Bài nghiên cứu của Lopez-Villavicencio và Mignon (2011):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu á (Trang 31)

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

2.2.3.6 Bài nghiên cứu của Lopez-Villavicencio và Mignon (2011):

Lopez-Villavicencio và Mignon (2011) với bài nghiên cứu “Tác động của lạm phát đến tăng trưởng sản lượng: vấn đề về mức độ lạm phát” sử dụng kỹ thuật ước

lượng chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng (PSTR) và GMM ước lượng mức ngưỡng lạm phát là 5% cho toàn bộ mẫu dữ liệu 44 quốc gia giai đoạn 1961 – 2007, 1.23% là mức ngưỡng lạm phát của các nước phát triển, mức ngưỡng lạm phát là 14.54% cho các nước mới nổi.

2.2.3.7 Bài nghiên cứu của Omay và 𝑂̈znur Kan (2010):

Omay và Öznur Kan (2010) với bài nghiên cứu “Kiểm định lại hiệu ứng ngưỡng

trong mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng kinh tế với dữ liệu bảng phi tuyến: bằng chứng từ 6 nước công nghiệp” sử dụng kỹ thuật ước lượng chuyển tiếp trơn dữ liệu

phát là 2.52%. Sau khi kiểm tra tính vững của mối tương quan này bằng hồi quy dường như không liên quan (SUR), mức ngưỡng lạm phát thay đổi nhẹ từ 2.42% đến 3.18%.

2.2.3.8 Bài nghiên cứu của Vinayagathasan (2013):

Vinayagathasan (2013) với bài nghiên cứu “Lạm phát và tăng trưởng kinh tế:

Phân tích ngưỡng dữ liệu bảng động cho các nước châu Á” tìm thấy mức ngưỡng

lạm phát là 5.43% trên dữ liệu của 32 nước châu Á giai đoạn 1980 – 2009, mức ngưỡng lạm phát này thấp hơn mức ngưỡng lạm phát đã được tìm ra cho các nước đang phát triển ở các nghiên cứu trước (từ 8% đến 40%). Tác giả ước lượng điểm ngưỡng và hệ số độ dốc thơng qua mơ hình hồi quy ngưỡng dạng bảng động cho phép đưa vào các biến nội sinh vào mơ hình, như đề xuất của Kremer, Bick và Nautz (2009).

2.2.3.9 Bài nghiên cứu của Seleteng, M., Bittencourt, M., và van Eyden, R. (2013): (2013):

Seleteng, M., Bittencourt, M., và van Eyden, R. (2013) với bài nghiên cứu “Mối

quan hệ phi tuyến của lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở cộng đồng các nước châu Phi hạ Sahara (SADC)” sử dụng kỹ thuật ước lượng chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng (PSTR)

cho cộng đồng các nước châu Phi hạ Sahara (SADC) giai đoạn 1980 – 2008. Tác giả tìm thấy mức ngưỡng lạm phát là 18.9% cho khu vực các quốc gia này.

2.2.3.10 Bài nghiên cứu của Eggoh và Khan (2014):

Eggoh và Khan (2014) với bài nghiên cứu “Mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát

và tăng trưởng kinh tế” kiểm định hiệu ứng ngưỡng của mối quan hệ lạm phát – tăng

trưởng kinh tế trên bảng dữ liệu 102 nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1960 – 2009 bằng kỹ thuật ước lượng chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng (PSTR) và mơ hình GMM. Kết quả chỉ ra mức ngưỡng lạm phát cho toàn bộ mẫu là 10.5%, mức ngưỡng lạm phát là 3.4% cho các nước thu nhập cao, mức ngưỡng lạm phát là 10% cho các

nước có thu nhập trung bình cao, mức ngưỡng lạm phát là 12.9% cho các nước có thu nhập trung bình thấp và mức ngưỡng lạm phát là 19.5% cho các nước có thu nhập thấp.

