hàng
1.3.1.Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Nói cách khác, ngân hàng khơng có vốn thì khơng thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh. Bởi lẽ, với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà cịn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán ( thị trường vốn dài hạn). Những ngân hàng trường vốn là những ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Do đó, ngồi vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định, thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
1.3.2.Vốn quyết định quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động khác
của ngân hàng
Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thơng thường, nếu so với các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay cũng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn cho vay được tại thị trường trong vùng thậm chí trong nước và cả quốc tế, thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp, mà chủ yếu trong từng khu vực nhỏ. Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động về lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trong xã hội. Giả sử trên địa bàn nhu cầu về vốn rất lớn, mà ngân hàng khơng huy động được thì khơng thể đáp ứng được nhu cầu cho vay. Nếu khả năng vốn của ngân hàng đó dồi dào, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay, có đủ điều kiện mở rộng thị trường tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, càng khẳng định rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.3.3.Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng trên thương trường.
Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mơ hoạt động địi hỏi các ngân hàng phải coi uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng
thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín, vừa nâng cao thanh thế trên thương trường.
1.3.4.Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Thực tế đã chứng minh: quy mơ, trình độ nghiệp vụ, phương diện kỹ thuật hiện đại của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mơ, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh. Đây cũng là điều kiện để bổ sung thêm vốn tự có của ngân hàng, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của ngân hàng trên mọi lĩnh vực.
Hơn nữa, vốn lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, khơng chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, dịch vụ thuê mua (leasing), mua bán nợ (factoring), kinh doanh trên thị trường chứng khốn, góp phần phân tán rủi ro và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường...
1.4.Bài học kinh nghiệm về công tác huy động vốn của các ngân hàng trong
khu vực và ngân hàng Việt Nam
1.4.1.Kinh nghiệm ở một số ngân hàng thương mại quốc tế
Ngân hàng Standard Chartered là một ngân hàng quốc tế với hơn 150 chi nhánh hoạt động trên địa bàn rộng khắp từ châu Á, Trung Đông đến châu Phi. Với tư cách là một đơn vị thành viên của tập đoàn, Ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam) cũng học được các bài học kinh nghiệm về việc huy động vốn của các chi nhánh ở các quốc gia khác.
Tại Singapore (là nơi đặt văn phòng của khu vực Đông Nam Á): hệ thống ngân hàng tại Singapore tương đối phát triển và cạnh tranh với số lượng các ngân hàng vừa phải. Hệ thống ngân hàng bán lẻ tại Singapore bao gồm 3 ngân hàng nội địa và chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài nổi tiếng (HSBC, Standard Chartered, Citibank, ANZ, Maybank, American Express). Sản phẩm huy động của hệ thống Ngân hàng tại Singapore là tương đối đa dạng và đầy đủ (huy động khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tích luỹ định kỳ, đầu tư) nên các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh với nhau thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như gia tăng thêm tiện ích cho khách hàng (giao dịch trực tuyến, khuyến mãi chi tiêu tại các đơn vị liên kết). Ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam) hiện cũng đang nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác thông qua 2 tiêu chí: nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng tiện ích.
Tại Malaysia: hệ thống ngân hàng tại Malaysia cũng tương tự như tại
Singapore, tương đối phát triển và cạnh tranh cao. Hệ thống Ngân hàng bán lẻ tại Malaysia cũng bao gồm 4 ngân hàng nội địa (Maybank, CIMB, Public Bank, Hong Leong) và chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài nổi tiếng. Ngoài ra, do đặc điểm là quốc gia Hồi giáo nên tại Malaysia cịn có 1 hệ thống ngân hàng chuyên phục vụ cho khách hàng hồi giáo (Muslim banking). Khả năng nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng cũng chủ yếu được thúc đầy thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp gói sản phẩm hồn chỉnh cho khách hàng (gói sản phẩm bao gồm các sản phẩm tiền gửi và vay kết hợp). Ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam) cũng đang dần phát triển hệ thống sản phẩm thông qua việc bán chéo sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm mà 1 khách hàng sử dụng bình quân lên trên 3 sản phẩm, đáp ứng được cả nhu cầu tiền gửi, tiền vay và chuyển tiền của khách hàng.
Tại Ấn Độ: đặc điểm là dân số đông, khách hàng chủ yếu quan tâm đến lãi suất tiền gửi cao và khả năng rút tiền dễ dàng. Ngân hàng Standard Chartered có thể học tập kinh nghiệm từ ngân hàng của mình tại Ấn Độ bằng cách mở thêm các chi nhánh, qua đó tăng cường khả năng tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Hiện Ngân
hàng Standard Chartered (Việt Nam) đang nghiên cứu mở rộng địa bàn hoạt động tại Tp. HCM và các tỉnh thành chính của cả nước.
Tại Anh (nơi đặt trụ sở chính của Standard Chartered): các ngân hàng thường
cung cấp sản phẩm tiền gửi đa năng kết hợp cả chức năng của tài khoản thanh toán và tài khoản tiền gửi. Đi kèm với tài khoản này là thẻ ATM tiện dụng để khách hàng có thể tận dụng tối đa các tính năng của sản phẩm Ngân hàng. Ngân hàng Standard Chartered (Việt Nam) hiện cũng áp dụng chính sách này cho sản phẩm huy động không kỳ hạn của khách hàng cá nhân: tài khoản thanh toán của khách hàng được gắn liền với 1 thẻ ATM và được hưởng lãi suất không kỳ hạn cao nhất (bằng với trần huy động lãi suất không kỳ hạn). Điều này giúp Ngân hàng tăng cường khả năng huy động nguồn vốn không kỳ hạn.
Ở hầu hết các nước phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong
lĩnh vực ngân hàng đã hình thành nhiều dịch vụ ngân hàng tiện ích như tại Anh, Mỹ, Nhật, Canada...đặt các máy thanh toán (EFTPOS) tại những điểm bán hàng lớn như: trạm xăng dầu, siêu thị...cho phép khách hàng có thể thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện hàng hố, dịch vụ thơng qua hệ thống điện tử. Như vậy, sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhất là các dịch vụ ngân hàng tại nhà đã mang đến cho khách hàng những lợi ích như: có thể giao dịch với ngân hàng mọi nơi, mọi lúc một cách thường xuyên, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả...
1.4.2.Bài học vận dụng đối với Việt Nam
Việt Nam được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới. Trình độ dân trí cao khơng nhiều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Hệ thống ngân hàng thương mại còn đang trong giai đoạn phát triển các dịch vụ truyền thống là chủ yếu và từng bước làm quen với các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, theo xu thế chung, đến khi cơ sở hạ tầng đủ tốt, nhận thức của người dân nâng cao và cùng với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh thì các ngân hàng thương mại Việt Nam cần đầu tư trang thiết bị với công nghệ hiện đại, xây dựng danh mục sản phẩm phong phú…nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng làm tăng sự gắn bó giữa
ngân hàng với khách hàng, khiến ngân hàng trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần phải thường xuyên đổi mới và hồn thiện chính mình. Chủ động mở rộng và đa dạng hố các hình thức huy động. Chủ động tìm kiếm khách hàng giúp mở rộng doanh số cho vay. Ngoài ra các ngân hàng thương mại cũng cần phát triển các loại sản phẩm dịch vụ khác, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là phải nâng cao chất lượng phục vụ trong các giao dịch nhận, gửi, chi trả, thanh toán nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng.