Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 46)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.1 Đánh giá thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Qua 13 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có được những bước tiến lớn, vững vàng với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho việc phát triển kinh tế đất nước, tăng trưởng về quy mô, thu hút sự quan tâm của công chúng đầu tư đối với TTCK, mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức.

2.1.1 Hệ thống pháp luật

Sự ra đời của Luật Chứng khoán năm 2007 được coi là cơ sở pháp lý cho TTCK Việt Nam vận hành được an tồn, cơng bằng, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT.

Trải qua 13 năm thành lập và phát triển, so với tiềm năng phát triển của nền kinh tế, xu hướng hội nhập quốc tế thì quy mơ TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Chính phủ là trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Diễn biến thị trường còn nhiều phức tạp, cơng tác tạo hàng cịn gặp nhiều khó khăn; số lượng cơng ty niêm yết và NĐT có tổ chức cịn hạn chế; cơng bố thơng tin trên TTCK cịn chưa minh bạch,… Để thực hiện Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020, hệ thống pháp luật về chứng khốn và TTCK khơng ngừng được Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN hồn thiện và ban hành mới cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, Ngày 06/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” với mục tiêu tái cấu trúc toàn diện TTCK và các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm từng bước nâng cao vai trị, vị trí của TTCK và bảo hiểm; phấn đấu tới năm 2020 đưa thị trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền

39

tín dụng. Để hỗ trợ việc triển khai đề án này, một loạt các Nghị định, Thông tư mới được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành như Thơng tư số 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Chứng khốn sửa đổi, Thơng tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK, Thông tư 121/2012/TT-BTC hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, Thông tư số 213/2012/TT-BTC về hướng dẫn hoạt động của NĐTNN trên TTCK Việt Nam; Thông tư số 147/2012/TT-BTC ban hành quy chế hành nghề chứng khốn, Thơng tư số 13/2013/TT-BTC về giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK…Các văn bản trên được ban hành đã góp phần điều chỉnh hoạt động của TTCK, nâng cao tính ổn định, minh bạch cho thị trường, tạo được lòng tin cho NĐT, đặc biệt đối với NĐTNN. Điều này càng có ý nghĩa khi mà cơng cuộc tái cấu trúc tồn bộ TTCK Việt Nam đang vào giai đoạn quan trọng.

2.1.2 Quy mơ và hàng hóa trên thị trường chứng khốn

Quy mơ thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trị là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, giá trị vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mơ thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 40% vào năm 2007. Tổng giá trị vốn hóa TTCK năm 2012 đạt trên 741 nghìn tỷ đồng (bằng 26% GDP) tăng 1,5 lần so với năm 2007, trong đó mức vốn hóa trên sàn HOSE đạt trên 88% (xem Phụ lục 01).

Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 cơng ty cổ phần thực hiện việc chào bán với hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 NHTM đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động đạt gần 19 nghìn tỷ đồng. TTCK năm 2012 chịu tác động từ bối cảnh vĩ mô của đất nước cũng như những bất ổn của kinh tế thế giới nên tổng mức huy động vốn của TTCK qua phát hành cổ phiếu trong năm chỉ đạt gần 11 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 1/5 so với năm 2010.

40

Nguồn: StoxPlus

Biểu đồ 2.1- Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu năm 2007 - 2012 2.1.3 Niêm yết và giao dịch chứng khoán

Trong năm 2000 chỉ với 02 công ty niêm yết khi TTGDCK TP.HCM đi vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VNIndex liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm lắng của TTCK Việt Nam. Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2012, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch là 712 (tăng gần 3 lần so với năm 2007).

TTCK đã có sự tăng trưởng khơng chỉ về quy mơ niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Năm 2012, giá trị giao dịch bình quân/ngày trên HOSE đạt 881,5 tỷ đồng/phiên, cao hơn 36% so với năm 2011. Tuy nhiên, so với năm 2010 thì giá trị giao dịch chỉ bằng 58%. Trong khi đó, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt 56,1 triệu cổ phiếu. Thanh khoản cải thiện rất lớn so với mức bình quân 33,7 triệu cổ phiếu/ngày năm 2011. HNX có sự cải thiện cả về thanh khoản theo khối lượng và giá trị giao dịch bình qn/ngày. Cụ thể, bình qn có 48,2 triệu cổ phiếu được trao tay/phiên năm 2012, tăng 51% so với 2011. Trong khi đó, giá trị

41

tỷ đồng/phiên. Điều đáng lưu ý là số lượng doanh nghiệp niêm yết cuối năm 2012 là 398, không tăng nhiều so với 385 doanh nghiệp cuối năm 2011.