2.2.3.11 Bài nghiên cứu của Baglan và Yoldas (2014):

Baglan và Yoldas (2014) với bài nghiên cứu “Lạm phát động và sự chuyển đổi chính sách tiền tệ ở Việt Nam và các nước châu Á mới nổi” sử dụng dữ liệu bảng cân

đối của 92 nước đang phát triển giai đoạn 1975 – 2004. Tác giả ước lượng mơ hình chứa tham số semi linh loạt dữ liệu bảng và tìm thấy khi lạm phát đạt mức ngưỡng là 12% sẽ gây thiệt hại đáng kể cho tăng trưởng kinh tế.

2.2.3.12 Bài nghiên cứu của Sử Đình Thành (2015):

Sử Đình Thành (2015) với bài nghiên cứu “Tác động ngưỡng của lạm phát đến

tăng trưởng kinh tế ở 5 nước Asean: Mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng”.

Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng (PSTR) được phát triển bởi González, Teräsvirta and Dijk (2005) và kiểm định GMM-IV cho mức ngưỡng lạm phát tìm được. Lợi thế chính của PSTR là cho phép hệ số lạm phát – tăng trưởng thay đổi theo quốc gia và thời gian. Ngưỡng lạm phát được tác giả tìm thấy ở 5 nước Asean giai đoạn 1980 – 2011 là 7.84%. Khi lạm phát ở dưới mức ngưỡng lạm phát này, tác động của lạm phát đến tăng trưởng là không rõ ràng, những khi lạm phát vượt mức ngưỡng này, ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế là mạnh mẽ và rõ ràng.

2.2.3.13 Bài nghiên cứu của Celil Aydin, 𝑂̈mer Esen, Metin Bayrak (2016):

Celil Aydin, 𝑂̈mer Esen, Metin Bayrak (2016) với bài nghiên cứu “Lạm phát và

tăng trưởng kinh tế: Phân tích ngưỡng dạng bảng động cho các nước Cộng hịa Thổ Nhĩ Kỳ trong q trình chuyển đổi” tìm hiểu tác động của lạm phát đến tăng trưởng

kinh tế của 5 nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Turkmenistan) giai đoạn 1992 - 2013 bằng kỹ thuật ước lượng mơ hình hồi quy ngưỡng dạng bảng động. Tác giả tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát

và tăng trưởng kinh tế của các nước này và cũng tìm được mức ngưỡng lạm phát của các quốc gia này là 7.97%.

2.2.3.14 Bài nghiên cứu của Raul Ibarra và Danilo R. Trupkin (2016):

Raul Ibarra và Danilo R. Trupkin (2016) với bài nghiên cứu “Kiểm định lại mối

quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Vấn đề thể chế ở các nước đang phát triển”

sử dụng một dữ liệu lớn bao gồm 138 quốc gia giai đoạn 1950 – 2009 bằng kỹ thuật ước lượng hồi quy chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng (PSTR). Kết quả tìm được mức ngưỡng lạm phát cho các nước phát triển là 4.5% và mức ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 19.1%.

2.2.3.15 Bài nghiên cứu của Ahmad Zubaidi Baharumshah, Ly Slesman, Mark E. Wohar (2016): Wohar (2016):

Ahmad Zubaidi Baharumshah, Ly Slesman, Mark E. Wohar (2016) với bài nghiên cứu: “Lạm phát, lạm phát không chắc chắn và tăng trưởng kinh tế ở thị trường

các nước mới nổi và đang phát triển: Bằng chứng từ dữ liệu dạng bảng”. Tác giả thu

thập dữ liệu bảng của 94 quốc gia mới nổi và đang phát triển dựa trên kỹ thuật ước lượng GMM, mơ hình ba chế độ chặn, tác giả khẳng định mối quan hệ nghịch biến của tăng trưởng kinh tế - lạm phát khi tỷ lệ lạm phát ở mức cao. Tác giả tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mức lạm phát vừa phải nên nằm trong khoảng từ 5.6% đến 15.9% là có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Qua trình bày các nghiên cứu trước đây, tác giả tóm tắt lại các nội dung chính trong bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

