Về mơ hình tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 76)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

3.1 Những giải pháp chính

3.1.1 Về mơ hình tổ chức hoạt động

Qua tham khảo mơ hình QĐT chứng khốn của các nước, có thể thấy rằng: Đối với các nước có TTCK lâu đời như Mỹ, Nhật, do hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ nên cả hai mơ hình quỹ là quỹ dạng hợp đồng và quỹ dạng cơng ty đều hình thành từ ban đầu. Việc áp dụng cả hai mơ hình này đã góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các QĐT chứng khốn một cách linh hoạt, nâng cao tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính trung gian trong việc cung cấp cho NĐT các sản phẩm đầu tư đa dạng, tạo ra sự thích ứng với sự biến động khơng ngừng của thị trường tài chính. Đối với các nước có TTCK mới nổi, như Thái Lan, Singapore, Hongkong, Đài Loan, do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, các quỹ đầu tư chứng khốn hầu hết hình thành theo mơ hình quỹ dạng hợp đồng và chỉ chuyển sang kết hợp phát triển đồng thời mơ hình cơng ty khi thị trường đã phát triển tới một mức độ nhất định.

Theo Luật Chứng khoán quy định quỹ đại chúng bao gồm hai hình thức là quỹ đóng và quỹ mở và chỉ tồn tại dưới hình thức quỹ hợp đồng. Trong giai đoạn hiện nay, quỹ mở tồn tại dưới hình thức quỹ hợp đồng là phù hợp khi mà hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hồn thiện, quy mơ TTCK còn nhỏ. Tuy nhiên, để hệ thống ngành quỹ của Việt Nam phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các QĐT chứng khoán một cách linh hoạt, nâng cao tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính trung gian, vì vậy nên cho phép thành lập quỹ mở dưới cả hai hình thức dạng hợp đồng và dạng cơng ty. Việc hình thành quỹ mở dưới cả hai hình thức cần có một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ và được thực hiện theo một lộ tình cụ thể.

74

- Cơ chế hoạt động đối với quỹ mở dạng hợp đồng: sau khi huy động vốn thành công, nghĩa là đạt mức vốn tổi thiểu 50 tỷ đồng hoặc đạt mức tối thiểu dự kiến huy động theo quy định tại Điều lệ quỹ, CTQLQ và ngân hàng giám sát thực hiện báo cáo với UBCKNN về kết quả đợt chào bán và CTQLQ tiến hành đăng ký lập quỹ với UBCKNN sau khi bầu ra Ban đại diện quỹ. Đại diện cho quỹ mở dạng hợp đồng là Ban đại diện quỹ do đại hội NĐT tổ chức lần đầu bầu ra. Sau khi quỹ mở được thành lập sẽ do CTQLQ quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ. Việc kiểm tra, giám sát CTQLQ trong quá trình quản lý và hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ có tuân thủ Điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật sẽ do Ngân hàng giám sát thực hiện.

- Cơ chế hoạt động đối với quỹ mở dạng công ty: cơ sở pháp lý thành lập quỹ vẫn theo Luật Chứng khốn, Thơng tư số 212/2012/TT-BTC và Luật Doanh nghiệp. Sau khi được UBCKNN cấp phép thành lập, quỹ sẽ hoạt động dưới hình thức như một cơng ty cổ phần với cơ quan điều hành cao nhất là Hội đồng quản trị do NĐT bầu ra. NĐT là cổ đông của quỹ, được phép tham gia vào hoạt động quản lý quỹ thông qua việc bầu ra Hội đồng quản trị. CTQLQ là một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong Điều lệ quỹ và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác theo hợp đồng quản lý giữa CTQLQ và quỹ mở dạng công ty.

3.1.2 Hồn thiện khn khổ pháp lý

3.1.2.1 Chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp lý hiện hành

Theo Điều 93 Luật Chứng khoán quy định về quỹ mở, tuy nhiên chỉ dừng lại ở hình thức quỹ mở dạng hợp đồng, chưa có quy định về quỹ mở dạng cơng ty. Vì vậy, để cho phép quỹ mở hoạt động tại Việt Nam với đầy đủ các hình thức nêu trên và theo thơng lệ quốc tế, cần phải chỉnh sửa những nội dung liên quan đến quỹ mở trong Luật Chứng khoán để tạo điều kiện cho phép quỹ mở dạng pháp nhân được thành lập và hoạt động.

75

quỹ mở dạng cơng ty. Ngồi ra trong Luật Doanh nghiệp quy định về hình thức cơng ty cổ phần, chưa có quy định về loại hình cơng ty có mức vốn điều lệ thường xuyên thay đổi do việc phát hành hoặc mua lại liên tục cổ phần. Vì vậy để quỹ mở dạng cơng ty được thành lập, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp theo hướng quy định vốn điều lệ của một số loại hình cơng ty đặc biệt như cơng ty đầu tư chứng khốn dạng mở khơng phải tn thủ quy định như các loại công ty cổ phần khác hoặc trong Luật Chứng khốn sửa đổi có thể quy định cụ thể về hình thức và cơ chế hoạt động của loại hình cơng ty này, hoạt động theo Luật Chứng khoán và chỉ tuân thủ các quy định của Luật Chứng khốn, vì vậy khơng cần phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp về việc tăng, giảm vốn điều lệ.

3.1.2.2 Ban hành các văn bản hướng dẫn

Việc áp dụng cả hai hình thức quỹ mở dạng hợp đồng và dạng công ty là cần thiết để phát triển ngành quỹ Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam chỉ có thể hình thành quỹ mở dạng hợp đồng theo hướng dẫn tại Thông tư số 183/2011/TT-BTC. Trong thực tế triển khai thực hiện theo Thông tư hướng dẫn gặp một số khó khăn đối với các CTQLQ bởi những quy định chưa được cụ thể hóa hay một số quy định cịn chưa hợp lý, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, Thơng tư 183/2011/TT-BTC cho phép quỹ đóng thành lập trước thời điểm Thơng tư này có hiệu lực thi hành, được chuyển đổi thành quỹ mở khi đáp ứng các điều kiện: có NAV tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chuyển đổi quỹ đạt tối thiểu năm mươi (50) tỷ đồng, danh mục đầu tư chỉ bao gồm cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch tại các SGDCK, tiền và các khoản tương đương tiền và có phương án chuyển đổi được đại hội NĐT thông qua. Tuy nhiên hướng dẫn chỉ dừng lại ở các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho chuyển đổi mà chưa quy định cụ thể quá trình chuyển đổi, phương thức hủy niêm yết CCQ của quỹ đóng, quyền lợi của NĐT sau khi quỹ được chuyển đổi,… Vì thế, Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi được dễ dàng.

- Thứ hai, do đặc thù hoạt động của quỹ mở phức tạp hơn, tần suất xác định NAV nhiều hơn và yêu cầu mức độ chính xác cao so với quỹ đóng, việc giao

76

dịch mua/bán CCQ diễn ra liên tục đòi hỏi CTQLQ, ngân hàng giám sát, các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan phải đáp ứng các điều kiện về năng lực quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại, phần mềm quản lý riêng để có thể xác định NAV chính xác, tránh gây thiệt hại cho NĐT, thực hiện giao dịch CCQ một cách nhanh chóng cũng như lưu trữ thông tin về NĐT như tài khoản giao dịch, quyền sở hữu CCQ,... Tuy nhiên, Thơng tư chưa có những quy định về những điều kiện trên. Việc bổ sung những quy định về năng lực hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, quy trình nghiệp vụ của CTQLQ, ngân hàng giám sát, các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan là cần thiết. Đây là một cơ sở quan trọng cho UBCKNN căn cứ để cấp phép hoạt động quỹ mở cũng như là điều kiện cần để CTQLQ lựa chọn Ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan trong việc cung cấp dịch vụ quản trị quỹ và đại lý chuyển nhượng.

