Thực trạng hoạt động của một số quỹ mở tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.3 Đánh giá khả năng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam

2.3.2 Thực trạng hoạt động của một số quỹ mở tại Việt Nam

Kể từ khi ra đời của Thơng tư 183/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở, thì đến nay UBCKNN đã cấp phép thành lập cho 04 quỹ mở và đang xem xét hồ sơ cấp phép cho 5 quỹ mở khác vào thời gian sắp tới. Số lượng quỹ mở được thành lập cho đến cuối năm 2013 được kỳ vọng

57

chúng, 04 quỹ mở đã chính thức hoạt động với tổng mức vốn huy động ban đầu đạt 447 tỷ đồng, trong đó có 03 QĐT trái phiếu là QĐT trái phiếu Bảo Thịnh Vinawealth (VFF), QĐT trái phiếu MB Capital Việt Nam (MBBF), QĐT trái phiếu Việt Nam (VFMVFB) và 01 QĐT cổ phiếu là QĐT Năng động Việt Nam (VFMVFA). Tuy được thành lập vốn số lượng và quy mô vốn huy động còn hạn chế, nhưng sự ra đời của quỹ mở đánh dấu một hướng đi mới cho ngành quỹ Việt Nam phù hợp với bước phát triển của TTCK và bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới.

 Chiến lược đầu tư của các quỹ mở: các QĐT trái phiếu hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đồng thời bảo tồn vốn cho NĐT thơng qua việc đầu tư vào các loại TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, các loại giấy tờ có giá được phát hành tại Việt Nam nhằm mang lại lợi nhuận cho các NĐT cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Đối với QĐT cổ phiếu VFMVFA ra đời với mục tiêu nắm bắt những cơ hội vàng của thị trường trong giai đoạn hậu khủng hoảng, nắm bắt xu hướng tăng trưởng của TTCK, tập trung đầu tư chủ yếu vào chứng khoán niêm yết, TPCP và tiền gửi tại các NHTM.

 Giao dịch chứng chỉ quỹ: CCQ của quỹ mở được phân phối thông qua các CTQLQ, các ngân hàng giám sát, các CTCK lớn như Công ty cổ phần Chứng khốn Sài Gịn (SSI), Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Nhật Bản, Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Hồ Chí Minh (HSC)… và thực hiện giao dịch trực tiếp với NĐT sau khi NĐT hoàn tất việc mở tài khoản giao dịch tại hệ thống đại lý phân phối.

 Tần suất giao dịch: CCQ của các quỹ mở được giao dịch phổ biến ở mức 02 lần/tháng (ngoại trừ quỹ VFF là thực hiện giao dịch hàng tuần). Theo quy định của từng quỹ tại Bản cáo bạch, giá trị đăng ký mua CCQ tối thiểu của NĐT khi tham gia vào quỹ là từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng ở quỹ MBBF, VFMVFA, VFMVFB và thấp nhất là quỹ VFF với 1.000.000 đồng. NĐT có thể đặt lệnh bán toàn bộ hoặc một phần CCQ đang nắm giữ nhưng phải đảm bảo duy trì số lượng tối thiểu là 100 CCQ. Trường hợp NĐT thực hiện giao dịch bán hoặc chuyển nhượng dẫn đến số lượng CCQ còn lại sau khi thực hiện lệnh thấp hơn số lượng

58

nắm giữ tối thiểu thì số lượng cịn lại sẽ được tự động bán vào phiên giao dịch kế tiếp. Thời điểm khóa sổ lệnh là 10:30 sáng trước ngày giao dịch một ngày làm việc. NĐT có thể hủy lệnh giao dịch (mua, bán, chuyển đổi) trước thời điểm đóng sổ lệnh tại các đại lý phân phối hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan mà NĐT đăng ký giao dịch. Việc thực hiện hủy lệnh giao dịch sau thời điểm đóng sổ lệnh được xem là không hợp lệ. Giá phát hành hoặc giá mua lại CCQ được tính trên NAV của quỹ tại ngày giao dịch.