STT Tác giả Dữ liệu Phương pháp

nghiên cứu

Mối quan hệ lạm phát - tăng trưởng kinh tế

1 Thirlwall, A.P. và Barton, C.A. (1971)

51 nước

(1958 – 1967) tương quan dương

2 Mallik và Chowdhury

(2001) 4 nước Nam Á

hồi quy đồng liên kết và mơ hình sai số hiệu chỉnh

tương quan dương

3 Gregorio, D.J (1992)

12 nước Mỹ la tinh (1951 –

1985)

bình phương nhỏ

nhất tổng quát tương quan âm

4 Barro (1996) 100 nước

(1960 – 1990) hồi quy dữ liệu tương quan âm

5 Fischer (1993) 93 nước tương quan âm

6 Sarel (1996) 87 quốc gia

(1970 – 1990 ) mức ngưỡng là 8% 7 Michael Bruno và William Easter (1998) 31 nước

(1961 – 1994) tương quan âm

8 Khan và Senhadji (2001)

140 nước (1960-1998)

bình phương tối thiểu phi

tuyến 1-3%: các nước phát triển; 7-11%: các nước đang phát triển; 8-12% các nước. 9 Alexander Bick (2010) 40 nước (1960 – 2004) mơ hình ngưỡng của Hansen, có chế độ chặn có chế độ chặn: ngưỡng 19%; khơng có chế độ chặn: 12% 10 Lopez-Villavicencio và Mignon (2011) 44 nước (1961 – 2007) ước lượng chuyển tiếp trơn

dữ liệu bảng (PSTR) 1.23%: các nước phát triển; 14.54%: các nước mới nổi 11 Omay và Kan (2010) 6 nước công nghiệp (1972 – 2005 ) ước lượng chuyển tiếp trơn

dữ liệu bảng (PSTR)

STT Tác giả Dữ liệu Phương pháp nghiên cứu

Mối quan hệ lạm phát - tăng trưởng kinh tế

12 Vinayagathasan (2013)

32 nước châu Á (1980 –

2009)

mơ hình hồi quy ngưỡng dạng

bảng động mức ngưỡng là 5.43% 13 Seleteng, van Eyden

(2013)

102 nước (1960 – 2009)

ước lượng chuyển tiếp trơn dữ liệu

bảng (PSTR) mức ngưỡng là 10.5% 14 Baglan và Yoldas (2014) 92 nước (1975 – 2004)

ước lượng mơ hình chứa tham số semi linh loạt

dữ liệu bảng mức ngưỡng là 12% 15 Sử Đình Thành (2015) 5 nước (1980 – 2011 )

hồi quy chuyển tiếp trơn dữ liệu

bảng (PSTR)

mức ngưỡng là 7.84%

16 Celil, Esen, Bayrak (2016)

5 nước (1992 - 2013)

ước lượng mơ hình hồi quy ngưỡng dạng bảng động

mức ngưỡng là 7.97%

17 Raul, Trupkin (2016) 138 nước (1950 – 2009)

ước lượng hồi quy chuyển tiếp trơn dữ liệu bảng

(PSTR)

4.5%: các nước phát triển; 19.1%: các nước

đang phát triển.

18 Ahmad, Ly, Mark

(2016) 94 nước kỹ thuật ước lượng GMM, mơ hình ba chế độ chặn 5.6 đến 15.9%: lạm phát vừa phải

2.2.4 Một số nghiên cứu ở Việt Nam về mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng kinh tế: trưởng kinh tế:

2.2.4.1 Bài nghiên cứu của Hồ Thị Lam (2015):

Hồ Thị Lam (2015) với bài nghiên cứu “Hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Tác giả dựa trên các lý thuyết nền

Pesaran và các cộng sự (2001), kết quả tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát – tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn. Áp dụng mơ hình này ở Việt Nam, tác giả tìm được mức ngưỡng lạm phát của nước ta là 8%.

2.2.4.2 Bài nghiên cứu của Lê Thanh Tùng (2015):

Lê Thanh Tùng (2015) với bài nghiên cứu “Xác định điểm ngưỡng trong mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Asean”, dữ liệu tác giả

nghiên cứu là 9 quốc gia Asean (trừ Lào) giai đoạn 1990 – 2012. Tác giả áp dụng mơ hình ước lượng ngưỡng được xây dựng bởi Khan và Senhadji (2001) và tìm được mức ngưỡng lạm phát cho các quốc gia này là 4%.

2.2.4.3 Bài nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015):

Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015) với bài nghiên cứu “Lạm phát

và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam” sử dụng phương pháp tự hồi quy dựa trên hai nghiên cứu của Sarel

(1996) và Khan, Senhadji (2001) với mẫu dữ liệu nghiên cứu là 17 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam giai đoạn từ 2000 – 2012. Tác giả tìm được mức ngưỡng lạm phát cho các quốc gia này là từ 11% - 12%.

Qua phần trình bày về các nghiên cứu trước đây của các tác giả ở nước ngoài và ở Việt Nam, bằng nhiều phương pháp trên dữ liệu của nhiều nước, các tác giả đã tìm thấy mối quan hệ của lạm phát – tăng trưởng kinh tế là có tương quan chặt chẽ. Dù có nhiều kết quả khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có điểm chung là cùng tìm ra mức ngưỡng lạm phát cho các nước, chứng tỏ mối quan hệ lạm phát – tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ phi tuyến. Dưới mức ngưỡng đó, lạm phát có thể khơng tác động hoặc tương quan dương với tăng trưởng kinh tế, còn khi lạm phát trên mức ngưỡng, lạm phát thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Và các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mức ngưỡng của các nước phát triển thường thấp hơn mức ngưỡng của các nước đang phát triển.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu:

Ở phần triển khai thực hiện mơ hình nghiên cứu, kiểm tra và viết kết quả nghiên cứu, tác giả cụ thể hóa bằng những bước sau đây:

 Bước 1: Tác giả kiểm tra tính dừng của tất cả các biến trong mơ hình bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị thông qua kiểm định Levin, Lin và Chu (LLC) và kiểm định Im, Pesaran và Shin (IPS).

 Bước 2: Tác giả chạy mơ hình hồi quy hai ngưỡng, nếu mơ hình chỉ có một ngưỡng thì chạy tiếp mơ hình hồi quy một ngưỡng.

 Bước 3: Tác giả tạo biến giả dummy chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Dummy bằng 0 nếu lạm phát dưới mức ngưỡng tìm được và dummy bằng 1 nếu lạm phát trên mức ngưỡng tìm được. Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm tra tính vững của mơ hình ước lượng ngưỡng bằng kỹ thuật ước lượng GMM.

 Bước 4: Tác giả trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu tìm được.

3.2 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm:

Tác giả xem xét mơ hình đơn ngưỡng, với giá trị ngưỡng là γ, theo phương pháp của Hansen (1996, 1999, 2000) thì mơ hình hồi quy ngưỡng sẽ được xác định như sau:

Yit = µi + β’1xitI (qit ≤ ɤ) + β’2xitI (qit > ɤ) + eit (1)

Trong đó:

yit: Biến phụ thuộc đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng bình quân đầu người (viết tắt là gdpgr). Biến tỷ lệ tăng trưởng bình quân đầu người được tính bằng cách lấy sai phân bậc 1 của logarit GDP bình quân thực tế đầu người ở mức giá cố định (2011).

q𝑖𝑡: Biến ngưỡng đại diện là biến lạm phát (viết tắt là ip). Lạm phát được tính bằng cách lấy trung bình phần trăm thay đổi của CPI trong 1 năm.

I: là tác động của lạm phát lên tăng trưởng kinh tế nếu có ngưỡng.

