Kết quả hồi quy ngưỡng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu á (Trang 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả hồi quy ngưỡng:

Thực hiện ước lượng mơ hình hồi quy 2 ngưỡng trên phần mềm Stata 14 bằng kỹ thuật ước lượng hồi quy OLS và quy trình bootstrap 500 lần để tính tốn được giá trị thống kê F và p – value để phát hiện sự tồn tại của ngưỡng. Kết quả cho thấy, đối với sự tồn tại một ngưỡng, giá trị p – value = 0.034 nhỏ hơn mức ý nghĩa α là 5%. Do đó, ta có thể nói rằng mơ hình có ít nhất một ngưỡng. Đối với sự tồn tại 2 ngưỡng, giá trị p – value = 0.148 lớn hơn mọi mức ý nghĩa α, do đó ta bác bỏ giả thiết có sự tồn tại hai

ngưỡng. Như vậy, các biến dữ liệu trong luận văn chỉ có một ngưỡng. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng 4.2 và 4.3.

Bảng 4.2 Kết quả hồi quy ngưỡng.

Threshold test (bootstrap = 500 500)

Threshold Fstat p - value Critical value 10% 5% 1%

1 ngưỡng 10.53 0.0340 7.2113 9.0383 12.901 2 ngưỡng 8.54 0.1480 11.221 17.45 29.091

(Nguồn: tính tốn của tác giả từ Stata 14)

Bảng 4.3 Kết quả các giá trị ngưỡng.

Threshold Giá trị ngưỡng Khoảng tin cậy

Th - 1 2.5050 2.1797 2.5257

Th - 21 2.6772 2.5600 2.6946

Th - 22 2.6946 2.6772 2.7393

(Nguồn: tính tốn của tác giả từ Stata 14)

Tại bảng 4.3, tác giả cũng tìm được giá trị ngưỡng là 2.5050 khi hồi quy mơ hình 1 ngưỡng (hàm semi-log của lạm phát). Khi đó, tác giả chuyển giá trị semip này về giá trị lạm phát ban đầu là xấp xỉ ở mức lạm phát là 12.24% (semip = 2.5050 => ip = e^2.5050 = 12.2435589658, tác giả lấy giá trị gần đúng là 12.24).

Bảng 4.4: Tương quan giữa tăng trưởng kinh tế với các biến kiểm sốt trong mơ hình. Biến Viết tắt Hệ số tương quan Sai số chuẩn Thống kê t p-value

Sản lượng ban đầu outputgdp 0.2119077 0.0263 8.05 0.000*** Tỷ lệ tăng trưởng việc

làm emp -0.0737992 0.0605 -1.22 0.223

Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư inv 0.0928566 0.0133 6.97 0.000*** Tỷ lệ tăng trưởng mậu

dịch tot -0.0125921 0.03 -0.42 0.675

Tỷ lệ tăng trưởng chi

tiêu Chính phủ gov -0.0580462 0.0193 -3.01 0.003*** Tác động của lạm phát

khi ở dưới ngưỡng semip 0.0002982 0.0008 0.37 0.715 Tác động của lạm phát

khi ở trên ngưỡng semip -0.0040976 0.0013 -3.19 0.002***

Lưu ý: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%.

(Nguồn: tính tốn của tác giả trong phần mềm Stata 14).

Đối với tác động của ngưỡng lạm phát với tăng trưởng kinh tế, ta thấy mối tương quan dương giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở hệ số hồi quy là 0.0002982 nhưng điều này lại khơng có ý nghĩa thống kê vì giá trị p – value bằng 0.715 lớn hơn mọi mức ý nghĩa α, điều này có nghĩa là luận văn chưa tìm được tác động rõ ràng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế khi lạm phát ở dưới mức ngưỡng ở dữ liệu của 10 quốc gia

đang phát triển. Còn khi lạm phát ở trên mức ngưỡng, tác động này là nghịch biến rõ ràng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này tương tự như kết quả của Sử Đình Thành (2015) khi tìm ngưỡng lạm phát cho 5 nước Asean. Tác giả cũng tìm thấy khi lạm phát dưới ngưỡng tác động này là dương nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên tác động này là tiêu cực mạnh mẽ khi lạm phát ở trên mức ngưỡng. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu. Nhưng mức ngưỡng lạm phát mà luận văn tìm được là 12.24% cao hơn mức ngưỡng lạm phát là 7.84% mà Sử Đình Thành (2015) tìm được. Mức ngưỡng lạm phát luận văn tìm được cũng cao hơn mức ngưỡng lạm phát mà Vinayagathasan (2013) nghiên cứu ở 32 nước châu Á phát hiện là 5.43%, mức ngưỡng lạm phát là 8% của 87 quốc gia tìm được bởi Sarel (1996), nghiên cứu của Celil Aydin, 𝑂̈mer Esen, Metin Bayrak (2016)

tìm được mức ngưỡng là 7.97%.