3.1.2.3 Chính sách ưu đãi thuế cho quỹ mở

Theo thông lệ quốc tế, trong thời gian đầu, để khuyến khích các loại hình quỹ phát triển, nên miễn hoặc giảm thuế đối với NĐT đầu tư vào quỹ. Đối với quỹ mở - một loại hình quỹ cịn khá mới mẻ đối với NĐT trong nước thì việc áp dụng cơ chế thuế mới theo hướng ưu đãi là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về thuế điều chỉnh các hoạt động liên quan đến các loại hình quỹ mới này. Quỹ mở vẫn phải áp dụng cơ chế thuế hiện hành với thuế suất 25% cổ tức đối với NĐT tổ chức, 5% đối với NĐT cá nhân và thuế chuyển nhượng là 0,1% trên doanh thu bán lại. Vì thế, để tạo thêm động lực cho NĐT tham gia vào quỹ mở, Chính phủ cần sớm ban hành chính sách thuế theo hướng ưu đãi hơn, cụ thể: miễn thuế đối với lợi nhuận được chia từ quỹ đầu tư, hoặc áp dụng thuế suất từng phần cho từng khoản thu nhập; giảm 50% thuế chuyển nhượng chứng chỉ quỹ (còn 0,05%) cho tổ chức đầu tư nước ngoài và cá nhân; miễn thuế đối với lợi tức được chia từ quỹ trái phiếu hoặc áp dụng thuế suất 5% như trường hợp NĐT trực tiếp đầu tư vào trái phiếu.

77

3.1.3 Phát triển các Công ty quản lý quỹ

Đối với quỹ mở, việc phát triển CTQLQ là vơ cùng quan trọng vì năng lực hoạt động, tổ chức điều hành, nhân sự của CTQLQ sẽ quyết định sự vận hành của quỹ mở. Với đặc thù hoạt động của quỹ mở, đòi hỏi các CTQLQ phải tập trung thực hiện một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, xây dựng được niềm tin của NĐT vào ngành quỹ thơng qua việc xây dựng hình ảnh về CTQLQ. Có ba yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh của một CTLQL trong mắt NĐT đó là: tính thượng tôn pháp luật; đạo đức nghề nghiệp và cuối cùng mới là chuyên môn nghiệp vụ.

- Thứ hai, các CTQLQ thực hiện đa dạng hóa sản phẩm quỹ phục vụ cho nhu cầu đa dạng của NĐT. Ngoài quỹ đầu tư trái phiếu nên thành lập quỹ đầu tư cổ phiếu và quỹ đầu tư vào thị trường tiền tệ.

- Thứ ba, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phịng, hệ thống máy tính, phần mềm theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, quản trị rủi ro, giao dịch CCQ, lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu, thông tin về NĐT...

- Thứ tư, thiết lập quy trình phân bổ lệnh giao dịch, phân bổ tài sản giao dịch một cách hợp lý, công bằng khi thực hiện giao dịch với NĐT. Quy trình này phải được cung cấp cho NĐT, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối, đại lý chuyển nhượng và được áp dụng thống nhất.

- Thứ năm, xây dựng quy trình kiểm sốt nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp chi tiết tới từng vị trí cơng tác. Quy định về việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của công ty là điều khoản bắt buộc của hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động trong công ty.

- Thứ sáu, thiết lập cơ cấu tổ chức, hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Hệ thống quản trị rủi ro phải dựa trên các chính sách, quy trình quản trị rủi ro xây dựng theo thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam, bảo đảm nhận diện đầy đủ, xác định được quy mô rủi ro tiềm ẩn

78

trong các hoạt động của công ty, rủi ro tiềm ẩn trong các quy trình nghiệp vụ, hệ thống của cơng ty, rủi ro tiềm ẩn trong danh mục đầu tư của từng khách hàng ủy thác.