X𝑖𝑡: nhóm biến kiểm sốt có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm:

+ Sản lượng ban đầu (viết tắt là outputgdp) được tính bằng cách lấy sai phân bậc 1 của logarit sản lượng dựa trên GDP tại mức ngang giá sức mua, cho phép so sánh năng lực sản xuất giữa các nước qua thời gian.

+ Tỷ lệ tăng trưởng việc làm (viết tắt là emp) được tính bằng cách lấy sai phân bậc 1 của logarit của số lượng người có việc. Theo định nghĩa của Penn World Table 9.0 số lượng người có việc là những người từ 15 tuổi trở lên có tham gia làm việc trong tuần từ 1 giờ đến 1 tuần hoặc khơng làm việc nhưng có cơng việc kinh doanh.

+ Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư (viết tắt là inv) được tính bằng cách lấy sai phân bậc 1 của logarit tỷ lệ đầu tư/GDP tại mức ngang giá sức mua, cho phép so sánh năng lực sản xuất giữa các nước qua thời gian.

+ Tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch (viết tắt là tot) được tính bằng cách lấy sai phân bậc 1 của logarit (giá trị xuất khẩu/giá trị nhập khẩu).

+ Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu Chính phủ (viết tắt là gov) được tính bằng cách lấy sai phân bậc 1 của logarit tỷ lệ chi tiêu Chính phủ/GDP tại mức ngang giá sức mua, cho phép so sánh năng lực sản xuất giữa các nước qua thời gian.

µ𝑖: đại diện cho các hiệu ứng tác động cố định của mơ hình.

e𝑖𝑡: Sai số e𝑖𝑡 được giả định là độc lập và có phân phối độc lập ngẫu nhiên đồng nhất với trung bình bằng 0 và phương sai khơng đổi 𝜎2 (e𝑖𝑡~iid(0, 𝜎2)).

i: đại diện cho các quốc gia. t: đại diện cho thời gian.

Khi đó, giá trị ngưỡng γ sẽ được phát hiện thông qua việc xác định tổng sai số bình phương nhỏ nhất của kết quả ước lượng phương trình (1), trong đó I(.) sẽ nhận giá

trị là 1 nếu các điều kiện trong dấu ngoặc được thỏa mãn. Giá trị tổng sai số bình phương được tính tốn như sau:

S1 (γ) = 𝒆̂*(γ) 𝒆̂*(γ) = Y*’(Y – X*( γ)(X*( γ) X*( γ))-1 X*( γ))Y* (2)

Khi đó, giá trị ngưỡng tối ưu chính là giá trị ước lượng bình phương bé nhất của γ, nghĩa là: ˆ arg minS1( )

Một khi giá trị ngưỡng tiềm năng đã được phát hiện, bước tiếp theo cần phải xác định xem giá trị ngưỡng này có ý nghĩa thống kê hay khơng. Từ phương trình (1), việc kiểm định hiệu ứng không ngưỡng thông qua việc kiểm định Likelihood-Ratio (LR) với giả thuyết H0: γ1t = γ2t với t = 1,2,3....... Kiểm định LR dựa vào:

𝑳𝑹𝟏 (𝜸) = (𝑳𝑹𝟏 (𝜸)−𝑳𝑹𝟏 (𝜸 ̂ ))

𝝈 ̂𝟐

Tuy nhiên, Hansen (1996, 1999, 2000) cho rằng trong điều kiện phi tuyến (chưa biết 𝛾), vấn đề nhiễu tham số làm cho phân phối ước lượng 𝛾 khơng chuẩn. Do đó,

Hansen (1996) đề xuất phương pháp Bootstrap để mô phỏng phân phối tiệm cận chuẩn để xác định được các giá trị thống kê p – value của kiểm định. Chọn mẫu Bootstrap sẽ xác định đúng đắn hơn giá trị tiệm cận của thống kê p. Khi đó giả thuyết Ho sẽ là Ho = γ = γ0 (γ là giá trị thực của γ0). Một khi hiệu ứng ngưỡng tồn tại thì ước lượng ngưỡng γ sẽ có giá trị thực tế là γ0 và thống kê LR sẽ được xác định như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu á (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)