Kết quả điểm ngưỡng lạm phát là 12.24% của luận văn cũng thấp hơn so với các bằng chứng thực nghiệm mà các tác giả sau tìm được như: Seleteng, M., Bittencourt, M., & van Eyden, R. (2013) tìm thấy mức ngưỡng 18.9%, Raul Ibarra và Danilo R. Trupkin (2016) phát hiện mức ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 19.1%. Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau về dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận văn và của các nhà nghiên cứu trên.

Tuy nhiên, bên cạnh những khác biệt về điểm ngưỡng lạm phát mà luận văn tìm được với các nghiên cứu ở trên thì kết quả ngưỡng lạm phát 12.24% này cũng có tính phù hợp với các kết quả mức ngưỡng lạm phát là 12% được tìm thấy bởi Khan và Senhadji (2001), mức ngưỡng lạm phát là 12.3% của Bick (2010), mức ngưỡng lạm phát là 10.2% - 14.5% được phát hiện bởi Lopez-Villavicencio và Mignon (2011), mức ngưỡng lạm phát là 10% - 12.95% được xác định bởi Eggoh và Khan (2014), mức ngưỡng lạm phát là 12% của 92 nước khu vực châu Á được nghiên cứu bởi Baglan và Yoldas (2014), nghiên cứu của Ahmad Zubaidi Baharumshah, Ly Slesman, Mark E.

Wohar (2016) tìm ra bằng chứng thực nghiệm về lạm phát vừa phải nên nằm trong khoảng từ 5.6 đến 15.9%.

Đối với mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến kiểm soát, luận văn cũng tìm được một số bằng chứng thực nghiệm nhất định. Tác giả tìm thấy mối tương quan dương giữa sản lượng ban đầu và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các quốc gia qua các thời kỳ, kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số tương quan của biến tỷ lệ tăng trưởng đầu tư cũng là mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa là 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả tìm được của Sử Đình Thành (2015) và phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu. Theo Sử Đình Thành (2015) thì điều này đã được dự báo trong mơ hình tăng trưởng Solow và tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ở một số nghiên cứu như Khan và Senhadji (2001), Lopez-Villavicencio và Mignon (2011), Vinayagathasan (2013).

Luận văn tìm được bằng chứng cho thấy biến tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của Chính phủ có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này có điểm khác so với kỳ vọng dấu ban đầu là khơng có tác động rõ ràng. Sử Đình Thành (2012) có nêu hai khía cạnh của mối quan hệ chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: “Ngân sách càng lớn thì gánh nặng tài chính áp đặt lên nền kinh tế càng lớn và khu vực tư sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn chính phủ, nền kinh tế trở nên đánh đổi giữa hai khu vực.” Thật vậy, hiện tượng chèn lấn đầu tư cũng giải thích thêm

về quan điểm này. Khi chi tiêu cơng của chính phủ tăng lên thì có hiện tượng khu vực đầu tư công chèn lấn sang khu vực đầu tư tư nhân làm khu vực này thu hẹp lại. Tuy nhiên, việc đầu tư của chính phủ thường không mang lại hiệu quả cao như khu vực tư nhân dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng đầu tư của tồn xã hội sụt giảm, từ đó tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cũng bị sụt giảm. Tuy trong các lý thuyết không nêu lên mối quan hệ rõ ràng giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế nhưng các nhà kinh tế học đều thống nhất với nhau rằng việc chính phủ gia tăng hay cắt giảm chi tiêu cơng đều ảnh hưởng

đến tăng trưởng kinh tế. Luận văn cũng tìm được kết quả thực nghiệm hỗ trợ các lý thuyết và luận điểm trên. Tuy nhiên, kết quả hồi quy biến tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu chính phủ của luận văn khác biệt so với kết quả bài nghiên cứu của Sử Đình Thành (2015). Trong nghiên cứu của Sử Đình Thành (2015), tác giả khơng tìm ra mối liên hệ cụ thể nào giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu chính phủ.

