MHB 35.746 35.866 0,34% 25.482 -28,95% 25.515 0,13% Đông Á 47.756 48.120 0,76% 50.790 5,55% 51.458 1,31% Phương Nam 46.399 48.093 3,65% 58.127 20,86% 58.450 0,56% Qua bảng 2.2 ta thấy khi so sánh MHB với các ngân hàng cùng quy mô như Đơng Á hay Phương Nam thì từ năm 2010 bước sang năm 2011 tốc độ tăng không đáng kể. Cụ thể ở MHB chỉ đạt 0.34% ngoài ra ở Phương Nam và Đông Á lần lượt là 3.65% và 0.76%. Trong năm 2012 tốc độ tăng của nguồn tiền gửi của khách hàng vào MHB có sự sụt giảm đáng kể tới 28,25 %. Nguyên nhân là do sự giảm

bớt lượng tiền gửi từ các tổ chức tài chính một cách đáng kể trong khi lượng tiền gửi của các khách hàng cá nhân chỉ tăng nhẹ và không đủ bù đắp lượng giảm khá lớn trên. Tuy nhiên, ta thấy được ở ngân hàng Phương Nam vẫn có sự tăng trưởng khá tốt là 20.86% từ năm 2011 sang năm 2012 đó là do ngân hàng này đã tranh thủ huy động được nguồn vốn từ nước ngồi. Đó cũng là một bài học cho MHB.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB theo sản phẩm

ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 1/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

khách hàng 21.402,75 56,17% 20.368,82 53,27% 23.096,75 72,45% 23.334,86 72,88% Phát hành

GTCG

2.358,94 6,19% 2.370,52 6,20% 6.395,60 20,06% 5.231,23 16,34% Tiền gửi của

TCTD khác 14.343,24 37,64% 15.497,33 40,53% 2.385,32 7,48% 3.452,12 10,78% TỔNG NGUỒN 38,104.93 100% 38,236,67 100% 31.877,67 100% 32.018,21 100% Nguồn: Phịng kế tốn tài chính - MHB

Qua bảng 2.4 ta thấy tiền gửi của khách hàng từ năm 2010 đến năm 2013 tương đương 16,71%. Mặc dù trong năm 2010 đến 2011 có biến động giảm nhẹ gần 3% nhưng không làm ảnh hưởng đến tống nguồn huy động qua các năm vì được bù đắp bằng lượng tăng từ nguồn tiền gửi của các tổ chức tính dụng khác và việc phát hành các giấy tờ có giá. Cuộc chạy đua lãi suất từ năm 2008 của ngân hàng đã dẫn đến NHNN can thiệp chính sách trần lãi suất từ 14%/năm cịn hiện nay là khơng quá 7%/ năm đối với huy động ngắn hạn. Tuy mức lãi suất ngân hàng không cịn hấp dẫn nhiều như trước nhưng vẫn khơng thấy có sự dịch chuyển nguồn vốn từ ngân hàng qua các kênh đầu tư khác vì gửi tiết kiệm vẫn biến động nhất trong gian đoạn hiện nay. Do vậy ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn ổn định và tăng nhẹ qua các năm từ 30.104,93 tỷ đồng đến 32.018,21 tỷ đồng. Ngồi ra trong tình hình chung đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành các GTCG của ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn với chi phí

thấp, cụ thể: huy động vốn bằng GTCG đã tăng từ năm 2010 là 2.358,94 tỷ đồng tương đương 6,19% đến năm 2012 đạt được 6.395,60 tỷ đồng tương đương 20,06% tăng lên 13,87%.

Trong khi tỷ trọng nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại có xu hướng giảm cuối năm 2012 là 7,48% giảm 30,16% so với năm 2010; quý 1 năm 2013 là 10,78% trong tổng số huy động vốn thể hiện sự giảm đáng kể của tiền gửi từ các tổ chức tín dụng trong cơ cấu huy động vốn.

Đó là tình hình chung tồn cảnh của toàn hệ thống MHB, phân tích tình hình cụ thể của MHB – SGD TP. HCM sẽ có cái nhìn chi tiết hơn.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB – SGD HCM theo sản phẩm

ĐVT: Triệu đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 1/ 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán khách hàng cá nhân 366,082 0,21% 1.377,656 0,58% 927,982 0,23% 1.039,124 0,24% Tiền gửi thanh toán của khách hàng tổ chức 1.751,346 1,05% 1.191,573 0,5% 12.889,587 3,24% 10.899,675 2,51%

Tiền gửi tiết

kiệm 165.928,268 98,74% 236.254,184 98,92% 384.698,214 96,53% 421.809,221 97,25% TỔNG

NGUỒN

168.045,697 100% 238.823,413 100% 398.515,783 100% 433.748,020 100%

Nguồn: Phịng kế tốn tài chính – SGD HCM MHB

Qua bảng 2.5 ta thấy lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các khách hàng cá nhân và tổ chức đều tăng rõ ràng về lượng qua từng năm. Đầu năm 2013 đã tăng lên được 1.039,124 triệu đồng đối với tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân và 10.899,675 triệu đồng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Bên

cạnh đó tiền gửi tiết kiệm cũng tăng khá mạnh từ 165.045,697 triệu đồng năm 2010 đến 433.748,020 triệu đồng vào năm 2013. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì ở tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu huy động vốn cụ thể hơn 96% qua các năm. Trong khi nguồn tiền gửi thanh toán của các cá nhân và tổ chức chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng trên dưới 3%. Điều này cho thấy MHB – SGD TP. HCM chưa có chiến lược đúng đắn để thu hút thêm nguồn tiền gửi thanh tốn vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm nên MHB – SGD TP. HCM cần phải nghiên cứu sâu hơn để gia tăng nguồn huy động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long sở giao dịch thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)