 Quy định về các loại phí: Giống như quỹ đóng, quỹ mở cũng quy định một số loại phí cho NĐT khi tham gia vào quỹ và các loại chi phí liên quan đến hoạt động của quỹ (xem Bảng 2.2).

- Phí phát hành: khi tham gia mua CCQ, NĐT phải trả mức phí phát hành trong lần phát hành đầu tiên (được tính trên % mệnh giá/một đơn vị quỹ) và trong các lần phát hành tiếp (được tính trên % giá trị mua CCQ) với mức phí khoảng 0.5% – 1%, thấp hơn so với các quỹ đóng phổ biến ở mức 3% và thấp hơn nhiều so với quy định (tối đa là 5%). Tuy nhiên NĐT có thể trả loại phí này thấp hơn theo quy định trong thời gian khuyến mại của quỹ.

- Phí mua lại CCQ: Phí mua lại CCQ được tính trên phần trăm giá trị bán được thực hiện và căn cứ vào thời gian NĐT nắm giữ CCQ với mức phí vào khoảng 0% - 2% (quy định mức phí tối đa là 3%).

Bảng 2.2 – Quy định một số loại phí của các quỹ mở

MBBF VFF VFMVFA VFMVVFB Phí phát hành - Trong lần đầu IPO (% mệnh

giá/ đơn vị quỹ) 0% 0.5% 1% - Phát hành tiếp theo (% giá trị

mua) 0.5% 0.75% 1% 1% Phí mua lại (% giá trị bán) 0 - 2% 0.75% 0.5 - 2% 0.5 - 2% Phí chuyển đổi - 1% 0.3% 0.3%

59 Phí lưu ký (% NAV) 0.06% 0.06% 0.06% 0.03% Phí quản lý (% NAV) 0.9% 1% < 2% 0.9% Phí dịch vụ quản trị quỹ (% NAV) < 0.035% < 0.035% < 0.035% < 0.04% Phí dịch vụ đại lý chuyển nhượng (% NAV) < 0.05% < 0.05% <0.07% < 0.07%

Nguồn: Tổng hợp từ bản cáo bạch của các quỹ

- Phí chuyển đổi: Nếu NĐT thực hiện đăng ký giao dịch chuyển đổi CCQ giữa các quỹ mở do cùng một CTQLQ quản lý thì phải trả mức phí chuyển đổi từ 0.3% - 1%/giá trị giao dịch CCQ đăng ký chuyển đổi và khơng phải trả phí phát hành và phí mua lại theo quy định.

Ngồi ra, quỹ mở cũng có một số loại phí duy trì hoạt động của quỹ: phí quản lý quỹ vào khoảng 0.9 – 2%NAV/năm (quỹ đóng là 2%NAV/năm), phí lưu ký và giám sát, phí duy trì dịch vụ quản trị quỹ, phí dịch vụ duy trì đại lý chuyển nhượng, đại lý phân phối tùy thuộc vào chiến lược đầu tư, mục tiêu hoạt động và chiến lược marketing của quỹ.

Ngồi 04 quỹ mở đã chính thức được thành lập, một số CTQLQ đang gởi hồ sơ thành lập quỹ mở lên UBCKNN hoặc một số quỹ đóng cũng có kế hoạch chuyển đổi sang hình thức quỹ mở. Cụ thể: UBCKNN đã cấp giấy phép chào bán CCQ ra công chúng cho QĐT Cân bằng chiến lược VCBF do Công ty liên doanh QLQ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank quản lý; QĐT Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) tiến hành hủy niêm yết toàn bộ 100 triệu CCQ từ 25/9/2013 để thực hiện việc chuyển đổi sang quỹ mở; QĐT Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VFMVF4) vừa tổ chức đại hội NĐT bất thường hồi đầu tháng 9/2013 và xin phép cổ đơng chuyển từ dạng quỹ đóng sang quỹ mở cổ phiếu hay QĐT Cổ phiếu năng động Bảo Việt (BVFED) cũng vừa nộp hồ sơ lên UBCKNN cho thành lập quỹ vào ngày 22/8/2013 vừa qua. Theo UBCKNN số lượng quỹ mỡ dự kiến thành lập trong năm 2013 từ 15-20 quỹ.

60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)