Đối với các biến kiểm sốt cịn lại như tỷ lệ tăng trưởng việc làm, tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch, kết quả hồi quy không đưa ra được mối tương quan rõ ràng nào giữa các biến này và tăng trưởng kinh tế vì giá trị p – value của các biến này đều lớn hơn mọi mức ý nghĩa α, do đó khơng có ý nghĩa thống kê. So sánh kết quả này với nghiên cứu của Sử Đình Thành (2015) tác giả nhận thấy có điểm giống nhau và điểm khác nhau, giống ở mối quan hệ giữa biến tỷ lệ tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế là khơng có tương quan, khác ở mối quan hệ tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch và tăng trưởng kinh tế, Sử Đình Thành (2015) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm là mối tương quan dương giữa hai biến này với mức ý nghĩa thống kê 1%.

4.4 Kết quả kiểm định giá trị ngưỡng tìm được bằng phương pháp hồi quy GMM: GMM:

Tác giả tạo biến giả dummy chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Dummy bằng 0 nếu lạm phát dưới mức ngưỡng 2.5050 và dummy bằng 1 nếu lạm phát trên mức ngưỡng này. Tác giả thực hiện kiểm tra tính vững của mơ hình bằng kỹ thuật ước lượng GMM trên phần mềm Stata 14. Kết quả luận văn tìm được giá trị Arelano – Bond test AR (2) bằng 0.189 lớn hơn mức 0.05 và giá trị kiểm định Sargan có Prob > chi2 = 0.827 lớn hơn mức 0.1 cho thấy giá trị ngưỡng mà luận văn đã tìm thấy là thích hợp.

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy bằng GMM.

Biến Viết tắt GMM-IV

Coef p-value

Sản lượng ban đầu outputgdp 0.3196312 0.000***

Tỷ lệ tăng trưởng việc làm emp -0.0909067 0.174

Tỷ lệ tăng trưởng đầu tư inv 0.066928 0.000***

Tỷ lệ tăng trưởng mậu dịch tot 0.0071534 0.831

Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu

Chính phủ gov -0.0276796 0.158

Biến giả dummy -0.0112195 0.008***

Kiểm định AR(2) 0.189

Kiểm định Sargan 0.827

Lưu ý: *** mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

“Nhiệm vụ kết hợp được sự thịnh vượng với ổn định giá vẫn còn là một vấn đề lớn chưa giải quyết được của những thành tựu kinh tế từ trước tới nay. Chúng ta phải tìm ra một sự nhân nhượng thỏa đáng mang lại một bên là tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp mà chúng ta có thể tự hào được, cịn bên kia là diễn biến về giá mà chúng ta cũng có thể hài lịng” (Arthur M. Okun, Kinh tế chính trị về sự thịnh vượng. Norton,

New Yord, 1970, trang 130). Thật vậy, điều hành các chính sách kinh tế vĩ mơ của một nền kinh tế là không hề đơn giản. Chúng ta muốn giàu có, thịnh vượng nhưng lại không phải trả giá đắt hay sao? Luận văn đã thu thập dữ liệu 10 quốc gia đang phát triển khu vực châu Á giai đoạn 1981 – 2014, sử dụng mơ hình hồi quy ngưỡng hiệu ứng cố định chạy trên phần mềm Stata 14 với mong muốn tác giả tìm được mối quan hệ phi tuyến của lạm phát – tăng trưởng kinh tế đồng thời tìm được điểm ngưỡng mà khi lạm phát ở dưới mức này khơng có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế nhưng khi lạm phát trên mức này thì tác động kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Luận văn đã tìm được trên dữ liệu thu thập có một điểm ngưỡng lạm phát có giá trị là 12.24% cho 10 quốc gia đang phát triển khu vực châu Á giai đoạn 1981 – 2014. Tác giả khơng tìm được mối tương quan cụ thể rõ ràng khi lạm phát ở dưới mức này nhưng khi lạm phát trên mức này, nó thực sự tác động nghịch biến với tăng trưởng kinh tế, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm được bằng chứng về mối tương quan dương giữa tăng trưởng kinh tế và sản lượng ban đầu, mối tương quan dương giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng đầu tư và mối tương quan âm giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu chính phủ. Đóng góp của luận văn là bổ sung thêm những tài liệu tham khảo về ngưỡng lạm phát cho các nhà hoạch định chính sách có số liệu cụ thể trong điều hành, hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Từ những kết quả thu được, tác giả cũng đưa ra gợi ý chính sách đối với Chính phủ của các quốc gia. Đó là khơng nên kiềm chế lạm phát ở mức quá thấp. Để đạt được tốc độ

tăng trưởng khá, các quốc gia cần xem xét duy trì mức lạm phát dưới mức ngưỡng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Từ các cơ sở lý thuyết của kinh tế học về lạm phát, các mơ hình tăng trưởng kinh tế, các lý thuyết nêu lên mối quan hệ của lạm phát – tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu của các nhà kinh tế học nhằm đưa ra những bằng chứng cụ thể về mối quan hệ này, chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế không phải bao giờ cũng là xấu, là tiêu cực. Đây là những mặt khác nhau của cùng một vấn đề mn thuở. Đó là làm sao vừa điều hành các chiến lược hoạch định tăng trưởng kinh tế vừa giữ lạm phát ở mức vừa phải, ổn định. Khi lạm phát được duy trì ở một mức độ hợp lý dường như trở nên có lợi cho nền kinh tế. Trên thế giới hiện nay, các ngân hàng trung ương có xu hướng quyết định chính sách tiền tệ chuyển hướng sang lượng hóa mục tiêu lạm phát. Thực tế đã cho thấy các quốc gia này đã có sự thành cơng đáng kể như New Zealand, Canada, khối các quốc gia EU. Vì thế, tác giả có mong muốn các nhà hoạch định chính sách của nước ta nên áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu này vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho nền kinh tế. Nhưng trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu này khơng hề đơn giản. Bởi vì nhân tố chính của chính sách lạm phát mục tiêu này là sự độc lập của các ngân hàng trung ương nhằm đảm bảo thực hiện “chính sách tiền tệ đơn

mục tiêu”, bảo đảm tính cơng khai minh bạch trong việc duy trì thực hiện mục tiêu

này. Một vấn đề quan trọng khác là lượng hóa mục tiêu lạm phát. Con số này cụ thể là bao nhiêu cần có những nghiên cứu định lượng áp dụng vào trường hợp cụ thể tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn nhắc đến vấn đề nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Chính phủ của các nước cần cân nhắc lựa chọn đối tượng đầu tư, tăng cường hoạt động giám sát để tăng cường hiệu quả của việc đầu tư đồng thời tránh gây sức ép lên tỷ lệ lạm phát. Thực tế và các tài liệu cũng cho thấy khu vực đầu tư cơng của Chính phủ khơng hiệu quả bằng khối khu vực đầu tư tư nhân. Vì vậy, muốn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, Chính phủ cần khắc phục những yếu kém, tính thiếu hiệu quả

trong các hoạt động đầu tư cơng. Ngồi ra, Chính phủ cần tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, lý thuyết tăng trưởng nội sinh cũng đề cập đến một vấn đề rất có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong mơ hình này, biến nguồn nhân lực là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc phát triển bền vững của đất nước. Một quốc gia muốn trở nên giàu mạnh, ngoài những điều kiện cơ bản để phát triển thì điều kiện tiên quyết để quyết định sự thành cơng vận mệnh quốc gia chính là yếu tố con người. Thay vì bất chấp mọi thứ để đạt được tăng trưởng, các quốc gia trình độ phát triển còn thấp nên tập trung phát triển từ nội lực thực sự của quốc gia. Bằng nhiều phương pháp, sự học hỏi kinh nghiệm, các quốc gia nên tập trung đầu tư, định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục – đào tạo cho nguồn nhân lực của nước nhà. Việc đầu tư đúng mức cho giáo dục cả về vốn và phương pháp sẽ tạo tiền đề phát triển vững chắc. Sự phát triển giáo dục thường sẽ đi đôi với phát triển khoa học – công nghệ. Đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu ứng ngưỡng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm của 10 nước đang phát triển khu vực châu á (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)