- Thứ bảy, tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức về quỹ mở, quy trình giao dịch CCQ cho tất cả nhân viên công ty, bảo đảm đội ngũ nhân viên được cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tư vấn cho NĐT, thực hiện các lệnh giao dịch được nhanh chóng và chính xác. Ngồi một số buổi giới thiệu quỹ mở trong lần đầu phát hành ra công chúng, các CTQLQ phải thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức, nhận định, phân tích độc lập về tác dụng, ưu điểm, hạn chế của quỹ mở cho đông đảo NĐT và các CTCK dự kiến sẽ là đại lý phân phối CCQ.

- Thứ tám, thực hiện nghiên cứu, khảo sát thị trường nhằm cho ra đời các sản phẩm quỹ phù hợp dựa trên nhu cầu của các nhóm đối tượng NĐT khác nhau.

3.1.4 Phát triển Ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan quan

Các ngân hàng quốc tế có kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của quỹ mở như ngân hàng giám sát, dịch vụ đại lý chuyển nhượng,… với đội ngủ nhân sự chuyên nghiệp cùng với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện rất nhiều hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, một hạn chế của ngân hàng quốc tế ở Việt Nam là mạng lưới hoạt động và quy mơ khách hàng cịn nhỏ. Ngược lại, các NHTM của Việt Nam với quy mô và mạng lưới khách hàng lớn nhưng lại chưa có hiểu biết, kinh nghiệm quản lý quỹ mở. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ngay tại các thị trường phát triển cũng khơng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ này.

Hoạt động lưu ký và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động của quỹ mở tập trung vào số ít các nhà cung cấp dịch vụ do những đòi hỏi khắt khe vừa nêu. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, các quỹ mở chỉ có thể lựa chọn các ngân hàng quốc tế có chi nhánh tại Việt Nam cung cấp dịch vụ ngân hàng giám sát. Tuy nhiên, về lâu dài cần mở rộng dịch vụ này sang một số NHTM lớn, có uy tín của Việt Nam, một mặt đa dạng nguồn thu từ phí cho các NHTM, mặt khác các CTQLQ có nhiều cơ

79

là một yếu tố mà CTQLQ cần xem xét đến. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này cần có nhiều thời gian cho các NHTM trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, học hỏi kinh nghiệm và quan trọng là Chính phủ phải lập kế hoạch, tiến trình thực hiện nhiệm vụ này.

Hiện tại, TTLKCK đã hồn chỉnh quy trình và hệ thống kỹ thuật triển khai dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho quỹ mở. Trong thời gian tới, TTLKCK cần chuyển giao quy trình và hỗ trợ cho các ngân hàng lưu ký triển khai các dịch vụ cho quỹ mở, giúp cho các CTQLQ có nhiều cơ hội lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ và giúp các thành viên tham gia trên thị trường có thể tham gia sâu, rộng vào hoạt động dịch vụ liên quan đến quỹ mở.

3.1.5 Mở rộng đại lý phân phối

Một sản phẩm muốn tiếp cận và tồn tại được trên thị trường thì phải có một kênh phân phối chất lượng, hiệu quả. Quỹ mở là sản phẩm mới của TTCK và vai trò của các nhà phân phối cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay các quỹ mở đều bắt tay với các CTCK có thị phần lớn làm đối tác phân phối CCQ. Như vậy, quá trình gọi vốn cho quỹ mở ngồi CTQLQ cịn có cả CTCK. CTCK bán được càng nhiều CCQ càng hưởng nhiều phí và quỹ mở cũng huy động được nhiều vốn. Tuy nhiên, để có thể chào bán CCQ thì ngồi u cầu được sự cấp phép của cơ quan quản lý thì cần có nghiệp vụ, sự am hiểu về quỹ mở để cung cấp dịch vụ tư vấn sản phẩm cho NĐT. Vì thế, để hệ thống đại lý phân phối hoạt động hiệu quả thì cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

- CTQLQ phải thiết lập và chuyển giao quy trình nghiệp vụ phân phối đến các tổ chức phân phối CCQ được lựa chọn và đảm bảo được áp dụng thống nhất.

- Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)