Tính đến nay cả thị trường đã có trên 1,25 triệu tài khoản giao dịch của NĐT được mở tại các CTCK (tăng gấp 4 lần so với năm 2007), trong đó chủ yếu là NĐT trong nước, chiếm 87% số lượng tài khoản được mở. Số lượng tài khoản của NĐTNN đạt hơn 16.000 (tăng gấp đôi so với năm 2007), đã thể hiện sự quan tâm và tham gia đầu tư của NĐTNN trên TTCK Việt Nam.

Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong 10 năm gần đây. Quy mô thị trường tăng từ mức 2,82% GDP năm 2001 lên mức 19% GDP năm 2011, trong đó TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm 14,8% GDP và trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 4,12% GDP. Nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần. Trên thị trường sơ cấp, tính đến cuối tháng 12/2012 đã huy động đạt gần 160 nghìn tỷ đồng (tăng gần 2 lần so với cả năm 2011 và 22 lần so với năm 2008), vượt chỉ tiêu kế hoạch huy động điều chỉnh năm 2012 là 135.000 tỷ đồng (xem Biểu

đồ 2.2). Lãi suất trúng thầu giảm so với năm 2011 và thấp hơn lãi suất huy động

trên thị trường tiền tệ từ 1% - 2%.

Trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch "nhộn nhịp" hơn so với thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 842 tỷ đồng/phiên, gấp 2,3 lần so với bình quân phiên năm 2011. Giá trị giao dịch trên thị trường TPCP đạt 189.086 tỷ đồng tính đến thời điểm đầu tháng 12/2012. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khu vực cung cấp phần lớn các nguồn vốn cho đầu tư của nền kinh tế và cũng là nguồn cầu chủ yếu đối với trái phiếu. Mục tiêu chủ yếu mua trái phiếu, đặc biệt với TPCP của các NHTM là để đảm bảo khả năng thanh khoản và làm công cụ trong giao dịch với NHNN. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 24 NHTM và 29 CTCK là thành viên của thị trường TPCP.

42

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Biểu đồ 2.2 - Giá trị đấu thầu trái phiếu Chính Phủ 2.1.4 Nhiều cải tiến trong cơ chế giao dịch

Trong năm 2012, nhiều cải tiến được áp dụng trong cơ chế giao dịch và thanh toán. Từ ngày 26/3/2012, HNX áp dụng cách tính giá tham chiếu mới cho cổ phiếu trên thị trường niêm yết, cho phép giao dịch lô lẻ (chứng khốn có khối lượng từ 1 đến 99 cổ phiếu) trên hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của HNX thơng qua hình thức thỏa thuận. Sau 3 tháng thử nghiệm, từ ngày 6/6/2012 việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều tại hai SGDCK. Từ ngày 2/7/2012, lệnh thị trường - một công cụ được xem là khá hiệu quả trong việc làm tăng hiệu quả đặt lệnh cho NĐT và tăng thanh khoản cho thị trường, sẽ chính thức áp dụng tại HSX. Bên cạnh đó, một cải tiến được xem là mạnh mẽ nhất trong cơ chế giao dịch là quy trình thanh toán chứng khoán được rút ngắn từ 15 giờ ngày T+3 xuống 9 giờ sáng ngày T+3, giúp NĐT đã được bán chứng khốn vào ngày T+3 thay vì T+4 như 12 năm trước đó.

2.1.5 Cơ chế quản lý, giám sát trên thị trường chứng khoán

Theo báo cáo tổng kết của UBCKNN cho thấy năm 2012 là năm đầy khó khăn của TTCK: tồn thị trường hiện có 105 CTCK, với tổng số 125 chi nhánh, 70 phòng giao dịch, giảm 20 chi nhánh và 11 phòng giao dịch so với năm 2011; trên 50% số CTCK bị lỗ và trên 70% CTCK có lỗ lũy kế; 11 CTCK đã bị đặt vào diện

43

CTCK rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, 2 CTCK rút nghiệp vụ tự doanh, 3 CTCK bị đình chỉ hoạt động và 4 CTCK bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khốn. Số lượng cơng ty niêm yết bị hủy niêm yết trong năm 2012 lên đến 21 công ty do kết quả kinh doanh không đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết hoặc vi phạm chế độ công bố thông tin. Đây là số lượng công ty bị hủy niêm yết cao chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)